Đề khảo sát chất lượng kết hợp thi thử đợt 1 môn Địa lí 12 - Năm học 2020-2021 (Có lời giải)

doc 11 trang hatrang 31/08/2022 9440
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng kết hợp thi thử đợt 1 môn Địa lí 12 - Năm học 2020-2021 (Có lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_ket_hop_thi_thu_dot_1_mon_dia_li_12_n.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng kết hợp thi thử đợt 1 môn Địa lí 12 - Năm học 2020-2021 (Có lời giải)

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG KẾT HỢP THI THỬ NGHỆ AN LỚP 12 – ĐỢT 1 – NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút (Không tính thời gian phát đề) Mã đề: 303 MỤC TIÊU - Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm, đúng với cấu trúc đề thi tốt nghiệp năm 2020 - Phân kiến thức: các câu hỏi nằm trong chương trình Địa lí 12, thuộc chuyên đề Địa lí tự nhiên Việt Nam - Phần kĩ năng: bao gồm các kĩ năng làm việc với Atlat, biểu đồ và bảng số liệu. - Mức độ câu hỏi từ nhận biết đến thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, đề thi có nhiều câu hỏi hay, phù hợp cho nhiều đối tượng HS luyện tập, củng cố kiến thức. Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm sông ngòi của nước ta? A. Mạng lưới dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa B. Phần lớn các sông đều dài, dốc và dễ bị lũ lụt C. Các sông chảy theo hướng tây bắc - tây nam. D. Lượng nước phân bố đều ở các hệ thống sông Câu 2: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm khí hậu nào sau đây? A. Có khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm. B. Khí hậu có hai mùa mưa và khô rõ rệt, độ ẩm thấp. C. Mùa hạ nhiều nơi có gió Tây khô nóng hoạt động D. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh nhất cả nước Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây thuộc miền khí hậu phía Bắc? A. Nam Trung Bộ. B. Tây Bắc Bộ. C. Nam Bộ D. Tây Nguyên Câu 4: Gió mùa Tây Nam khi thổi vào Bắc Bộ nước ta di chuyển theo hướng A. tây nam B. đông nam. C. tây bắc D. đông bắc Câu 5: Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG CAO NHẤT VÀ THẤP NHẤT CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA (Đơn vị: 0C) Đặc điểm Tháng cao nhất Tháng thấp nhất Hà Nội 28,9 16,4 Huế 29,4 19,7 Quy Nhơn 29,7 23,0 TP. Hồ Chí Minh 28,9 25,7 Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh biên độ nhiệt độ năm của các địa điểm trên? A. Huế cao hơn Quy Nhơn B. Hà Nội thấp hơn Quy Nhơn. C. Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội. D. Huế thấp hơn Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 10, cho biết sống nào sau đây thuộc lưu vực sông Thái Bình? A. Sông Đà B. Sông Kì Cùng C. Sông Lục Nam D. Sông Chảy Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết núi nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? A. Pu Xai Lai Leng B. Pu Huổi Long C. Pu Si Lung D. Mẫu Sơn Câu 8: Địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có sự phân bậc khác nhau chủ yếu do A. trải qua nhiều chu kì vận động khác nhau trong Cổ kiến tạo và tác động ngoại lực Trang 1
  2. B. trải qua nhiều chu kì vận động khác nhau trong Tân kiến tạo và tác động ngoại lực C. tác động nhân tố ngoại lực trên nền địa hình đã được hình thành trong Cổ kiến tạo. D. sự sắp xếp các dạng địa hình từ tây sang đông và Tân kiến tạo vẫn còn hoạt động. Câu 9: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông đến sớm chủ yếu là do A. có gió mùa hoạt động mạnh, địa hình núi thấp kết hợp hướng nghiêng B. hướng nghiêng địa hình kết hợp các dãy núi vòng cung đón gió mùa đông C. vị trí, địa hình đồi núi thấp và bức chắn của dãy núi Hoàng Liên Sơn. D. vị trí, hướng địa hình và địa hình đồi núi thấp kết hợp hoàn lưu gió mùa Câu 10: Điểm khác biệt rõ nét về địa hình vùng núi Trường Sơn Nam so với vùng núi Trường Sơn Bắc là A. có các khối núi và cao nguyên đá vôi xen kẽ B. độ cao địa hình thấp hơn, ít bị chia cắt. C. có sự bất đối xứng giữa sườn Đông và sườn Tây D. địa hình có độ dốc nhỏ hơn, bị chia cắt mạnh. Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết cửa Ba Lạt thuộc lưu vực sông nào sau đây? A. Sông Mã B. Sông Thái Bình C. Sông Cả D. Sông Hồng Câu 12: Cho bảng số liệu: LƯU LƯỢNG NƯỚC TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA LƯU VỰC SÔNG HỒNG (Trạm Sơn Tây) (Đơn vị: m3/s) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Lưu lượng 1318 1100 914 1071 1893 4692 7986 9246 6690 4122 2813 1746 nước Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với lưu lượng nước trung bình các tháng của lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây)? A. Những tháng thấp: VII, VIII, IX và X. B. Những tháng cao: I, II, IV C. Tháng cực đại vào tháng VIII D. Tháng cực tiểu vào tháng IV Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta giáp biển? A. Vĩnh Long B. An Giang C. Bến Tre D. Hậu Giang Câu 14: Khí hậu trước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương chủ yếu là nhờ A. có Biển Đông và lãnh thổ hẹp ngang kéo dài B. nằm trên đường di cư của các luồng sinh vật C. nằm trong khu vực nội chí tuyên bán cầu Bắc D. nằm ở gần trung tâm khu vực Đông Nam Á Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết núi nào sau đây thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? A. Phu Hoạt B. Pu Tha Ca C. Tây Côn Lĩnh D. Kiều Liêu Ti. Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13-14, cho biết đèo nào sau đây thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? A. Ngoạn Mục B. An Khê. C. Phượng Hoàng D. Pha Đin Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta tiếp giáp với Trung Quốc? A. Lào Cai. B. Yên Bái C. Phú Thọ D. Tuyên Quang Câu 18: Cho bảng số liệu NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA HÀ NỘI (Đơn vị 0C) Trang 2
  3. Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Nhiệt độ 16,4 17,0 20,2 27,3 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm chế độ nhiệt của Hà Nội? A. Nền nhiệt cao nóng quanh năm. B. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng XII C. Biến trình nhiệt có hai cực đại D. Nhiệt độ cao nhất vào tháng VII Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trong 13- 14, cho biết cao nguyên nào sau đây thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? A. Di Linh B. Sơn La C. Lâm Viên. D. Kon Tum Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta tiếp giáp với Campuchia? A. Đồng Tháp. B. Bến Tre C. Vĩnh Long D. Trà Vinh. Câu 21: Phần lớn diện tích rừng nước ta hiện nay là rừng A. nguyên sinh chất lượng tốt B. mới phục hồi và rừng nghèo C. trồng chưa khai thác được D. mới phục hồi và rừng trồng. Câu 22: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? A. Hoàng Liên Sơn. B. Pu Sam Sao C. Pu Đen Đinh. D. Cai Kinh. Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hồ Thác Bà nằm trong lưu vực hệ thống sông nào sau đây? A. Sông Thái Bình B. Sông Cả C. Sông Hồng D. Sông Mã Câu 24: Loại gió nào sau đây là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên nước ta? A. Gió phơn Tây Nam B. Tín phong bán cầu Nam. C. Tín phong bán cầu Bắc D. Gió mùa Đông Bắc Câu 25: Đất đai ở dải đồng bằng ven biển miền Trung thường nghèo dinh dưỡng chủ yếu cho A. bị xâm thực và rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều. B. trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu C. các sông ngòi miền Trung thường ngắn và rất phù sa D. đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều cát sỏi trôi xuống Câu 26: Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có A. hai lần Mặt Trời quan thiên đỉnh B. khí hậu tạo thành hai mùa rõ rệt. C. tổng bức xạ trong năm lớn D. nhiệt độ trung bình năm cao. Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết tháng nào sau đây có lượng mưa cao nhất ở trạm khí tượng Đồng Hới? A. Tháng II B. Tháng IX. C. Tháng 1 D. Tháng VII Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng về ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta? A. Là điều kiện thuận lợi phát triển giao thông đường biển quốc tế B. Tạo điều kiện để xây dựng nền văn hóa thống nhất trong khu vực C. Thuận lợi để chung sống hòa bình với các trước Đông Nam Á D. Quy định tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta Câu 29: Việt Nam gắn liền với lục địa Á - Âu và đại dương nào sau đây? A. Bắc Băng Dương B. Ấn Độ Dương C. Thái Bình Dương D. Đại Tây Dương. Câu 30: Cho bảng số liệu: LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA HÀ NỘI (Đơn vị: mm) Trang 3
  4. Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Lượng 18,6 26,2 43,8 90,1 88,5 230,9 288,2 318,0 265,4 130,7 43,4 23,4 mưa Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm chế độ mưa của Hà Nội? A. Mùa khô từ tháng XII đến tháng IV. B. Mùa mưa từ tháng V đến tháng XII C. Tháng mưa cực tiểu vào tháng XII. D. Tháng mưa cực đại vào tháng VIII Câu 31: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí tượng Đà Lạt thuộc vùng khí hậu nào? A. Bắc Trung Bộ B. Nam Bộ. C. Tây Nguyên D. Nam Trung Bộ. Câu 32: Giới hạn độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn so với miền Nam chủ yếu do A. có nền địa hình cao hơn. B. có nền nhiệt độ thấp hơn. C. có nền nhiệt độ cao hơn. D. có nền địa hình thấp hơn. Câu 33: Một trong những nguyên nhân của sự suy thoái tài nguyên đất ở khu vực đồi núi là A. xói mòn B. nhiễm mặn. C. nhiễm phèn. D. glấy hóa Câu 34: Vùng có điều kiện thuận lợi nhất để sản xuất muối ở nước ta là A. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ B. Đồng bằng sông Hồng. C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 35: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2018 Năm 2010 2015 2017 2018 Than (triệu tấn) 44,8 41,7 38,4 42,0 Dầu thô (triệu tấn) 15,0 18,7 15,5 14,0 Điện (Tỉ kwh) 91,7 157,9 191,6 209,2 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê 2019) Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta giai đoạn 2010 - 2018 dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột B. Đường C. Miền. D. Tròn Câu 36: Sự khác nhau về mùa khí hậu giữa sườn Đông Trường Sơn và Tây Nguyên chủ yếu do tác động kết họp của A. các loại gió và dãy Trường Sơn Nam B. dải hội tụ nhiệt đới và dải đồng bằng ven biển C. bão và các cao nguyên badan xếp tầng D. gió mùa Đông Bắc và các đỉnh núi. Câu 37: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn? A. Xâm thực mạnh ở miền núi. B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc C. Tổng lưu lượng nước lớn. D. Chế độ nước thay đổi theo mùa Câu 38: Biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam chủ yếu do A. địa hình thấp, có mùa đông lạnh. B. địa hình cao, có gió phơn Tây Nam. C. gần chí tuyến, có gió Tín phong D. gần chí tuyến, có mùa đông lạnh Câu 39: Cho bảng số liệu: CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2007 - 2018 (Đơn vị: %) Năm 2000 2014 2015 2018 Xuất khẩu 46,0 50,4 49,4 50,7 Nhập khẩu 54,0 49,6 50,6 49,3 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 Trang 4
  5. (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018) Theo bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2000 - 2018 dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Đường B. Cột C. Tròn D. Miền Câu 40: Sông nào sau đây có mùa lũ vào thu - đông? A. Sông Ba B. Sông Hồng C. Sông Đà D. Sông Cửu Long. HẾT BẢNG ĐÁP ÁN 1-A 2-C 3-B 4-B 5-A 6-C 7-D 8-B 9-D 10-C 11-D 12-C 13-C 14-A 15-A 16-D 17-A 18-D 19-B 20-A 21-B 22-D 23-C 24-C 25-B 26-B 27-C 28-B 29-C 30-D 31-C 32-B 33-A 34-D 35-B 36-A 37-A 38-D 39-D 40-A HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1 (NB) Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Cách giải: Sông ngòi nước ta có đặc điểm: lưới dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa - Loại B: phần lớn sông ngòi nước ta ngắn, nhỏ - Loại C: các sông chảy hướng tây bắc - đông nam và cả vòng cung - Loại D: lượng nước phân bố không đều trên các hệ thống sông Chọn A. Câu 2 (NB) Phương pháp: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng Cách giải: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm khí hậu mùa hạ nhiều nơi có gió Tây khô nóng hoạt động. Do đầu mùa hạ gió tây nam vượt qua bức chắn địa hình dãy Trường Sơn Bắc bị biến tính trở nên khô nóng, gây hiện tượng phơn. Chọn C. Câu 3 (NB) Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 9 Cách giải: Vùng khí hậu thuộc khí hậu miền khí hậu phía Bắc là Tây Bắc Bộ. Các vùng khí hậu còn lại đều thuộc miền khí hậu phía Nam. Chọn B. Câu 4 (NB) Phương pháp: Kiến thức bài 9 - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Cách giải: Trang 5
  6. Do áp thấp Bắc Bộ hút gió khiến gió mùa Tây Nam khi thổi vào Bắc Bộ nước ta đổi thành hướng đông nam. Chọn B. Câu 5 (VD) Phương pháp: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu Cách giải: Biên độ nhiệt năm Nhiệt độ tháng cao nhất – nhiệt độ tháng thấp nhất Địa điểm Biên độ nhiệt Hà Nội 12,5 Huế 9,7 Quy Nhơn 6,7 TP. Hồ Chí Minh 3,2 - Loại B: Hà Nội cao hơn Quy Nhơn - Loại C: Hồ Chí Minh thấp hơn Hà Nội - Loại D: Huế cao hơn Hồ Chí Minh - A đúng: Huế cao hơn Quy Nhơn Chọn A. Câu 6 (NB) Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10 Cách giải: Sông Lục Nam thuộc lưu vực sông Thái Bình. Chọn C. Câu 7 (NB) Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 13 Cách giải: Núi Mẫu Sơn thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Các dãy núi còn lại thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Chọn D. Câu 8 (VDC) Phương pháp: Liên hệ kiến thức về Lịch sử hình thành lãnh thổ Việt Nam và bài Đất nước nhiều đồi núi Cách giải: Địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có sự phân bậc khác nhau chủ yếu do: lãnh thổ nước ta trải qua nhiều chu kì vận động khác nhau trong Tân kiến tạo kiến địa hình nâng lên hạ xuống, được trẻ hóa, hình thành những dãy núi cao, có độ dốc lớn; mặt khác quá trình ngoại lực cũng góp phần bào mòn, san phẳng địa hình, hình thành những vùng núi thấp, đồi trung du và các bề mặt cao nguyên, đồng bằng. Chọn B. Câu 9 (VD) Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, liên hệ đặc điểm địa hình Cách giải: - Loại A, B: hướng nghiêng không phải là nhân tố khiến miền này có mùa đông đến sớm - Loại C: thiếu nhân tố quan trọng là gió mùa đông bắc Trang 6
  7. - D đúng: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông đến sớm chủ yếu là do vị trí, hướng địa hình và địa hình đồi núi thấp kết hợp hoàn lưu gió mùa: Vị trí là nơi đầu tiên và trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc, cùng với địa hình chủ yếu là đồi núi thấp có hướng vòng cung, tạo nên hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu vào bên trong đất liền đem lại một mùa đông lạnh, đến sớm và kết thúc muộn. Chọn D. Câu 10 (VD) Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi Cách giải: Địa hình vùng núi Trường Sơn Nam có sự bất đối xứng giữa sườn Đông và sườn Tây. Đây là điểm khác biệt của địa hình vùng núi Trường Sơn Nam so với vùng núi Trường Sơn Bắc Chọn C. Câu 11 (NB) Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10 Cách giải: Cửa Ba Lạt thuộc lưu vực sông Hồng. Chọn D. Câu 12 (VD) Phương pháp: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu Cách giải: - A sai: các tháng có lượng mưa thấp là tháng 11 đến tháng 5 năm sau - B sai: các tháng có lượng mưa cao là tháng 1 – 3 - D sai: tháng mưa cực tiểu là tháng 3 - C đúng: tháng mưa cực đại vào tháng 9 (9246mm) Chọn C. Câu 13 (VD) Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 4 – 5 Cách giải: Tỉnh Bến Tren tiếp giáp biển Chọn C. Câu 14 (TH) Phương pháp: Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Cách giải: Khí hậu trước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương chủ yếu là nhờ có Biển Đông cung cấp nguồn ẩm lớn, lượng mưa dồi dào, cùng với đặc điểm lãnh thổ hẹp ngang tạo điều kiện cho tính biển xâm nhập dễ dàng hơn. Chọn A. Câu 15 (NB) Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 13 Cách giải: Núi thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là núi Phu Hoạt Chọn A. Câu 16 (NB) Phương pháp: Trang 7
  8. Sử dụng Atlat Địa lí trang 13 – 14 Cách giải: Đèo Pha Đin thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Chọn D. Câu 17 (NB) Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 4 – 5 Cách giải: Tỉnh Lào Cai tiếp giáp với Trung Quốc Chọn A. Câu 18 (VD) Phương pháp: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu Cách giải: - Loại A vì: Hà Nội có một mùa đông lạng, với 3 tháng nhiệt độ dưới 200C (tháng 12, 1, 2) - Loại B vì: Hà Nội có nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 (16,4 0C) - Loại C vì: biến trình nhiệt chỉ có 1 cực đại - D đúng: nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 (28,9 0C) Chọn D. Câu 19 (NB) Phương pháp: Sử dụng Atlat trang 13 - 14 Cách giải: Cao nguyên thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là cao nguyên Sơn La. Các cao nguyên còn lại thuộc Tây Nguyên Chọn B. Câu 20 (NB) Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 4 – 5 Cách giải: Tỉnh Đồng Tháp tiếp giáp Campuchia Chọn A. Câu 21 (NB) Phương pháp: Kiến thức bài 14 - Sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng Cách giải: Phần lớn diện tích rừng nước ta hiện nay là rừng mới phục hồi và rừng nghèo (70%) Chọn B. Câu 22 (NB) Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 13 Cách giải: Dãy núi thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là dãy Cai Kinh, thuộc tỉnh Lạng Sơn. Chọn D. Câu 23 (NB) Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 10 Cách giải: Trang 8
  9. Hồ Thác Bà nằm trong lưu vực hệ thống sông Hồng. Chọn C. Câu 24 (NB) Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Cách giải: Nguyên nhân chính tạo nên mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên là Tín phong Bán cầu Bắc. Chọn C. Câu 25 (VD) Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi Cách giải: Đất đai ở dải đồng bằng ven biển miền Trung thường nghèo dinh dưỡng chủ yếu cho trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu. Chọn B. Câu 26 (TH) Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Cách giải: Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có khí hậu tạo thành hai mùa rõ rệt. Các đặc điểm A, C, D là do vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến, có góc nhập xạ lớn. Chọn B. Câu 27 (NB) Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 9 Cách giải: Tháng có lượng mưa cao nhất ở trạm khí tượng Đồng Hới là tháng X. Chọn C. Câu 28 (TH) Phương pháp: Kiến thức bài 2 - Ý nghĩa vị trí địa lí Cách giải: Ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta không phải là để tạo điều kiện xây dựng nền văn hóa thống nhất trong khu vực. Bởi mỗi nước có một nền văn hóa riêng, mang đậm bản sắc dân tộc Chọn B. Câu 29 (NB) Phương pháp: Kiến thức bài 2 - Vị trí địa lí Cách giải: Việt Nam gắn liền với lục địa Á – Âu và đại dương Thái Bình Dương. Chọn C. Câu 30 (VD) Phương pháp: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu Cách giải: - Loại A: mùa khô của Hà Nội từ tháng 11- 4 - Loại B: mùa mưa từ tháng 5- 10 Trang 9
  10. - Loại C: tháng mưa cực tiểu vào tháng 1 (18,6mm) - D đúng: tháng mưa cực đại vào tháng 8 (318mm) Chọn D. Câu 31 (NB) Phương pháp: Sử dụng Atlat Địa lí trang 9 Cách giải: Trạm khí tượng Đà Lạt thuộc vùng khí hậu Tây Nguyên. Chọn C. Câu 32 (VD) Phương pháp: Kiến thức bài 12 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng Cách giải: Giới hạn độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn so với miền Nam chủ yếu do miền Bắc có nền nhiệt độ trung bình thấp hơn, do chịu tác động của gió mùa Đông Bắc. Chọn B. Câu 33 (TH) Phương pháp: Kiến thức bài 6 – Bảo vệ đất đai vùng núi Cách giải: Một trong những nguyên nhân của sự suy thoái tài nguyên đất ở khu vực đồi núi là xói mòn Các hậu quả như nhiễm mặn, nhiễm phen và glấy hóa là sự suy thoái của vùng đồng bằng Chọn A. Câu 34 (NB) Phương pháp: Kiến thức bài 8 – Tài nguyên thiên nhiên vùng biển Cách giải: Vùng có điều kiện thuận lợi nhất để sản xuất muối ở nước ta là: Duyên hải Nam Trung Bộ Chọn D. Câu 35 (VD) Phương pháp: Kĩ năng nhận diện biểu đồ Cách giải: B đúng: Để thể hiện tốc độ tăng trưởng của đối tượng thì biểu đồ đường là thích hợp nhất Loại A: biểu đồ cột thể hiện giá trị của đối tượng Loại C: biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu Loại D: biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu Chọn B. Câu 36 (VD) Phương pháp: Kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Cách giải: Sự khác nhau giữa sườn Đông Trường Sơn và Tây Nguyên chủ yếu do: các loại gió hướng tây nam và các loại gió hướng đông bắc với dãy Trường Sơn Nam - Các loại gió hướng tây nam thổi vào mùa hạ, gây mưa trực tiếp cho vùng đón gió ở Tây Nguyên và Nam Bộ, trong khi sườn Đông Trường Sơn do ở vị trí khuất gió nên không có mưa. Trang 10
  11. - Ngược lại các loại gió hướng đông bắc thổi từ biển vào đem lại mưa lớn cho sườn Đông Trường Sơn, thì Tây Nguyên và Nam Bộ lại bước vào mùa khô. Chọn A. Câu 37 (VD) Phương pháp: Kiến thức bài 10 – Sông ngòi của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa Cách giải: Nguyên nhân chủ yếu làm cho sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn là do quá trình xâm thực mạnh ở miền đồi núi đã cung cấp cho sông ngòi nguồn vật liệu phù sa lớn. Chọn A. Câu 38 (VD) Phương pháp: Liên hệ đặc điểm khí hậu nổi bật ở miền Bắc Cách giải: Biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn phía Nam chủ yếu do vị trí gần chí tuyến nên nhận được lượng nhiệt từ Mặt Trời ít hơn, mặt khác miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt mùa đông hạ thấp. Chọn D. Câu 39 (VD) Phương pháp: Nhận diện biểu đồ Cách giải: - Loại A: biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng - Loại B: biểu đồ cột thể hiện giá trị của đối tượng - Loại C: biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu - Chọn D: biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu Chọn D. Câu 40 (VD) Phương pháp: Liên hệ vị trí các con sông thuộc vùng khí hậu nào ở nước ta Cách giải: Sông Ba (sông Đà Rằng) thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nước ta, đây là khu vực có mùa mưa lùi về thu đông. Mà chế độ nước sông theo sát nhịp điệu mưa sông Ba có mùa lũ vào thu – đông. Chọn A. HẾT Trang 11