Đề cương ôn thi môn Vật lý 10 - Chuyên đề 7: Ba định luật Niu-tơn

docx 35 trang hatrang 6620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn thi môn Vật lý 10 - Chuyên đề 7: Ba định luật Niu-tơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_mon_vat_ly_10_chuyen_de_7_ba_dinh_luat_niu_t.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi môn Vật lý 10 - Chuyên đề 7: Ba định luật Niu-tơn

  1. CHUYÊN ĐỀ 7. BA ĐỊNH LUẬT NIU − TƠN CHUYỂN ĐỀ 7. BA ĐỊNH LUẬT NIU − TƠN 1 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1 I/ ĐỊNH LUẬT I NIU − TƠN 1 II/ ĐỊNH LUẬT II NIU− TƠN 1 III/ ĐỊNH LUẬT III NIU− TƠN 1 TỔNG HỢP LÝ THUYẾT 2 LỜI GIẢI TỔNG HỢP LÝ THUYẾT 6 MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP 12 DẠNG 1: KHI MỘT VẬT CHUYỂN ĐỘNG, MỐI LIÊN HỆ GIỮA LỰC, KHỐI LƯỢNG VÀ GIA TỐC. 12 VÍ DỤ MINH HỌA 13 BÀI TẬP TỰ LUYỆN 14 LỜI GIẢI BÀI TẬP TỰ LUYỆN 15 DẠNG 2. HAI VẬT VA CHẠM NHAU. 18 VÍ DỤ MINH HỌA 18 BÀI TẬP TỰ LUYỆN 19 LỜI GIẢI BÀI TẬP TỰ LUYỆN 19 ÔN TẬP CHƯƠNG 7. ÔN TẬP 3 ĐỊNH LUẬT NIU TƠN 21 LỜI GIẢI ÔN TẬP CHƯƠNG 7. ÔN TẬP 3 ĐỊNH LUẬT NIU TƠN 24
  2. CHUYỂN ĐỀ 7. BA ĐỊNH LUẬT NIU − TƠN A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT I/ ĐỊNH LUẬT I NIU − TƠN + Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có họp lực bằng 0, thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều Chú ý: Vật không chịu tác dụng của vật nào khác gọi là vật cô lập. Ý nghĩa của định luật I Niu− tơn: + Định luật I Niu− tơn nêu lên một tính chất quan trọng của mọi vật, đó là tính chất bảo toàn vận tốc của mọi vật: Tính chất đó gọi là quán tính. Quán tính có hai biểu hiện: − Xu hướng giữ nguyên trạng thái đứng yên. Ta nói các vật có “tính ì”; − Xu hướng giữ nguyên trạng thái chuyển động thẳng đều. Ta nói các vật chuyển động có đà. + Định luật I Niu− tơn còn được gọi là định luật quán tính. Chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính. Ví dụ: + Người ngồi trên xe đang chuyển động thẳng đều. Khi xe thắng gấp, người vẫn bảo toàn vận tốc nên người sẽ chúi về phía trước. + Khi bút bị nghẹt mực, chúng ta phải cầm bút vẩy. Bút và mực cùng chuyển động và khi bút đột ngột dừng lại, mực vẫn bảo toàn vận tốc nên mực văng ra khỏi bút. II/ ĐỊNH LUẬT II NIU− TƠN Vectơ gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn vectơ gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của vectơ lực tác dụng vào vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. F a hay F m.a m  Các vấn đề rút ra từ định luật II Niu− tơn F1 F2 F3 1) Khi chất điểm chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực F1,F2 Fn thì a m 2) Điều kiện cân bằng của chất điểm: F + Hợp lực của các lực tác dụng lên vật: F F1 F2 Fn 0 a 0 m + Lúc này vật đứng yên hoặc chuyến động thẳng đều. Trạng thái này gọi là trạng thái cân bằng. 3) Vecto lực có: + Điểm đặt là vị trí mà lực tác dụng lên vật. + Phương và chiều là phương và chiều của gia tốc mà lực gây ra cho vật. + Độ lớn: F = ma Đơn vị lực là Niu− tơn, kí hiệu là N (1 N = 1 kg.m/s2) (1 Newton là lực truyền cho vật có khối lượng 1 kg gia tốc 1 m/s2) 4) Khối lượng và quán tính: Khối lượng của vật là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. III/ ĐỊNH LUẬT III NIU− TƠN Khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối. Biểu thức: FAB FBA FAB : Lực do vật A tác dụng lên vật B. FBA : Lực do vật B tác dụng lên vật A. • Lực và phản lực: Nếu gọi FAB là lực thì FBA là phản lực. Lực và phản lực có các đặc điểm: + Luôn luôn xuất hiện và mất đi đồng thời; + Bao giờ cũng cùng loại (hấp dẫn, đàn hồi, ma sát ); + Không thể cân bằng nhau vì chúng tác dụng lên hai vật khác nhau.
  3. TỔNG HỢP LÝ THUYẾT Câu 1. Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0 thì vật đó A. sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều. B. luôn đứng yên. C. đang rơi tự do. D. có thể chuyển động chậm dần đều. Câu 2. Hợp lực tác dụng vào một vật đang chuyển động thẳng đều bằng hợp lực tác dụng vào vật A. chuyển động tròn đều. B. rơi tự do. C. chuyển động chuyển động nhanh dần đều. D. đứng yên. Câu 3. Chọn phát biểu đúng: A. Khi không có lực tác dụng thì các vật sẽ đứng yên. B. Vật chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần. C. Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều. D. Vật không thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó. Câu 4. Cho các phát biểu sau: − Định luật I Niu− tơn còn được gọi là định luật quán tính. − Mọi vật đều có xu hướng bảo toàn vận tốc của mình. − Chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính. − Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 5. Một xe khách tăng tốc độ đột ngột thì các hành khách ngồi trên xe sẽ A. ngả người sang bên trái. B. ngả người về phía sau. C. đỗ người về phía trước D. ngả người sang bên phải. Câu 6. Trường hợp nào sau đây vật chuyển động theo quán tính? A. Vật chuyển động tròn đều. B. Vật chuyển động trên một đường thẳng. C. Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát. D. Vật chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi. Câu 7. Khối lượng được định nghĩa là đại lượng A. đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc. B. đặc trưng cho mức quán tính cửa vật. C. đặc trưng cho sự nặng hay nhẹ của vật. D. tùy thuộc vào lượng vật chất chứa trong vật. Câu 8. Quán tính của một vật phụ thuộc vào A. lực tác dụng lên vật. B. thể tích của vật. C. mật độ khối lượng vật. D. khối lượng vật. Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được. B. Nếu thôi tác dụng lực vào vật thì vật dừng lại. C. Vật luôn chuyển động theo hướng tác dụng của lực D. Vận tốc của vật chỉ thay đổi khi có lực tác dụng vào vật. Câu 10. Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì hợp lực tác dụng vào vật A. cùng chiều với chuyển động. B. cùng chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi. C. ngược chiều với chuyển động và có độ lớn nhỏ dần. D. ngược chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi. Câu 11. Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là A. trọng lượng. B. khối lượng. C. vận tốc. D. lực Câu 12. Một vật sẽ đứng yên hay chuyển động thẳng đều khi
  4. A. chỉ chịu tác dụng của một lực B. các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau. C. các lực tác dụng vào vật có độ lớn không đổi. D. chịu tác dụng của hai lực bằng nhau về độ lớn. Câu 13. Một vật nằm yên trên mặt bàn là do A. vật chỉ chịu tác dụng của lực hút Trái Đất. B. không có lực tác dụng lên vật. C. các lực tác dụng lên vật có cường độ quá nhỏ. D. lực hút của Trái Đất lên vật cân bằng với phản lực của bàn. Câu 14. Phát biểu nào sau đây về lực là đúng? A. Khi không có lực tác dụng lên vật, vật không chuyển động. B. Khi lực tác dụng lên vật đổi chiều thì vận tốc của vật cũng đổi chiều. C. Lực làm cho vật bị biến dạng hoặc làm thay đổi vận tốc của vật. D. Khi lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật luôn tăng dần. Câu 15. Kết luận nào sau đây là không chính xác A. Hướng của lực có hướng trùng với hướng của gia tốc mà lực đã truyền cho vật B. Một vật chuyển động thẳng đều vì các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau C. Vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì chuyển động thẳng đều nếu vật đang chuyển động D. Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh trái đất là do các lực tác dụng lên vệ tinh cân bằng nhau Câu 16. Một vật có khối lượng m, dưới tác dụng của lực F vật chuyển động với gia tốc a . Ta có: a A. F B. F ma C. a mF D. F ma . m Câu 17. Gia tốc của một vật A. tỉ lệ thuận với khối lượng của vật và tỉ lệ nghịch với lực tác dụng vào vật. B. tỉ lệ thuận với lực tác dụng vào vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. C. không phụ thuộc vào khối lượng vật. D. tỉ lệ thuận với lực tác dụng và với khối lượng của nó. Câu 18. Lực được biểu diễn bằng một vectơ cùng phương, A. cùng chiều với vectơ vận tốc. B. cùng chiều chuyển động. C. cùng chiều với vectơ gia tốc mà nó gây ra cho vật. D. trái chiều với vectơ gia tốc mà nó gây ra cho vật. Câu 19. Dưới tác dụng của lực F có độ lớn và hướng không đổi, một vật có khối lượng m sẽ chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a. Khi thay đổi khối lượng của vật thì A. gia tốc a của vật không đổi. B. vận tốc v của vật không đổi. C. gia tốc của vật có độ lớn thay đổi. D. tính chất chuyển động của vật thay đổi. Câu 20. Nếu hợp lực tác dụng lên một vật có hướng không đổi và có độ lớn tăng lên 2 lần thì ngay khi đó A. vận tốc của vật tăng lên 2 lần. B. vận tốc của vật giảm 2 lần. C. gia tốc của vật tăng lên 2 lần. D. gia tốc của vật giảm 2 lần. Câu 21. Một đoàn tàu đang chuyển động trên đường sắt nằm ngang với một lực kéo không đổi có độ lớn bằng với lực cản. Chuyển động của đoàn tàu là A. nhanh dần đều. B. thẳng đều. C. chậm dần đều. D. nhanh dần. Câu 22. Một tên lửa khi chỉ chịu tác dụng của một lực không đổi theo chiều chuyển động sẽ chuyển động A. nhanh dần. B. nhanh dần đều. C. thẳng đều. D. chậm dần đều. Câu 23. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Vật luôn chuyển động cùng chiều với hợp lực tác dụng lên nó. B. Gia tốc của vật cùng chiều với hợp lực tác dụng lên nó. C. Hợp lực tác dụng lên vật giảm dần thì vật chuyển động chậm dần đều. D. Hợp lực tác dụng lên vật không đổi thì vật chuyển động thẳng đều. Câu 24. Một vật có khối lượng m = 8 kg đang chuyển động với gia tốc có độ lớn a = 2 m/s 2. Hợp lực tác dụng lên vật có độ lớn bằng A. 16 N. B. 8 N. C. 4N. D. 32 N. Câu 25. Lực và phản lực A. tác dụng vào cùng một vật. B. tác dụng vào hai vật khác nhau. C. có phương khác nhau. D. cùng chiều nhau.
  5. Câu 26. Chọn ý sai. Lực và phản lực A. là hai lực cân bằngB. luôn xuất hiện đồng thời. C. cùng phương. D. cùng bản chất. Câu 27. Chọn ý sai. Lực và phản lực A. là hai lực trực đối. B. cùng độ lớn. C. ngược chiều nhau. D. có thể tác dụng vào cùng một vật. Câu 28. Một người có trọng lượng 500 N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn A. bằng 500 N. B. lớn hơn 500 N. C. nhỏ hơn 500 N. D. bằng 250 N. Câu 29. Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào? A. Không đẩy gỉ cả. B. Đẩy xuống C. Đẩy lên D. Đẩy sang bên. Câu 30. Một người đi bộ, lực tác dụng đế người đó chuyển động về phía trước là lực A. chân tác dụng vào cơ thể người. B. cơ thể người tác dụng vào chân C. bàn chân tác dụng vào mặt đất. D. mặt đất tác dụng vào bàn chân. Câu 31. Trong trò chơi kéo co thì A. người thắng kéo người thua một lực lớn hơn. B. người thắng kéo người thua một lực bằng với người thua kéo người thắng C. người thua kéo người thắng một lực bé hơn. D. người thắng có thể kéo người thua một lực lớn hơn và cũng có thể bé hơn. Câu 32. Trong trò chơi kéo co, có người thắng và người thua là do A. lực ma sát giữa chân người kéo và mặt sàn khác nhau. B. người thắng kéo người thua một lực lớn người thưa kéo người thắng C. người thua kéo người thắng một lực bé hơn D. lực căng dây hai bên khác nhau. Câu 33. Một người dùng búa đóng đinh vào sàn gỗ. Nhận định nào sau đây đúng? A. Búa tác dụng lên đinh một lực lớn hơn đinh tác dụng lực lên búa B. Chỉ có búa tác dụng lực lên đinh. C. Búa và đinh cùng tác dụng lên nhau hai lực bằng nhau. D. Đinh cắm sâu vào gỗ vì chỉ có đinh thu được gia tốc. Câu 34. Hình bên vẽ các lực tác dụng lên một chiếc xe đang chuyển động với  N vận tốc v trên đường ngang. Nhận định nào sau đây sai?   A. N và P là lực và phản lực v F B. Xe đang chuyển động chậm dần.   ` C. N và P là hai lực cân bằng.  D. Chỉ có lực F gây ra gia tốc cho xe. P Câu 35. Hình bên vẽ các lực tác dụng (cùng tỉ lệ) lên một chiếc xe đang chuyển  động trên sàn ngang theo chiều dương. Nhận định nào sau đây đúng? N  ( ) A. N là phản lực của sàn tác dụng lên xe. F Fk B. Xe có thể đang chuyển động chậm dần. C. Fk và FC không có phản lực  D. Chỉ có lực Fk gây ra gia tốc cho xe. P Câu 36. Hình bên vẽ các lực tác dụng lên một chiếc xe đang chuyển động với  N vận tốc v trên đường ngang. Nhận định nào sau đây đúng? A. P không có phản lực v B. F không có phản lực F   C. N và P là hai lực trực đối.  D. F là lực cản chuyển động của xe. P Câu 37. Điều nào sau đây chưa chính xác khi nói về định luật I Niutơn?
  6. A. Định luật I Niutơn còn gọi là định luật quán tính B. Định luật I Niutơn chỉ là trường hợp riêng của định luật II Niutơn. C. Hệ qui chiếu mà trong đó định luật I Niutơn được nghiệm đúng gọ là hệ qui chiếu quán tính D. Định luật I Niutơn cho phép giải thích về nguyên nhân của trạng thái cân bằng của vật Câu 38. Đặt F là hợp lực của tất cả các lực tác dụng vào vật có khối lượng m. Định luật II Niu tơn có công thức : F a hay F ma . Tìm phát biểu sai dưới đây trong vận dụng định luật. m  A. Áp dụng cho chuyển động rơi tự do ta có công thức trọng lượng P mg B. Vật chịu tác dụng của lực luôn chuyển động theo chiều của hợp lực F . C. Khối lượng m càng lớn thì vật càng khó thay đổi vận tốc . D. Nếu vật là chất điểm thì điều kiện cân bằng của vật là F 0 Câu 39. Có 2 vật trọng lượng P ,P được bố trí như hình vẽ. F là lực nén vuông góc do người 1 2 F thực hiện thí nghiệm tác dụng. Có bao nhiêu cặp (lực-phản lực) liên quan đến các vật đang xét? A. 2 cặp B. 3 cặp 1 C. 4 cặp D. 5 cặp 2 Câu 40. Có 2 vật trọng lượng P1,P2 được bố trí như hình vẽ. F là lực nén vuông góc do người thực hiện thí nghiệm tác dụng. Độ lớn của lực nén mà (1) tác dụng vuông góc lên (2) có biểu thức nào sau đây? A. P1 B. P1 + F C. F + P1 – P2 D. Biểu thức khác A, B, C Câu 41. Có 2 vật trọng lượng P1,P2 được bố trí như hình vẽ. F là lực nén vuông góc do người thực hiện thí nghiệm tác dụng. Độ lớn của phản lực mà sàn tác dụng lên (2) có biểu thức nào sau đây? A. P2 B. P2 + P1 C. P2 + P1 + F D. Biểu thức khác A, B, C Câu 42. Hiện tượng nào sau đây không thể hiện tính quán tính? A. Khi bút máy bị tắc mực người ta vẫy mực để mực văng ra. B. Viên bi có khối lượng lớn lăn xuống máng nghiêng nhanh hơn viên bi có khối lượng nhỏ C. Ôtô đang chuyển động thìtawts máy nó vẫn chạy thêm 1 đoạn nữa rồi mới dừng lại D. Một người đứng trên xe buýt , xe hãm phanh đột ngột , người có xu hướng nagx về phía trước Câu 43.Hệ thức nào sau đây là đúng theo định luật II Niuton. F F A. F m.a B. a C. a D. F ma m m Câu 44. Nếu 1 vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngừng tác dụng thì: A. Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại B. Vật lập tức dừng lại C. Vật chuyển động sang trạng thái chuyển động thẳng đều D. Vật chuyển động chậm dần trong 1 thời gian sau đó sẽ chuyển động thẳng đều Câu 45. Kết luận nào sau đây chính xác nhất? A. Vật có khối lượng càng lớn thì rơi càng nhanh B. Khối lượng riêng của vật tùy thuộc và khối lượng vật đó C. Vật có khối lượng càng lớn thì càng khó thay đổi vận tốc D. Để đo khối lượng người ta dùng lực kế Câu 46. .Lực F lần lượt tác dụng vào vật có khối lượng m1 và m2 thì chúng thu được gia tốc là a1 và a 2 .Nếu lực chịu tác dụng vào vật có khối lượng m1 m2 thì vật sẽ thu được gia tốc bao nhiêu? a1.a 2 a1.a 2 A. a1 a2 B. a1 a 2 C. D. a1 a 2 a1 a 2 Câu 47.Vật có khối l;ượng m chịu tác dụng của lần lượt của 2 lực F1 và F2 thì thu được gia tốc tương ứng là a1 và a 2 . Nếu vật trên chịu tác dụng của lực F1 F2 thì sẽ thu được gia tốc bao nhiêu? a1.a 2 a1.a 2 A. a1 a2 B. a1 a 2 C. D. a1 a 2 a1 a 2
  7. LỜI GIẢI TỔNG HỢP LÝ THUYẾT 1.A 2.A 3.D 4.C 5.B 6.D 7.B 8.D 9.D 10.D 11.B 12.B 13.D 14.C 15.D 16.D 17.B 18.C 19.C 20.C 21.B 22.B 23.B 24.A 25.B 26.A 27.D 28.A 29.C 30.D 31.B 32.A 33.C 34.A 35.A 36.D 37.B 38.B 39.D 40.B 41.C 42.B 43.A 44.C 45.C 46.C 47.B Câu 1. Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0 thì vật đó A. sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều. B. luôn đứng yên. C. đang rơi tự do. D. có thể chuyển động chậm dần đều. Câu 1. Chọn đáp án A  Lời giải: + Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có họp lực bằng 0 thì vật đó sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều. ✓ Chọn đáp án A Câu 2. Hợp lực tác dụng vào một vật đang chuyển động thẳng đều bằng hợp lực tác dụng vào vật A. chuyển động tròn đều. B. rơi tự do. C. chuyển động chuyển động nhanh dần đều. D. đứng yên. Câu 2. Chọn đáp án D  Lời giải: + Hợp lực tác dụng vào một vật đang chuyển động thẳng đều bằng hợp lực tác dụng vào vật đứng yên ✓ Chọn đáp án D Câu 3. Chọn phát biểu đúng: A. Khi không có lực tác dụng thì các vật sẽ đứng yên. B. Vật chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần. C. Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều. D. Vật không thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó. Câu 3. Chọn đáp án C  Lời giải: Một vật có thế chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều ✓ Chọn đáp án C Câu 4. Cho các phát biểu sau: − Định luật I Niu− tơn còn được gọi là định luật quán tính. − Mọi vật đều có xu hướng bảo toàn vận tốc của mình. − Chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính. − Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 5. Một xe khách tăng tốc độ đột ngột thì các hành khách ngồi trên xe sẽ A. ngả người sang bên trái. B. ngả người về phía sau. C. đỗ người về phía trước D. ngả người sang bên phải. Câu 5. Chọn đáp án B  Lời giải: + Một xe khách tăng tốc độ đột ngột thì các hành khách ngồi trên xe sẽ ngả người về phía sau do quán tính. ✓ Chọn đáp án B Câu 6. Trường hợp nào sau đây vật chuyển động theo quán tính?
  8. A. Vật chuyển động tròn đều. B. Vật chuyển động trên một đường thẳng. C. Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát. D. Vật chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi. Câu 7. Khối lượng được định nghĩa là đại lượng A. đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc. B. đặc trưng cho mức quán tính cửa vật. C. đặc trưng cho sự nặng hay nhẹ của vật. D. tùy thuộc vào lượng vật chất chứa trong vật. Câu 7. Chọn đáp án B  Lời giải: + Khối lượng được định nghĩa là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật ✓ Chọn đáp án B Câu 8. Quán tính của một vật phụ thuộc vào A. lực tác dụng lên vật. B. thể tích của vật. C. mật độ khối lượng vật. D. khối lượng vật. Câu 8. Chọn đáp án D  Lời giải: + Quán tính của một vật phụ thuộc vào khối lượng vật. ✓ Chọn đáp án D Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được. B. Nếu thôi tác dụng lực vào vật thì vật dừng lại. C. Vật luôn chuyển động theo hướng tác dụng của lực D. Vận tốc của vật chỉ thay đổi khi có lực tác dụng vào vật. Câu 10. Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì hợp lực tác dụng vào vật A. cùng chiều với chuyển động. B. cùng chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi. C. ngược chiều với chuyển động và có độ lớn nhỏ dần. D. ngược chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi. Câu 10. Chọn đáp án D  Lời giải: + Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì hợp lực tác dụng vào vật ngược chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi. ✓ Chọn đáp án D Câu 11. Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là A. trọng lượng. B. khối lượng. C. vận tốc. D. lực Câu 12. Một vật sẽ đứng yên hay chuyển động thẳng đều khi A. chỉ chịu tác dụng của một lực B. các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau. C. các lực tác dụng vào vật có độ lớn không đổi. D. chịu tác dụng của hai lực bằng nhau về độ lớn. Câu 12. Chọn đáp án B  Lời giải: + Một vật sẽ đứng yên hay chuyển động thẳng đều khi các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau. ✓ Chọn đáp án B Câu 13. Một vật nằm yên trên mặt bàn là do A. vật chỉ chịu tác dụng của lực hút Trái Đất. B. không có lực tác dụng lên vật. C. các lực tác dụng lên vật có cường độ quá nhỏ. D. lực hút của Trái Đất lên vật cân bằng với phản lực của bàn. Câu 13. Chọn đáp án D  Lời giải:
  9. + Một vật nằm yên trên mặt bàn là do lực hút của Trái Đất lên vật cân bằng với phản lực của bàn ✓ Chọn đáp án D Câu 14. Phát biểu nào sau đây về lực là đúng? A. Khi không có lực tác dụng lên vật, vật không chuyển động. B. Khi lực tác dụng lên vật đổi chiều thì vận tốc của vật cũng đổi chiều. C. Lực làm cho vật bị biến dạng hoặc làm thay đổi vận tốc của vật. D. Khi lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật luôn tăng dần. Câu 15. Kết luận nào sau đây là không chính xác A. Hướng của lực có hướng trùng với hướng của gia tốc mà lực đã truyền cho vật B. Một vật chuyển động thẳng đều vì các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau C. Vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì chuyển động thẳng đều nếu vật đang chuyển động D. Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh trái đất là do các lực tác dụng lên vệ tinh cân bằng nhau Câu 16. Một vật có khối lượng m, dưới tác dụng của lực F vật chuyển động với gia tốc a . Ta có: a A. F B. F ma C. a mF D. F ma . m Câu 17. Gia tốc của một vật A. tỉ lệ thuận với khối lượng của vật và tỉ lệ nghịch với lực tác dụng vào vật. B. tỉ lệ thuận với lực tác dụng vào vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. C. không phụ thuộc vào khối lượng vật. D. tỉ lệ thuận với lực tác dụng và với khối lượng của nó. Câu 17. Chọn đáp án B  Lời giải: + Gia tốc của một vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng vào vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. ✓ Chọn đáp án B Câu 18. Lực được biểu diễn bằng một vectơ cùng phương, A. cùng chiều với vectơ vận tốc. B. cùng chiều chuyển động. C. cùng chiều với vectơ gia tốc mà nó gây ra cho vật. D. trái chiều với vectơ gia tốc mà nó gây ra cho vật. Câu 18. Chọn đáp án C  Lời giải: + Lực được biểu diễn bằng một vectơ cùng phương, cùng chiều với vectơ gia tốc mà nó gây ra cho vật. ✓ Chọn đáp án C Câu 19. Dưới tác dụng của lực F có độ lớn và hướng không đổi, một vật có khối lượng m sẽ chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a. Khi thay đổi khối lượng của vật thì A. gia tốc a của vật không đổi. B. vận tốc v của vật không đổi. C. gia tốc của vật có độ lớn thay đổi. D. tính chất chuyển động của vật thay đổi. Câu 19. Chọn đáp án C  Lời giải: + Dưới tác dụng của lực F có độ lớn và hướng không đôi, một vật có khối lượng m sẽ chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a. Khi thay đổi khối lượng của vật thì gia tốc của vật có độ lớn giảm. ✓ Chọn đáp án C Câu 20. Nếu hợp lực tác dụng lên một vật có hướng không đổi và có độ lớn tăng lên 2 lần thì ngay khi đó A. vận tốc của vật tăng lên 2 lần. B. vận tốc của vật giảm 2 lần. C. gia tốc của vật tăng lên 2 lần. D. gia tốc của vật giảm 2 lần. Câu 20. Chọn đáp án C  Lời giải: + Nếu hợp lực tác dụng lên một vật có hướng không đổi và có độ lớn tăng lên 2 lần thì ngay khi đó gia tốc của vật tăng lên 2 lần. ✓ Chọn đáp án C
  10. Câu 21. Một đoàn tàu đang chuyển động trên đường sắt nằm ngang với một lực kéo không đổi có độ lớn bằng với lực cản. Chuyển động của đoàn tàu là A. nhanh dần đều. B. thẳng đều. C. chậm dần đều. D. nhanh dần. Câu 21. Chọn đáp án B  Lời giải: + Một đoàn tàu đang chuyển động trên đường sắt nằm ngang với một lực kéo không đối có độ lớn bằng với lực cản. Chuyển động của đoàn tàu là thẳng đều. ✓ Chọn đáp án B Câu 22. Một tên lửa khi chỉ chịu tác dụng của một lực không đổi theo chiều chuyển động sẽ chuyển động A. nhanh dần. B. nhanh dần đều. C. thẳng đều. D. chậm dần đều. Câu 22. Chọn đáp án B  Lời giải: + Một tên lửa khi chỉ chịu tác dụng của một lực không đổi theo chiều chuyển động sẽ chuyển động nhanh dần đều ✓ Chọn đáp án B Câu 23. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Vật luôn chuyển động cùng chiều với hợp lực tác dụng lên nó. B. Gia tốc của vật cùng chiều với hợp lực tác dụng lên nó. C. Hợp lực tác dụng lên vật giảm dần thì vật chuyển động chậm dần đều. D. Hợp lực tác dụng lên vật không đổi thì vật chuyển động thẳng đều. Câu 23. Chọn đáp án B  Lời giải: + Hợp lực tác dụng lên vật không đổi thì vật có thể đang chuyển động tròn đều ✓ Chọn đáp án B Câu 24. Một vật có khối lượng m = 8 kg đang chuyển động với gia tốc có độ lớn a = 2 m/s 2. Hợp lực tác dụng lên vật có độ lớn bằng A. 16 N. B. 8 N. C. 4N. D. 32 N. Câu 25. Lực và phản lực A. tác dụng vào cùng một vật. B. tác dụng vào hai vật khác nhau. C. có phương khác nhau. D. cùng chiều nhau. Câu 26. Chọn ý sai. Lực và phản lực A. là hai lực cân bằngB. luôn xuất hiện đồng thời. C. cùng phương. D. cùng bản chất. Câu 26. Chọn đáp án A  Lời giải: + Lực và phản lực chỉ là hai lực trực đối → A sai. ✓ Chọn đáp án A Câu 27. Chọn ý sai. Lực và phản lực A. là hai lực trực đối. B. cùng độ lớn. C. ngược chiều nhau. D. có thể tác dụng vào cùng một vật. Câu 27. Chọn đáp án D  Lời giải: + Lực và phản lực tác dụng vào hai vật khác nhau → D sai. ✓ Chọn đáp án D Câu 28. Một người có trọng lượng 500 N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn A. bằng 500 N. B. lớn hơn 500 N. C. nhỏ hơn 500 N. D. bằng 250 N. Câu 29. Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào? A. Không đẩy gỉ cả. B. Đẩy xuống C. Đẩy lên D. Đẩy sang bên. Câu 30. Một người đi bộ, lực tác dụng đế người đó chuyển động về phía trước là lực A. chân tác dụng vào cơ thể người. B. cơ thể người tác dụng vào chân
  11. C. bàn chân tác dụng vào mặt đất. D. mặt đất tác dụng vào bàn chân. Câu 30. Chọn đáp án D  Lời giải: + Một người đi bộ, lực tác dụng để người đó chuyển động về phía trước là lực mặt đất tác dụng vào bàn chân. ✓ Chọn đáp án D Câu 31. Trong trò chơi kéo co thì A. người thắng kéo người thua một lực lớn hơn. B. người thắng kéo người thua một lực bằng với người thua kéo người thắng C. người thua kéo người thắng một lực bé hơn. D. người thắng có thể kéo người thua một lực lớn hơn và cũng có thể bé hơn. Câu 31. Chọn đáp án B  Lời giải: + Trong trò chơi kéo co thì người thắng kéo người thua một lực bằng với người thua kéo người thắng ✓ Chọn đáp án B Câu 32. Trong trò chơi kéo co, có người thắng và người thua là do A. lực ma sát giữa chân người kéo và mặt sàn khác nhau. B. người thắng kéo người thua một lực lớn người thưa kéo người thắng C. người thua kéo người thắng một lực bé hơn D. lực căng dây hai bên khác nhau. Câu 32. Chọn đáp án A  Lời giải: + Trong trò chơi kéo co, có người thắng và người thua là do lực ma sát giữa chân người kéo và mặt sàn khác nhau. ✓ Chọn đáp án A Câu 33. Một người dùng búa đóng đinh vào sàn gỗ. Nhận định nào sau đây đúng? A. Búa tác dụng lên đinh một lực lớn hơn đinh tác dụng lực lên búa B. Chỉ có búa tác dụng lực lên đinh. C. Búa và đinh cùng tác dụng lên nhau hai lực bằng nhau. D. Đinh cắm sâu vào gỗ vì chỉ có đinh thu được gia tốc. Câu 33. Chọn đáp án C  Lời giải: + Một người dùng búa đóng đinh vào sàn gỗ thì búa và đinh cùng tác dụng lên nhau hai lực bằng nhau ✓ Chọn đáp án C Câu 34. Hình bên vẽ các lực tác dụng lên một chiếc xe đang chuyển động với  N vận tốc v trên đường ngang. Nhận định nào sau đây sai?   A. N và P là lực và phản lực v F B. Xe đang chuyển động chậm dần.   ` C. N và P là hai lực cân bằng.  D. Chỉ có lực F gây ra gia tốc cho xe. P Câu 34. Chọn đáp án A  Lời giải: + N là phản lực của mặt sàn tác dụng lên xe ✓ Chọn đáp án A
  12. Câu 35. Hình bên vẽ các lực tác dụng (cùng tỉ lệ) lên một chiếc xe đang chuyển  động trên sàn ngang theo chiều dương. Nhận định nào sau đây đúng? N  ( ) A. N là phản lực của sàn tác dụng lên xe. F Fk B. Xe có thể đang chuyển động chậm dần. C. Fk và FC không có phản lực  D. Chỉ có lực Fk gây ra gia tốc cho xe. P Câu 36. Hình bên vẽ các lực tác dụng lên một chiếc xe đang chuyển động với  vận tốc v trên đường ngang. Nhận định nào sau đây đúng? N  A. P không có phản lực v B. F không có phản lực F   C. N và P là hai lực trực đối.  D. F là lực cản chuyển động của xe. P Câu 36. Chọn đáp án D  Lời giải: + F ngược chiều chuyển động nên là lực cản chuyển động của xe ✓ Chọn đáp án D Câu 37. Điều nào sau đây chưa chính xác khi nói về định luật I Niutơn? A. Định luật I Niutơn còn gọi là định luật quán tính B. Định luật I Niutơn chỉ là trường hợp riêng của định luật II Niutơn. C. Hệ qui chiếu mà trong đó định luật I Niutơn được nghiệm đúng gọi là hệ qui chiếu quán tính D. Định luật I Niutơn cho phép giải thích về nguyên nhân của trạng thái cân bằng của vật Câu 38. Đặt F là hợp lực của tất cả các lực tác dụng vào vật có khối lượng m. Định luật II Niu tơn có công thức : F a hay F ma . Tìm phát biểu sai dưới đây trong vận dụng định luật. m  A. Áp dụng cho chuyển động rơi tự do ta có công thức trọng lượng P mg B. Vật chịu tác dụng của lực luôn chuyển động theo chiều của hợp lực F . C. Khối lượng m càng lớn thì vật càng khó thay đổi vận tốc . D. Nếu vật là chất điểm thì điều kiện cân bằng của vật là F 0 Câu 39. Có 2 vật trọng lượng P ,P được bố trí như hình vẽ. F là lực nén vuông góc do người 1 2 F thực hiện thí nghiệm tác dụng. Có bao nhiêu cặp (lực-phản lực) liên quan đến các vật đang xét? A. 2 cặp B. 3 cặp 1 C. 4 cặp D. 5 cặp 2 Câu 40. Có 2 vật trọng lượng P1,P2 được bố trí như hình vẽ. F là lực nén vuông góc do người thực hiện thí nghiệm tác dụng. Độ lớn của lực nén mà (1) tác dụng vuông góc lên (2) có biểu thức nào sau đây? A. P1 B. P1 + F C. F + P1 – P2 D. Biểu thức khác A, B, C Câu 41. Có 2 vật trọng lượng P1,P2 được bố trí như hình vẽ. F là lực nén vuông góc do người thực hiện thí nghiệm tác dụng. Độ lớn của phản lực mà sàn tác dụng lên (2) có biểu thức nào sau đây? A. P2 B. P2 + P1 C. P2 + P1 + F D. Biểu thức khác A, B, C Câu 42. Hiện tượng nào sau đây không thể hiện tính quán tính? A. Khi bút máy bị tắc mực người ta vẫy mực để mực văng ra. B. Viên bi có khối lượng lớn lăn xuống máng nghiêng nhanh hơn viên bi có khối lượng nhỏ C. Ôtô đang chuyển động thì tắt máy nó vẫn chạy thêm 1 đoạn nữa rồi mới dừng lại D. Một người đứng trên xe buýt, xe hãm phanh đột ngột, người có xu hướng ngã về phía trước Câu 43. Hệ thức nào sau đây là đúng theo định luật II Niuton. F F A. F m.a B. a C. a D. F ma m m Câu 44. Nếu 1 vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngừng tác dụng thì:
  13. A. Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại B. Vật lập tức dừng lại C. Vật chuyển động sang trạng thái chuyển động thẳng đều D. Vật chuyển động chậm dần trong 1 thời gian sau đó sẽ chuyển động thẳng đều Câu 45. Kết luận nào sau đây chính xác nhất? A. Vật có khối lượng càng lớn thì rơi càng nhanh B. Khối lượng riêng của vật tùy thuộc và khối lượng vật đó C. Vật có khối lượng càng lớn thì càng khó thay đổi vận tốc D. Để đo khối lượng người ta dùng lực kế Câu 46. .Lực F lần lượt tác dụng vào vật có khối lượng m1 và m2 thì chúng thu được gia tốc là a1 và a 2 .Nếu lực chịu tác dụng vào vật có khối lượng m1 m2 thì vật sẽ thu được gia tốc bao nhiêu? a1.a 2 a1.a 2 A. a1 a2 B. a1 a 2 C. D. a1 a 2 a1 a 2 Câu 46. Chọn đáp án C  Lời giải: F m m 1 1 1 1 a a + a 1 2 ; a 1 2 m1 m2 F a a1 a 2 a a1 a 2 ✓ Chọn đáp án C Câu 47.Vật có khối lượng m chịu tác dụng của lần lượt của 2 lực F1 và F2 thì thu được gia tốc tương ứng là a1 và a 2 . Nếu vật trên chịu tác dụng của lực F1 F2 thì sẽ thu được gia tốc bao nhiêu? a1.a 2 a1.a 2 A. a1 a2 B. a1 a 2 C. D. a1 a 2 a1 a 2 Câu 47. Chọn đáp án B  Lời giải: F F + a 1 2 a a m 1 2 ✓ Chọn đáp án B ✓ Combo tài liệu 3 khối 10-11-12 đầy đủ môn Lý (Các bộ đầy đủ và HOT nhất): 1. CHUYÊN ĐỀ VẬT LÝ 10 - ĐẦY ĐỦ - GV BÙI XUÂN DƯƠNG 2. SÁCH 20 CHUYÊN ĐỀ VẬT LÝ 10- Giá CỰC HAY combo khối Khối 3.CÔNG THỨC GIẢI NHANH 10: 10 4.LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP 150.000đ GIẢI VẬT LÝ 10 5. BỘ QUÀ TẶNG (HOÀNG SƯ ĐIỂU, VŨ ĐÌNH HOÀNG ) 1. CHUYÊN ĐỀ VẬT LÝ 11 - ĐẦY ĐỦ COMBO - NHÓM VẬT LÝ 3 KHỐI: 2.SÁCH 8 CHUYÊN ĐỀ VẬT LÝ 11- Giá 350.000đ CỰC HAY combo khối Khối 3.LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP 11: 11 GIẢI VẬT LÝ 11 150.000đ 4.CÔNG THỨC TÍNH NHANH 5.BỘ QUÀ TẶNG (ĐỖ NGỌC HÀ, HOÀNG SƯ ĐIỂU, VŨ ĐÌNH HOÀNG )