Đề cương ôn thi học kì I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

docx 6 trang hatrang 25/08/2022 7640
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_hoc_ki_i_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc_2020_2021.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi học kì I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

  1. TỔ LÝ – TD -ÂN. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I. MÔN VẬT LÝ LỚP 8 - NĂM HỌC : 2020- 2021 A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. Khoanh tròn chữ cái A, B, C, D trước câu trả lời đúng. Câu 1: Có một ôtô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào không đúng? A. Ôtô chuyển động so với mặt đường. B. Ôtô đứng yên so với người lái xe. C. Ôtô chuyển động so với người lái xe. D. Ôtô chuyển động so với cây bên đường. Câu 2: Bình ngồi trên ô tô A nhì thấy An ngồi trên ô tô B đang chạy ngược chiều và tiến lại gần ô tô A.Thông tin nào sau đây là sai? A. An đang chuyển động so với ô tô A. B. Bình đang chuyển động so với ô tô A. C. So với mặt đất thì chắc chắn cả Bình và An đang chuyển động. D. Bìnhvà An đang chuyển động so với cả 2 ô tô. Câu 3:: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì: A. Quãng đường vật đi được trong những khoảng thời gian khác nhau là khác nhau. B. Một vật có thể đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác. C. Vận tốc của vật so với các vật mốc khác nhau là khác nhau. D. Dạng quĩ đạo chuyển động của vật phụ thuộc vào vật chọn làm mốc. Câu 4: Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên? A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương. B. Hai lực cùng phương, ngược chiều. C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều. D. Hai lực cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều. Câu 5: Nếu vật chịu tác dụng của các lực không cân bằng thì các lực này không thể làm vật A. Đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên. B. Đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lại. C. Đang chyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều D. Bị biến dạng. Câu 6: Máy nén thủy lực có cấu tạo: A. gồm hai ống hình trụ khác nhau thông với nhau B. trong ống có chứa chất lỏng C. mỗi ống có một pít tông D. Cả A, B và C. Câu 7: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe: A. Đột ngột giảm vận tốc B. Đột ngột tăng vận tốc
  2. C. Đột ngột rẽ sang trái. D. Đột ngột rẽ sang phải. Câu 8: Lực là một đại lượng vectơ vì: A. Lực chỉ có độ lớn B. Lực chỉ có phương C. Lực chỉ có chiều D. Lực chỉ có độ lớn, phương và chiều Câu 9: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có là lực ma sát? A. Kéo căng dây cao su B. Đế giày bị mòn C. Khi lốp(vỏ) xe lăn trên đường D. Kéo khúc gỗ trên đường Câu 10: Trong các trường nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường. B. Lực xuất hiện làm mòn đế giày. C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn. D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động Câu 11: Đơn vị của áp lực và áp suất là: A. N và m2 B. N và Pa C. N/m2 và Pa D. kg và km/h Câu 12: Trong các cách tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào không đúng? A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép. B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép. C. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép. D. Muốn giảm áp suất thì phải giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép. Câu 13: Càng lên cao thì áp suất khí quyển: A.Càng giảm. B.Càng tăng. C.Không thay đổi. D.Có thể tăng và cũng có thể giảm Câu 14: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác si mét lớn hơn? A. Thỏi nhôm . B. Thỏi thép B. Cả hai thỏi chịu tác dụng của lực đẩy Ác – si – mét như nhau Câu 15: Lực đẩy Ác – si –mét có thể tác dụng lên vật nào dưới đây? A. vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng. C. Vật nổi trên chất lỏng. B. Vật lơ lửng trong chất lỏng D. Cả ba trường hợp trên. Câu 16: Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí theo A.mọi phương. B.phương nằm ngang. C.Không có phương xác định. D.phương thẳng đứng Câu 17: Hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d1, chiều cao h1; bình thứ hai chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d 2 = 1,5.d1, chiều cao h2 = 0,6.h1. Nếu gọi áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1 là p 1, lên đáy bình 2 là p2 thì A. p2 = 3.p1 B. p2 = 0,9.p1 C. p2 = 9.p1 D. p2 = 0,4.p1 Câu 18: Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Ác – si – mét có cường độ A. Bằng trọng lượng của phần vật chìm trong nước. B. Bằng trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.
  3. C. Bằng trọng lượng vật. D. Bằng trọng lượng riêng của nước nhân với thể tích của vật. Câu 19: Trường hợp nào dưới đây có công cơ học? A. Một quả bưởi rơi từ cành cây xuống B. Một lực sĩ cử tạ đang đứng yên ở tư thế đỡ quả tạ C. Một vật sau khi trượt xuống hết một mặt phẳng nghiêng, trượt đều trên mặt bàn nhẵn nàm ngang coi như không có ma sát D. Hành khách đang ra sức đẩy một xe khách bị chết máy, nhưng xe vẫn không chuyển động được Câu 20: Một khối kim loại có khối lượng 468g được thả chìm hoàn toàn trong nước. Cho trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3; khối lượng riêng của khối kim loại là 7,8g/cm3. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối kim loại là. A. 0,6 N B. 0,468 N C. 7,8 N D. 10 N Câu 21: Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất đi từ A đến B trên một đoạn đường bằng phẳng nằm ngang. Tới B đổ hết đất trên xe xuống rồi lại đẩy xe không đi theo đường cũ về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về. A. Công ở lượt đi bằng công ở lượt về vì đoạn đường đi được như nhau B. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực kéo ở lượt đi lớn hơn lực kéo ở lượt về C. Công ở lượt về lớn hơn vì xe không thì đi nhanh hơn. D. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng thì đi chậm hơn Câu 22: Người ta đưa một vật nặng lên độ cao h bằng hai cách. Cách nhất, kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng. Cách thứ hai, vật theo mặt phẳng nghiêng có chiều dài gấp hai lần độ cao h. Nếu qua ma sát ở mặt phẳng nghiêng thì: A. công thực hiện ở cách thứ hai lớn hơn vì đường đi lớn gấp hai lần B. công thực hiện ở cách thứ hai nhỏ hơn vì lực kéo vật theo phẳng nghiêng nhỏ hơn. C. công thực hiện ở cách thứ nhất lớn hơn vì lực kéo lớn hơn. D. công thực hiện ở cách thứ nhất nhỏ hơn vì đường đi của vật bằng nửa đường đi của vật ở cách thứ hai. E. công thực hiện ở hai cách đều như nhau. Câu 23: Một người công nhân dùng ròng rọc động để nâng một vật lên cao 7m với lực kéo ở đầu dây tự do là 160N. Hỏi người công nhân đó đã thực hiện một công bằng bao nhiêu? A. 1120J B. 2240J C. 2420J D. 22400J B/ PHẦN TỰ LUẬN. Câu 1: Chuyển động cơ học là gì? Cho ví dụ một vật chuyển động và chỉ rỏ vật làm mốc. Câu 2: Viết công thức tính vận tốc ? Nêu tên gọi và đơn vị các đại lượng trong công thức. Câu 3: Chuyển động đều là gì, chuyển động không đều là gì? Cho ví dụ một vật chuyển động đều và một vật chuyển động không đều. Câu 4: Hãy trình bày cách biểu diễn vectơ lực: Câu 5: Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ như thế nào ? Câu 6: Lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghĩ sinh ra khi nào ? Cho ví dụ mỗi loại lực ma sát. Câu 7: Áp lực là gì ? Áp suất được tính như thế nào ? Viết công thức tính áp suất và đơn vị các đại lượng trong công thức. Câu 8 :Viết công thức tính áp suất chất lỏng và đơn vị các đại lượng trong công thức.
  4. Câu 9: Trình bày cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của máy nén thủy lực Câu 10: Phát biểu lực đẩy Ác-si-mét. Viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét và đơn vị các đại lượng trong công thức. Câu 11: Hãy nêu điều kiện để vật chìm, vật nổi, vật lơ lửng trong chất lỏng. Câu 12: Khi nào có công cơ học ? Viết công thức tính công cơ học và đơn vị các đại lượng trong công thức. Câu 13: Phát biểu định luật về công. Câu 14: Minh và Nam đứng quan sát một em bé ngồi trên vòng đu quay ngang. Minh thấy khoảng cách từ em bé đến tâm đu quay là không đổi nên cho rằng em bé đứng yên. Nam thấy vị trí của em bé luôn thay đổi so với tâm đu quay nên cho rằng em bé chuyển động. Ai đúng, ai sai? Tại sao? Câu 15: Khi ôtô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bị nghiêng về phía nào? Tại sao? Câu 16: Tại sao trong máy móc, người ta phải tra dầu mỡ vào những chi tiết thường cọ xát lên nhau? Việc tra dầu mỡ có tác dụng gì? Câu 17: Hai người đi xe đạp. Người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút. Người thứ hai đi quãng đường 7,5km hết 0,5 giờ. Người nào đi nhanh hơn? Câu 18: Một người đi bộ đều trên quãng đường đầu dài 3 km với vận tốc 2 m/s . Ở quãng đường sau dài 1,95 km người đó đi hết 0,5h.Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường. Câu 19: Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 240m hết 60s. Khi hết dốc xe lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 30m hết 12s. Tính vận tốc trung bình của xe trên mỗi quãng đường và trên cả quãng đường Câu 20: Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất. Câu 21: (BT 13 3 SBT)Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng khối lượng 2500kg lên độ cao 12m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này. Câu 22: (BT 14 4 SBT) Một người công nhân dùng ròng rọc động để nâng một vật lên cao 7m với lực kéo ở đầu dây tự do là 160N. Hỏi người công nhân đó đã thực hiện một công bằng bao nhiêu?
  5. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP Câu 14: Nam đúng, Minh sai. Mặc dù khoảng cách từ em bé đến tâm đu không đổi nhưng vị trí của em bé luôn thay đổi so với tâm quay Câu 15: - Khi ôtô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bị nghiêng về bên trái. Do quán tính, xe rẽ phải còn thân người chưa kịp chuyển động nên bị nghiêng về bên trái. Câu 16: Tại sao trong máy móc, người ta phải tra dầu mỡ vào những chi tiết thường cọ xát lên nhau? Việc tra dầu mỡ có tác dụng gì? TL: Trong máy móc, giữa các chi tiết thường xuyên cọ xát lên nhau có lực ma sát trượt, lực này có hại vì nó làm mài mòn các chi tiết của máy. Để giảm tác hại này, người ta thường xuyên tra dầu mỡ để bôi trơn làm giảm ma sát trượt cho các chi tiết. Câu 17: Tóm tắt: Giải. s1=300m; -Vận tốc của người thứ nhất: t1=1ph=60s. s1 300 v1 5(m / s) s2=7,5km =7500m; t1 60 t2 = 0,5h =1800s. -Vận tốc của người thứ hai : Tính : v1 = ? v2 = ? s2 7500 v2 4,17(m / s) t 2 1800 Vì v1 > v2 nên người thứ nhất đi nhanh hơn Bài 18: Tóm tắt: Giải. s1=3km= 3000m; - Thời gian đi hết quãng đường đầu là: v1=2m/s. s1 3000 t1 1500s s2=1,95km =1950m; v1 2 t2 = 0,5h =1800s. Vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường: Tính : v1 = ? v2 = ? s1 s2 3000 1950 vtb 1,5(m / s) t1 t2 1500 1800 Bài 19: Tóm tắt: Giải: s1=240m; Vận tốc trung bình của xe đạp khi xuống hết cái dốc: t1=60s. s 240 s2=30; v 1 4(m / s) tb1 t 60 t2 =12s. 1 Vận tốc trung bình của xe đạp khi lăn hết quãng đường nằm
  6. Tính vtb1 = ? ngang: vtb2 = ? s v = ? 2 30 tb vtb2 2,5(m / s) t2 12' Vận tốc trung bình của xe đạp trên cả quãng đường: s1 s2 240 30 vtb 3,75(m / s) t1 t2 60 12 Bài 20: Tóm tắt: Giải: m1 = 60 kg; m2 = 4 kg; Trọng lượng của bao gạo là: P1 = 10.m1 = 10.60 = 600 N 2 2 S0 = 8 cm = 0,0008 m Trọng lượng của ghế là: P2 = 10.m2 = 10.4 = 40 N Áp suất: p = ? Diện tích tiếp xúc của 4 chân ghế với mặt đất là: S = 4.0,0008 m2 = 0,0032 m2. Áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất là: P 600 40 p 200.000N / m 2 S 0,0032 Câu 21: Công thực hiện được trong trường hợp này là: A = F.s = p.h = 25 000.12 = 300 000 (J) Câu 22: Kéo vật lên cao băng ròng rọc động thì lợi 2 lần về lực, thiệt 2 lần về đường đi. Vật nâng lên 7m thì đầu dây tự do phải kéo 1 đoạn 14m. Công do người công nhân thực hiện: A = F.s = 160 . 14 = 2240 J