Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 10 - Chủ đề 1: Thành phần nguyên tử. Cấu tạo nguyên tử

doc 13 trang Tài Hòa 17/05/2024 4020
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 10 - Chủ đề 1: Thành phần nguyên tử. Cấu tạo nguyên tử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_hoa_hoc_lop_10_chu_de_1_thanh_phan_nguye.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 10 - Chủ đề 1: Thành phần nguyên tử. Cấu tạo nguyên tử

  1. CHỦ ĐỀ 1 : THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ ZALO 0376675342 I. Kiến thức cần nhớ 1. Cấu tạo nguyên tử Nguyên tử gồm hạt nhân (chứa proton; neutron) và lớp vỏ electron. 2. Kích thước và khối lượng nguyên tử + Nguyên tử có cấu tạo rất nhỏ (khoảng 10 -10m). Đường kính nguyên tử lớn hơn đường kính hạt nhân 10000 lần. Khối lượng Điện tích Hạt Proton 1,6726×10–27 kg ≈ 1 u +1,602×10–19 C = +1 nhân Neutron 1,6748×10–27 kg ≈ 1 u 0 Vỏ Electron 9,1094×10–31 kg ≈ 0,00055 u –1,602×10–19 C = –1 + Trong nguyên tử: số hạt proton bằng số hạt eletron, suy ra nguyên tử trung hòa về điện. 3. Kích thước của nguyên tử - Kích thước của nguyên tử là vô cùng nhỏ. - Coi nguyên tử có dạng hình cầu, khi đó, đường kính của nó chỉ khoảng 10-10 m o - Nguyên tử có đường kính nhỏ nhất là helium (0,62 A ), nguyên tử có đường kính lớn nhất là francium o (7,0 A ) o Chú ý:Angstron là đơn vị đo độ dài, kí hiệu là A o 1 A = 102 pm = 10-10 m = 10-8 cm 1nm = 10-9 m = 10-7 cm - Hạt nhân nguyên tử có kích thước rất nhỏ so với nguyên tử. Kích thước hạt nhân bằng khoảng 10 -5 đến 10-4 lần kích thước nguyên tử. Đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 10.000 lần. Như vậy, phần không gian rỗng chiếm chủ yếu trong nguyên tử ⇒nguyên tử có cấu trúc rỗng. II. BÀI TẬP 1. XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI HẠT Câu 1. [KN-SBT-VD]Hợp kim chứa nguyên tố X nhẹ và bền, dùng chế tạo vỏ máy bay, tên lửa. Nguyên tố X còn được sử dụng trong xây dựng , ngành điện và đồ gia dụng. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (proton, electron, neutron) là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12. (a) Tính số mỗi loại hạt (proton, electron, neutron) trong nguyên tử X. (b) Tính số khối của nguyên tử X. Bộ lông làm đẹp con công, tri thức làm đẹp con người. Page 1
  2. Câu 2. [CTST - SBT] X là nguyên tố hóa học có trong thành phần của chất có tác dụng oxi hóa và sát khuẩn cực mạnh, thường được sử dụng với mục đích khử trùng và tẩy trắng trong lĩnh vực thủy sản, dệt nhuộm, xử lí nước cấp, nước thải, nước bể bơi. Nguyên tử X có tổng số các loại hạt bằng 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. Xác định thành phần cấu tạo của nguyên tử X. Câu 3.Tổng số hạt p, n, e trong một nguyên tử nguyên tố X là 155 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Xác định nguyên tố X. Câu 4. Tổng số hạt p, n, e trong một nguyên tử nguyên tố X là 115 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Xác định nguyên tố X. Câu 5.Nguyên tử X có tổng số hạt là 60, trong đó số hạt n bằng số hạt p. Xác định nguyên tố X. Câu 6 : Tổng số hạt cơ bản của 1 nguyên tử X là 82, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Vậy X là Bộ lông làm đẹp con công, tri thức làm đẹp con người. Page 2
  3. Câu 7 : Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử Y là 52, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Y là Câu 8. [CTST - SBT] Các hợp chất của nguyên tố Y được sử dụng như là vật liệu chịu lửa trong các lò sản xuất sắt, thép, kim loại màu, thủy tinh và xi măng. Oxide của Y và các hợp chất khác cũng được sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp hóa chất và xây dựng. Nguyên tử Y có tổng số các hạt là 36. Số hạt không mang điện bằng một nửa hiệu số giữa tổng số hạt với số hạt mang điện tích âm. Xác định thành phần cấu tạo của nguyên tử Y. Câu 9. [CTST - SBT] Nitrogen giúp bảo quản tinh trùng, phôi, máu và tế bào gốc. Biết nguyên tử nitrogen có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Xác định số đơn vị điện tích hạt nhân của nitrogen. Câu 10. Oxit B có công thức là X2O. Tổng số hạt cơ bản p, n, e trong B là 92, trong đó số hạt mang điên nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. Xác định B. Câu 11 : Oxide của kim loại M có dạng M 2O được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất xi măng, sản xuất phân bón, Oxidenày (M2O) là chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước và là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu đối với mọi loại cây trồng. Xác định công thức phân tử của M2O biết tổng số hạt cơ bản trong phân tử M 2O là 140, trong đó Bộ lông làm đẹp con công, tri thức làm đẹp con người. Page 3
  4. tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44; nguyên tử oxygen trong M 2O có 8 neutron, và 8 electron. Câu 12 : M và X là hai nguyên tử kim loại, tổng số hạt cơ bản của cả nguyên tử M và X là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 42. Số hạt mang điện trong nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 12. Tìm M và X Câu 13. [CTST - SBT] Magnesium oxide (MgO) được sử dụng để làm dịu cơn đau ợ nóng và chua của chứng đau dạ dạy. Tổng số hạt mang điện trong hợp chất MgO là 40. Số hạt mang điện trong nguyên tử Mg nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử O là 8. Xác định điện tích hạt nhân của Mg và O. 2. Tính khối lượng nguyên tử theo gam (Kg) Câu 1 : [KN-SGK]Một loại nguyên tử nitrogen có 7 proton và 7 neutron trong hạt nhân. Dựa vào Bảng 1.1, hãy tính và so sánh: a) Khối lượng hạt nhân với khối lượng nguyên tử. b) Khối lượng hạt nhân với khối lượng vỏ nguyên tử. Bộ lông làm đẹp con công, tri thức làm đẹp con người. Page 4
  5. 23 Câu 2: Cho hằng số Avogadro: NA 6,022.10 Trong một nguyên tử sulfur (S) có 16 electron và 16 neutron. a) Tính khối lượng (gam) electron, proton và neutron trong 1 mol nguyên tử sulfur. b) Tính khối lượng (gam) 1 mol nguyên tử sulfur. Từ kết quả đó coi khối lượng nguyên tử thực tế bằng khối lượng hạt nhân được không? Câu 3. Khối lượng tuyệt đối của một nguyên tử oxygen bằng 26,5595.10 -27 kg. Hãy tính khối lượng nguyên tử (theo amu) và khối lượng mol nguyên tử (theo g) của nguyên tử này. Câu 4. Các đám mây gây hiện tượng sấm sét tạo nên bởi những hạt nước nhỏ li ti mang điện tích. Một phép đo thực nghiệm cho thấy, một giọt nước có đường kính 50 μm , mang một lượng điện tích âm là 3,33 10 17 C . Hãy cho biết điện tích âm của giọt nước trên tương đương với điện tích của bao nhiêu electron? Câu 5. Nguyên tử lithium (Li) tạo nên bởi 3p, 4n và 3e. Khối lượng lớp vỏ của Li bằng khoảng bao nhiêu phần trăm khối lượng của cả nguyên tử Li? Câu 6: Hãy tính khối lượng của 1 mol proton, cho biết số Avogadro là 6,022.1023? A.1,00748 gam.B.1,00869 gam. C. 6069.10 21 amu. D.6076.10 -24 amu. Câu 7. [KN-SBT-VD]Nguyên tử aluminium (nhôm) gồm 13 proton và 14 neutron. Tính khối lượng proton, neutron, electron có trong 27 g nhôm. Bộ lông làm đẹp con công, tri thức làm đẹp con người. Page 5
  6. Câu 8. [KN-SBT-VD]Xác định khối lượng của hạt nhân nguyên tử boron chứa 5 proton, 6 neutron và khối lượng nguyên tử boron. So sánh hai kết quả tính được và nêu nhận xét. III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: (NB)Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là A. electron và proton. B. proton và neutron. C. neutron và electron. D. electron, proton và neutron. Câu 2: (NB)Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là A. electron và proton. B. proton và neutron. C. neutron và electron. D. electron, proton và neutron. Câu 3: (NB)Nguyên tử chứa những hạt mang điện là A. proton và α. B. proton và neutron. C. proton và electron. D. electron và neutron. Câu 4: (NB)Hạt mang điện trong hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là A.Electron.B.Proton. C.Neutron. D.Neutron và electron. Câu 5: (NB)Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại? A.Proton.B.Neutron.C.Electron.D.Neutron và electron. Câu 6: (NB) Khẳng định nào sau đây luôn đúng? Trong một nguyên tử A. số proton = số neutron. B. số electron = số neutron. C. số electron = số proton. D. số electron = số proton + số neutron. Câu 7: (NB)Nguyên tử trung hòa về điện vì A. được tạo nên bởi các hạt không mang điện. B. có tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron. C. có tổng số hạt electron bằng tổng số hạt neutron. D. tổng số hạt neutron bằng tổng số hạt proton. Câu 8: (NB)Vỏ nguyên tử của Nitrogen có 7 electron. Số proton trong nguyên tử Nitrogen là A.14.B.7.C.8.D.10 Câu 9: (NB)Số electron trong nguyên tử Aluminium (có số proton =13) là A. 10. B. 11. C. 12. D. 13. Câu 10: (NB)Nguyên tử oxygen (O) có 8 electron. Điện tích hạt nhân của nguyên tử oxygen là A. –8. B. +8. C. –16. D. +16. Câu 11: (NB)Nguyên tử iron (Fe) có 26 electron. Điện tích hạt nhân của nguyên tử iron là A. -26. B. +26. C. +52. D. -52. Câu 12: (NB)Nguyên tử sodium (Na) có điện tích hạt nhân là +11. Số proton và số electron trong nguyên tử này lần lượt là A. 11 và 11. B. 11 và 12. C. 11 và 22. D. 11 và 23. Bộ lông làm đẹp con công, tri thức làm đẹp con người. Page 6
  7. Câu 13. [KN-SGK]Nguyên tử chứa những hạt mang điện là A.proton và .B.proton và neutron. C.proton và electron.D.electron và neutron. Câu 14. [KN-SBT-NB]Trường hợp nào sau đây có sự tương ứng giữa hạt cơ bản với khối lượng và điện tích của chúng? A.Proton, m 0,00055 amu, q = +1.B.Neutron, m 1 amu, q = 0. C.Electron, m 1 amu, q = -1. D.Proton, m 1 amu, q = -1. Câu 15. [KN-SBT-NB]Nếu đường kính của nguyên tử khoảng 102 pm thì đường kính của hạt nhân khoảng A.102 pm.B.10 -4 pm.C.10 -2 pm.D.10 4 pm. Câu 16. [CTST - SBT] Đặc điểm của electron là A. mang điện tích dương và có khối lượng. B. mang điện tích âm và có khối lượng. C. không mang điện và có khối lượng. D. mang điện tích âm và không có khối lượng. Câu 17. [CD - SGK] Nguyên tử không mang điện vì A. được tạo nên bởi các hạt không mang điện. B. có tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron. C. có tổng số hạt electron bằng tổng số hạt neutron. D. tổng số hạt neutron bằng tổng số hạt proton. Câu 18:(TH)Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hầu hết nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron. B. Hầu hết hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton và neutron. C. Vỏ nguyên tử được cấu thành bởi các hạt electron. D. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử. Câu 19: (TH)Fluorine và hợp chất của nó được sử dụng làm chất chống sâu răng, chất cách điện, chất làm lạnh, vật liệu chống dính, Nguyên tử fluorine chứa 9 hạt electron và 10 hạt neutron. Tổng số hạt proton, electron và neutron trong nguyên tử fluorine là A. 19. B. 28. C. 30. D. 32. Câu 20: (TH)Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử X là 53. Nguyên tử chứa A. 53 electron và 53 proton. B. 53 electron và 53 neutron. C. 53 proton và 53 neutron. D. 53 neutron. Câu 21: (TH)Vỏ nguyên tử của nitrogen có 7 electron. Số hạt mang điện có trong một nguyên tử nitrogen là A.14.B.7.C.8.D.10 Câu 22: (TH)Vỏ nguyên tử của iron (Fe) có 26 electron. Số hạt mang điện có trong một nguyên tử iron là A. 30. B. 56. C. 26. D. 52. Câu 23: (TH)Electron được tìm ra vào năm 1897 bởi nhà bác học người Anh Tom xơn (J.J. Thomson). Đặc điểm nào dưới đây không phải của electron? A. Có khối lượng bằng khoảng khối lượng của nguyên tử nhẹ nhất là H. B. Có điện tích bằng −1,6 .10−19 C. C. Dòng electron bị lệch hướng về phía cực âm trong điện trường. D.Dòng electron bị lệch hướng về phía cực dương trong điện trường. Câu 24: (TH)Nguyên tử nguyên tố X có 32 hạt mang điện. Điện tích hạt nhân của nguyên tử X là A. -32. B. +32. C. +16. D. -16. Bộ lông làm đẹp con công, tri thức làm đẹp con người. Page 7
  8. Câu 25: (TH)Nguyên tử có đường kính gấp 10000 lần đường kính của hạt nhân. Nếu phóng đại hạt nhân lên thành một quả bóng có đường kính 12 cm thì đường kính của nguyên tử là A. 200 m. B. 600 m. C. 300 m. D. 1200 m. Câu 26: (TH)Nguyên tử có đường kính gấp khoảng 10000 lần đường kính hạt nhân. Nếu ta phóng đại hạt nhân lên thành một quả bóng có đường kính 0,3 cm thì đường kính nguyên tử sẽ là bao nhiêu (m)? A.3m. B. 30m.C. 300m.D.3000m. Câu 27: (TH)Tưởng tượng ta có thể phóng đại hạt nhân thành một quả bóng bàn có đường kính 4 cm thì đường kính của nguyên tử là bao nhiêu? Biết rằng đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 104lần. A. 4m. B. 40m.C.400m. D. 4000m. Câu 28: (TH)Nếu ta phóng đại hạt nhân lên thành một quả bóng có đường kính 0,3 cm thì đường nguyên tử sẽ là 30 (m)? Vậy nguyên tử có đường kính gấp khoảng bao nhiêu lần đường kính hạt nhân? A. 10m. B. 100m.C.1000m.D. 10000m. Câu 29: (TH)Quan sát hình 2.6, hãy cho biết nhận xét nào sao đây là sai? A. đường kính hạt nhân lớn hơn đường kính nguyên tử khoảng 10000 lần. B. đường kính nguyên tử lớn hơn đường kính hạt nhân khoảng 10000 lần. C. đường kính hạt nhân nhỏ hơn đường kính nguyên tử khoảng 10000 lần. D. tỉ lệ giữa đường kính nguyên tử và đường kính hạt nhân là 104. Câu 30: (TH)Từ kết quả nào trong thí nghiệm tìm ra hạt nhân nguyên tử (thí nghiệm bắn phá lá vàng mỏng bằng các hạt ), để rút ra kết luận: “Nguyên tử phải có phần mang điện tích dương có khối lượng lớn và có kích thước rất nhỏ so với nguyên tử”? A.Hầu hết các hạt a đều xuyên thẳng. B.Một số rất ít hạt a bị bật lại phía sau. C.Một số rất ít hạt a đi lệch hướng ban đầu. D.Một số rất ít hạt bị bật lại phía sau hoặc đi lệch hướng ban đầu. Câu 31:(TH)Oxygen (O) có khối lượng nguyên tử là 15,999amu. Khối lượng 1 nguyên tử oxygen tính theo đơn vị gam là A. 26,566.10-24 gam. B. 26,665.10-24 gam. C. 26,656.10-24 gam. D. 26,556.10-24 gam. Câu 32. [CTST – SBT] Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron. B. Hầu hết hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton và neutron. C. Vỏ nguyên tử được cấu thành bởi các hạt electron. D. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử. Câu 33. [CTST - SBT] Cho 1 mol kim loại X. Phát biểu nào dưới đây đúng? A. 1 mol X chứa số lượng nguyên tử bằng số lượng nguyên tử trong 1 mol nguyên tử hydrogen. Bộ lông làm đẹp con công, tri thức làm đẹp con người. Page 8
  9. 1 B. 1 mol X chứa số lượng nguyên tử bằng số lượng nguyên tử trong mol nguyên tử carbon. 12 C. 1 mol X có khối lượng bằng khối lượng 1 mol hydrogen. 1 D. 1 mol X có khối lượng bằng khối lượng 1 mol carbon. 2 Câu 34. [CTST - SBT] Thành phần nào không bị lệch hướng trong trường điện? A. Tia .B. Proton. C. Nguyên tử hydrogen.D. Tia âm cực. Câu 35. [CTST - SBT] Phát biểu nào sai khi nói về neutron? A. Tồn tại trong hạt nhân nguyên tử. B. Có khối lượng bằng khối lượng proton. C. Có khối lượng lớn hơn khối lượng electron. D. Không mang điện. Câu 36. [KN-SBT-NB]Phát biểu nào sau đây không đúng? A.Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron. B.Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử. C.Hạt nhân nguyên tử cấu thành từ các hạt proton và neutron. D.Vỏ nguyên tử cấu thành từ các hạt electron. Câu 37. [CTST - SGK] Thông tin nào sau đây không đúng? A. Proton mang điện tích dương, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 1 amu. B. Electron mang điện tích âm, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 0 amu. C. Neutron không mang điện, khối lượng gần bằng 1 amu. D. Nguyên tử trung hòa điện, có kích thước lớn hơn nhiều so với hạt nhân, nhưng có khối lượng gần bằng khối lượng hạt nhân. Câu 38. [CTST - SBT] Nhận định nào sau đây không đúng? A. Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và neutron. B. Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. C. Lớp vỏ nguyên tử chứa electron mang điện tích âm. D. Khối lượng nguyên tử hầy hết tập trung ở hạt nhân. Câu 39. [CD - SBT] Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tất cả các nguyên tử đều có proton, neutron và electron. B. Proton và electron là các hạt mang điện, neutron là hạt không mang điện. C. Electron tạo nên lớp vỏ nguyên tử. D. Số lượng proton và electron trong nguyên tử là bằng nhau. Câu 40. [CD - SBT] Biết rằng một loại nguyên tử đồng (Cu) có 29 proton và 34 neutron. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nguyên tử đồng có 29 electron. B. Hạt nhân nguyên tử đồng trên có tồng số hạt là 63. C. Ion Cu+ có 28 electron. D. Ion Cu2+ có 31 electron. Câu 41. [CD - SBT] Một trong số những phản ứng phổ biến nhất giữa ion và phân tử ở các đámkhí trong + + vũ trụ là: H 2 + H 2  H + H 3 . Biết nguyên tử H có 1 proton và 1 electron. Số proton, neutron và + electron của ion H3 lần lượt là: A. 2p, 1 n và 1 e.B. 2 p, 1 n và 2 e. C. 3 p, 0 n và 1 e. D. 3 p, 0 n và 2 e. Câu 42. [CD - SBT] Nguyên tử N có 7 proton, nguyên tử H có 1 proton. Số lượng hạt proton và electron + trong ion NH4 là: Bộ lông làm đẹp con công, tri thức làm đẹp con người. Page 9
  10. A. 11 proton và 10 electron.B. 11 proton và 11 electron. C. 10 proton và 11 electron. D. 10 proton và 10 electron. Câu 43. [CTST - SBT] Nguyên tử R có điện tích lớp vỏ nguyên tử là -41,6.10-19 C. Điều khẳng định nào sau đây là không chính xác? A. Lớp vỏ nguyên tử R có 26 electron. B. Hạt nhân nguyên tử R có 26 proton. C. Hạt nhân nguyên tử R có 26 neutron. D. Nguyên tử R trung hòa về điện. Câu 44. [CTST - SBT] Hạt nhân của nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Số electron trong A là A. 12.B. 24. C. 13.D. 6. Câu 45. [CTST - SBT] Trong nguyên tử Al, số hạt mang điện tích dương là 13, số hạt không mang điện là 14. Số hạt electron trong Al là bao nhiêu? A. 13.B. 15. C. 27.D. 14. Câu 46. [KN-SBT-TH] Fluorine và hợp chất của nó được sử dụng làm chất chống sâu răng, chất cách điện, chất làm lạnh, vật liệu chống dính, Nguyên tử fluorine chứa 9 electron và có số khối là 19. Tổng số hạt proton, electron và neutron trong nguyên tử fluorine là A.19.B.28. C.30.D.32. Câu 47. [KN-SBT-TH]Khối lượng của nguyên tử magnesium là 39,8271.10-27 kg. Khối lượng của magnesium theo amu là A.23,978.B.66,133.10 -51. C.24,000.D.23,985.10 -3. Câu 48. [KN-SBT-VD]Nguyên tử helium có 2 proton, 2 neutron, 2 electron. Khối lượng của các electron chiếm bao nhiêu % khối lượng nguyên tử helium? A.2,72%.B.0,272%. C.0,0272%.D.0,0227%. Câu 49. Nước cất (H2O) là nước tinh khiết, nguyên chất, được điều chế bằng cách chưngcất và thường được sử dụng trong y tế như pha chế thuốc tiêm, thuốc uống, biệt dược, rửa dụng cụ y tế, rửa vết thương, Tổng số electron, proton và neutron trong một phân tử H 2O. (Biết trong phân tử này, nguyên tử H chỉ được tạo nên từ 1 proton và 1 electron, nguyên tử O có 8 proton và 8 neutron) A. 11.B. 15 C. 16. D. 18. Câu 50. Hợp kim chứa nguyên tố X nhẹ và bền, dùng chế tạo vỏ máy bay, tên lửa. Nguyên tố X còn được sử dụng trong xây dựng, ngành điện và đồ gia dụng. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (proton, electron, neutron) là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12. Số khối của nguyên tử X là A. 22. B. 27 C. 32. D. 34. Câu 51. Nitrogen giúp bảo quản tinh trùng, phôi, máu và tế bào gốc. Biết nguyên tử nitrogen có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử Nitrogen là: A. 4.B. 5. C. 6. D. 7. Câu 52. Các hợp chất của nguyên tố X được sử dụng như là vật liệu chịu lửa trong các lò sản xuất sắt, thép, kim loại màu, thủy tinh và xi măng. Oxide của X và hợp chất khác cũng được sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp hóa chất và xây dựng. Nguyên tử X có tổng số hạt là 36. Số hạt không mang điện Bộ lông làm đẹp con công, tri thức làm đẹp con người. Page 10
  11. bằng một nữa hiệu số giữa tổng số hạt với số hạt mang điện tích âm. Số neutron và electron của nguyên tử X là: A.11n, 12e. B. 12n, 11e. C. 12n, 12e. D. 13e, 13n. Câu 53: (VD)Cho các phát biểu sau: (a) Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều có chứa proton. (b) Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ nguyên tử. (c) Trong nguyên tử, số electron bằng số proton. (d) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron. (e) Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 54: (VD)Trong các phát biểu sau: (1) Hạt nhân có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử. (2) Hạt nhân có khối lượng rất nhỏ so với khối lượng nguyên tử. (3) Hạt nhân là phần mang điện âm. (4) Trong các nguyên tử, tổng số proton và neutron trong hạt nhân luôn bằng số electron ở lớp vỏ. (5) Trong hầu hết các nguyên tử, hạt nhân nằm ở tâm của nguyên tử gồm các hạt proton và neutron. (6) Lớp vỏ nguyên tử gồm các hạt electron quay xung quanh hạt nhân. Phát biểu nào sau đây sai? A. (2), (3), (4). B. (2), (3), (6). C. (1), (2), (6). D. (2), (3), (5). Câu 55: (VD) Cho các phát biểu sau: (a)nguyên tử có cấu tạo đặc khít. (b) Khối lượng của electron nhỏ hơn nhiều so với khối lượng proton và neutron. (c)Kích thước của nguyên tử chủ yếu là kích thước của lớp vỏ electron (d) Đường kính hạt nhân xấp xỉ đường kính nguyên tử. (e) Khối lượng của nguyên tử tập trung hầu hết ở lớp vỏ electron. Số phát biểu đúnglà A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 56: (VD) Một nguyên tử X có tổng điện tích âm ở lớp vỏ là -30,438.10 -19C. Số electron có trong lớp vỏ nguyên tử X là A.19. B. 7. C. 8. D. 10. Câu 57: (VD)Các đám mây gây hiện tượng sấm sét tạo nên bởi những hạt nước nhỏ li ti mang điện tích. Một phép đo thực nghiệm cho thấy, một giọt nước có đường kính 50 μm, mang một lượng điện tích âm là –3,33.10–17C. Hãy cho biết điện tích âm của giọt nước trên tương đương với điện tích của bao nhiêu electron? A.208. B. 2,08. C. 1. D. 108. Câu 58: (VD) Nếu phóng đại một nguyên tử gold (Au) lên 1 tỉ (10 9) lần thì kích thước của nó tương đương một quả bóng rổ (có đường kính 30cm) và kích thước của hạt nhân tương đương một hạt cát (có đường kính 0,003cm). Cho biết kích thước nguyên tử Au lớn hơn so với hạt nhân bao nhiêu lần? A.10000. B. 1000. C. 100. D. 10. Câu 59: (VD) một nguyên tử X có điện tích dương là 2723,4.10 -21 coulomb. Hãy chọn phát biểu đúng về nguyên tử X? A.Trong nhân nguyên tử X có 17 hạt electron. B.Vỏ của nguyên tử X có 15 hạt mang điện âm. C.Trong nguyên tử X có 34 hạt mang điện. D.Trong nguyên tử X có điện tích âm là 25,632. 10-19 coulomb. Câu 60: (VD) Hãy tính khối lượng của 1 mol proton, cho biết số Avogadro là 6,022.1023? Bộ lông làm đẹp con công, tri thức làm đẹp con người. Page 11
  12. A.1,00748 gam.B.1,00869 gam. C. 6069.10 21 amu. D.6076.10 -24 amu. Câu 61: (VD)Hãy cho biết có bao nhiêu hạt electron (giá trị gần đúng) có trong 1,6 gamelectron, cho biết số Avogadro là 6,022.1023? A.1756.1024.B. 291,6.10 47. C. 234,8.1051.D.2116.10 24. Câu 62: (VD)Một nguyên tử Nitrogen có 7 proton, 7 neutron và 7 electron. Khối lượng nguyên tử Nitrogen theo đơn vị amu là A.2,0039.B.14,0039. C. 14,0019.D.23,4424.10 -24. Câu 63: (VD)Một nguyên tử potassium có 19 proton, 20 neutron và 19 electron. Điện tích hạt nguyên tử potassium theo đơn vị coulomb là A.-30,438.10-19 B.+32,04.10-19 C.+30,438.10-19 D.+60,876.10-19 Câu 64: (VD)Nguyên tử X có tổng hạt proton, neutron và electron là 46. Trong hạt nhân nguyên tử X hạt không mang điện nhiều hơn hạt mang điện là 1. Chọn phát biểu sai về X? A.Tổng hạt trong hạt nhân X là 31. B.Nguyên tử X có 20 hạt không mang điện. C. Tên của X là sulfur. D.Trong nguyên tử X, tổng hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 14. Câu 65: (VD)Helium là một khí hiếm được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như hàng không, hàng không vũ trụ, điện tử, điện hạt nhân và chăm sóc sức khỏe. Nguyên tử helium có 2 proton, 2 neutron và 2 electron. Khối lượng của electron trong nguyên tử helium chiếm bao nhiêu phần trăm khối lượng nguyên tử? A. 0,0272%. B. 0,054%. C. 0,018%. D. 99,76%. Câu 66: (VDC)Tổng số proton, electron, neutron trong hai nguyên tử A và B là 142, trong số đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của B nhiều hơn của A là 12. Số hiệu nguyên tử của A và B là A. 17 và 19. B. 20 và 26. C. 43 và 49. D. 40 và 52. Câu 67: (VDC)Hợp chất AB2 (trong đó A chiếm 50% về khối lượng) có tổng số hạt proton là 32. Nguyên tử A và B đều có số proton bằng số neutron. AB2 là A. NO2. B. SO2. C. CO2. D. SiO2. Câu 68: (VDC)Trong phân tử MX 2, M chiếm 46,67% về khối lượng. Hạt nhân M có số neutron nhiều hơn số proton là 4 hạt. Trong nhân X số neutron bằng số proton. Tổng số proton trong phân tử MX2 là 58. Công thức phân tử của MX2 là A. FeS2. B. NO2. C. SO2. D. CO2. Câu 69: (VDC)Hợp chất XY 2 phổ biến trong sử dụng để làm cơ chế đánh lửa bằng bánh xe trong các dạng súng cổ. Mỗi phân tử XY2 có tổng các hạt proton, neutron, electron bằng 178; trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12. Công thức phân tử của MX2 là A. FeS2. B. NO2. C. SO2. D. CO2. Câu 70: (VDC)Phân tử MX3 có tổng số hạt proton, neutron và electron bằng 196, trong đó hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8. Tổng số hạt – 3+ trong X nhiều hơn trong M là 16. Công thức của MX3 là A. CrCl3. B. FeCl3. C. AlCl3. D. SnCl3. Câu 71. [KN-SBT-VD]Tổng số các hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 10. Số khối của nguyên tử nguyên tố X là A.3.B.4. C.6.D.7. Bộ lông làm đẹp con công, tri thức làm đẹp con người. Page 12
  13. Câu 72. Năm 1911, Rơ-đơ-pho (E. Rutherford) và các cộng sự đã dùng các hạt α bắn phá lá vàng mỏng và dùng màn huỳnh quang đặt sau lá vàng để theo dõi đường đi của các hạt α. Kết quả thí nghiệm đã rút ra các kết luận về nguyên tử như sau: (1) Nguyên tử có cấu tạo rỗng. (2) Hạt nhân nguyên tử có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử. (3) Hạt nhân nguyên tử mang điện tích âm. (4) Xung quanh nguyên tử là các electron chuyển động tạo nên lớp vỏ nguyên tử. Số kết luận sai là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 73. [CTST - SBT] Cho các phát biểu sau: (1) Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều đều chứa proton và neutron. (2) Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ. (3) Trong nguyên tử, số electron bằng số proton. (4) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron. (5) Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3.D. 4. Bộ lông làm đẹp con công, tri thức làm đẹp con người. Page 13