Đề cương ôn tập học kỳ II môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cầu Diễn

docx 3 trang hatrang 8601
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cầu Diễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2021_202.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cầu Diễn

  1. TRƯỜNG THCS CẦU DIỄN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: HÓA HỌC 9 Họ và tên: Lớp: I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ 1. Tính chất của phi kim (clo, cacbon) và các hợp chất của cacbon. 2. Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. 3. Khái niệm và cấu tạo của các hợp chất hữu cơ 4. Tính chất vật lí và tính chất hóa học của methane, ethene, acetylene, ethanol, acetic acid. 5. Ứng dụng và điều chế của methane, ethene, acetylene, ethanol, acetic acid. II. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái A. lỏng và khí. B. rắn và lỏng. C. rắn và khí. D. rắn, lỏng, khí. Câu 2: Dãy các phi kim tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất khí là A. C, Br2, S, Cl2. B. C, O2, S, Si. C. Si, Br2, P, Cl2. D. P, Si, Cl2, S. Câu 3: Clo là chất khí có màu A. nâu đỏ. B. vàng lục. C. lục nhạt. D. trắng xanh. Câu 4: Clo tác dụng với dung dịch natri hiđroxit A. Tạo thành muối natri clorua và nước. B. Tạo thành nước javen. C. Tạo thành hỗn hợp các axit. D. Tạo thành muối natri hipoclorit và nước. Câu 5: Do có tính hấp phụ, nên cacbon vô định hình được dùng làm A. mặt nạ phòng hơi độc. B. ruột bút chì, chất bôi trơn. C. mũi khoan, dao cắt kính. D. điện cực, chất khử. Câu 6: Dãy oxit phản ứng với cacbon ở nhiệt độ cao tạo thành đơn chất kim loại là: A. CuO, CaO, Fe2O3. B. PbO, CuO, ZnO. C. Fe2O3, PbO, Al2O3. D. Na2O, ZnO, Fe3O4. Câu 7: Nhóm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần là A. O, F, N, C. B. F, O, N, C. C. O, N, C, F. D. C, N, O, F. Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 7 electron. Vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố X là A. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là kim loại mạnh. B. thuộc chu kỳ 7, nhóm III là kim loại yếu. C. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là phi kim mạnh. D. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là phi kim yếu. Câu 9: Chất nào sau đây không thuộc loại chất hữu cơ ? A. C2H5Cl B. CH4 C. CO D. CH3COONa Câu 10: Dãy các chất nào sau đây đều là hiđrocacbon ? A. C3H6, C4H10, CH4. B. CH4, C2H2, C2H5Br. C. C2H4, CH4, C2H4O2. D. C2H6O, C3H8, C2H2. Câu 11: Dãy các chất nào sau đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon? A. C2H6O, C2H4, C2H2. B. C2H4, C3H7Cl, CH4O. C. C2H6O, C3H7Cl, C2H5Br. D. C2H6O, C3H8, C2H2 Câu 12: Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố C trong C2H4O2 là A. 20%. B. 40%. C. 53,33%. D. 60% Câu 13: Phân tử chất hữu cơ X có 2 nguyên tố C, H. Tỉ khối hơi của X so với hiđro là 11. Công thức phân tử của X là A. CH4 B. C2H4 C. C2H2 D. C6H6 1
  2. Câu 14: Nguyên tử cacbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành các dạng mạch cacbon là A. mạch vòng. B. mạch thẳng, mạch nhánh. C. mạch vòng, mạch thẳng, mạch nhánh. D. mạch nhánh Câu 15: Số công thức cấu tạo của C4H10 là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 16: Cho khí metan tác dụng với khí oxi theo phản ứng sau: 푡0 CH4 + O2 CO2 + H2O Tổng hệ số cân bằng (số nguyên, tối giản) trong phương trình hoá học là A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. Câu 17: Phản ứng hóa học đặc trưng của metan là A. phản ứng cộng. B. phản ứng thế. C. phản ứng tách. D. phản ứng trùng hợp. Câu 18: Đốt cháy hợp chất hữu cơ nào sau đây thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O? A. CH4 B. C3H6 C. C2H4 D. C2H2 Câu 19: Trong phân tử etilen giữa hai nguyên tử cacbon có A. hai liên kết đôi. B. một liên kết đôi. C. một liên kết đơn. D. một liên kết ba. Câu 20: Khí CH4 và C2H2 có tính chất hóa học giống nhau là A. phản ứng cộng với dung dịch brom. B. phản ứng thế với brom khi chiếu sáng. C. phản ứng trùng hợp. D. phản ứng cháy với khí oxi. Câu 21: Biết 0,01 mol hiđrocacbon X có thể tác dụng tối đa với 200ml dung dịch brom 0,1M. Vậy X là A. C2H4. B. CH4. C. C2H2. D. C2H6. Câu 22: Phản ứng đặc trưng của khí etilen là A. phản ứng cháy. B. phản ứng thế. C. phản ứng cộng. D. phản ứng phân hủy. Câu 23: Chất có liên kết ba trong phân tử là A. metan. B. etilen. C. axetilen. D. benzen. Câu 24: Cho 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí metan và axetilen tác dụng với dung dịch brom dư, lượng brom đã tham gia phản ứng là 5,6 gam. Thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là) A. 20%; 80%. B. 30%; 70%. C. 40%; 60%. D. 60%; 40%. Câu 25: Công thức cấu tạo của rượu etylic là A. CH2–CH3–OH. B. CH3–O–CH3. C. CH2–CH2–OH2. D. CH3–CH2–OH. Câu 26: Hòa tan 30 ml rượu etylic nguyên chất vào 90 ml nước cất thu được A. rượu etylic có độ rượu là 200. B. rượu etylic có độ rượu là 250. C. rượu etylic có độ rượu là 300. D. rượu etylic có độ rượu là 350. Câu 27: Cho 23 gam rượu etylic nguyên chất tác dụng với natri dư. Thể tích khí H2 thoát ra (đktc) là A. 2,8 lít. B. 5,6 lít. C. 8,4 lít. D. 11,2 lít. Câu 28: Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam rượu etylic nguyên chất là A. 16,20 lít. B. 18,20 lít. C. 20,16 lít. D. 22,16 lít. Câu 29: Công thức cấu tạo của axit axetic (C2H4O2) là C. HO-C-OH B. CH3 -C=O A. O = CH – O – CH3.   D. CH2 – O – O – CH2. O H CH2 Câu 30: Chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu đỏ? A. CH3COOH. B. CH3CH2OH. C. CH2=CH2. D. CH3OH. Câu 31: Rượu etylic cháy trong không khí, hiện tượng quan sát được là A. ngọn lửa màu đỏ, tỏa nhiều nhiệt. B. ngọn lửa màu vàng, tỏa nhiều nhiệt. C. ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt. D. ngọn lửa màu xanh, không tỏa nhiệt. Câu 32: Cho dung dịch chứa 10 gam CH 3COOH tác dụng với dung dịch chứa 10 gam KOH. Sau khi phản ứng hoàn toàn dung dịch chứa các chất tan là A. CH3COOK và KOH. B. CH3COOK và CH3COOH. C. CH3COOK. D. CH3COOK, CH3COOH và KOH. 2
  3. Câu 33: Cho axit axetic tác dụng với rượu etylic có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác và đun nóng. Sau phản ứng thu được 44 gam etyl axetat. Khối lượng CH3COOH và C2H5OH đã phản ứng là A. 60 gam và 46 gam. B. 30 gam và 23 gam. C. 15 gam và 11,5 gam. D. 45 gam và 34,5 gam. Câu 34: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn vào dung dịch CH3COOH. Thể tích khí H2 thoát ra (đktc) là A. 0,56 lít. B. 1,12 lít. C. 2,24 lít. D. 3,36 lít. Câu 35: Để nhận biết 2 lọ đựng dung dịch C2H5OH và CH3COOH ta dùng A. kim loại Na. B. dung dịch NaOH. C. quỳ tím. D. cả A và C đều đúng. Câu 36: Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ A. trên 5%. B. dưới 2%. C. từ 2% - 5%. D. từ 3% - 6%. Câu 37: Tính chất vật lý của axit axetic là A. chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước. B. chất lỏng, màu trắng, vị chua, tan vô hạn trong nước. C. chất lỏng, không màu, vị đắng, tan vô hạn trong nước. D. chất lỏng, không màu, vị chua, không tan trong nước. Câu 38: Cho các chất sau: ZnO, Na2SO4, KOH, Na2CO3, Cu, Fe. Số chất có thể tác dụng với dung dịch axit axetic là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 39: Cặp chất tồn tại được trong một dung dịch là (không xảy ra phản ứng hóa học với nhau) A. CH3COOH và NaOH. B. CH3COOH và H3PO4. C. CH3COOH và Ca(OH)2. D. CH3COOH và Na2CO3. Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn 9 gam hợp chất hữu cơ X chứa C, H và O thu được 19,8 gam khí CO 2 và 10,8 gam H2O. Vậy X là A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. C3H8O. D. CH4O. Hết Chúc các con ôn tập tốt! 3