Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học Lớp 10 sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023

docx 10 trang Tài Hòa 17/05/2024 3280
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học Lớp 10 sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_2_mon_hoa_hoc_lop_10_sach_chan_troi_s.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học Lớp 10 sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ II- MÔN: HÓA HỌC LỚP 10 NHÓM: HÓA HỌC Năm học: 2022 – 2023 Nhận biết: Câu1: Halogen tồn tại ở thể rắn (điều kiện thường), có khả năng thăng hoa là A. fluorine. B. chlorine. C. bromine. D. iodine. Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen? A. Ở điều kiện thường là chất khí. B. Tác dụng mạnh với nước. C. Vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử. D. Có tính oxi hoá mạnh. Câu 3: Chất khử là chất A. nhường e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. B. nhường e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. C. nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. D. nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. Câu 4: Dấu hiệu để nhận ra phản ứng là phản ứng oxi hóa – khử dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử? A. Số mol. B. Số oxi hóa. C. Số khối. D. Số proton. Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về phản ứng tỏa nhiệt? A. Phản ứng tỏa nhiệt có giá trị biến thiên enthalpy nhỏ hơn 0. B. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng trong đó có sự hấp thu nhiệt năng từ môi trường. C. Phản ứng tỏa nhiệt thường diễn ra thuận lợi hơn so với phản ứng thu nhiệt. D. Phản ứng tỏa nhiệt năng lượng của hệ chất phản ứng cao hơn năng lượng của hệ sản phẩm. Câu 6: Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt? A. Phản ứng nhiệt phân muối KNO3. B. Phản ứng phân hủy khí NH3. C. Phản ứng oxi hóa glucose trong cơ thể. D. Phản ứng hòa tan NH4Cl trong nước. Câu 7: Điều kiện chuẩn là A. áp suất 1 bar (đối với chất khí), nhiệt độ 25 oC, nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch). B. áp suất 1 atm (đối với chất khí), nhiệt độ 0 oC, nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch). C. áp suất 1 bar (đối với chất khí), nhiệt độ 0 oC, nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch). D. áp suất 1 atm(đối với chất khí), nhiệt độ 25 oC, nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch). Câu 8: Hình ảnh nào miêu tả quá trình đang diễn ra sự thu nhiệt? sodium đá lạnh cây nến tên lửa nước nước A. Cây nến đang cháy.B. Hòa tan đá vào nước. C. Đốt nhiên liệu trong tên lửa. D. Hòa tan sodium vào nước. Câu 9: Phương trình hóa học nào dưới đây biểu thị enthalpy tạo thành chuẩn của CO(g)? A. 2C(graphite) + O2(g)  2CO(g). B. C(graphite) + O(g)  CO(g). C. C(graphite) + 1/2O2(g)  CO(g). D. C(graphite) + CO2(g)  2CO(g). Câu 10: Cho phương trình nhiệt hóa học của các phản ứng sau: to 0 (1) CS2(l) + 3O2(g) ¾ ¾® CO2(g) + 2SO2(g) D rH298 = - 1110,21 kJ; 0 (2) CO2(g) ¾ ¾® CO(g) + 1/2O2(g) D rH298 = + 280,00 kJ; ĐÈ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 - HÓA HỌC 10 Trang 1 / 10
  2. 0 (3) Na(s) + 2H2O(l) ¾ ¾® NaOH(aq) + H2(g) D rH298 = - 367,50 kJ; 0 (4) ZnSO4(s) ¾ ¾® ZnO(s) + SO3(g) D rH298 = + 235,21 kJ. Cặp phản ứng tỏa nhiệt là A. (1) và (2). B. (3) và (4). C. (1) và (3). D. (2) và (4). 0 Câu 11: Enthalpy tạo thành chuẩn (D f H298 ) được định nghĩa là A. lượng nhiệt kèm theo phản ứng khi ngâm 1 mol ion ở thể khí trong nước ở 25 oC và 1 bar. B. lượng nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành 1 mol hợp chất từ các đơn chất bền nhất ở 25 oC và 1 bar. C. lượng nhiệt kèm theo phản ứng khi 1 mol nguyên tử khí được tạo thành từ các nguyên tố của nó ở 25 oC và 1 bar. D. lượng nhiệt kèm theo phản ứng khi 1 mol electron bứt ra khỏi 1 mol nguyên tử thể khí ở trạng thái cơ bản ở 25 oC và 1 bar. Câu 12: Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hoá học người ta dùng đại lượng nào dưới đây? A. Nhiệt độ. B. Tốc độ phản ứng. C. Áp suất. D. Thể tích khí. Câu 13: Dưới đây là một số hiện tượng xảy ra trong đời sống: (1) Phản ứng cháy của xăng, dầu. (2) Các thanh thép ở các công trường xây dựng bị oxi hoá bởi các tác nhân trong không khí. (3) Phản ứng lên men rượu từ trái cây. (4) Nướng bánh mì. Hãy sắp xếp theo thứ tự tốc độ phản ứng giảm dần. A. (1) > (4) > (3) > (2).B. (1) > (4) > (2) > (3). C. (4) > (1) > (2) > (3). D. (1) > (3) > (4) > (2). Câu 14: Nhiệt độ sôi của các hydrogen halide được thể hiện trong biểu đồ sau: Trong dãy các hydrogen halide, hydrogen fluroide (HF) có nhiệt độ sôi cao hơn bất thường so với các hydrogen halide còn lại là do A. giữa các phân tử HF có liên kết hydrogen. B. HF có phân tử khối nhỏ hơn so với các HX còn lại. C. HF có phân tử khối lớn hơn so với các HX còn lại. D. Do HF có kích thước phân tử nhỏ hơn các HX còn lại. Câu 15: Cho phản ứng với phương trình hoá học như sau: t0 NaX(s) + H2SO4 (conc)  HX(g) + NaHSO4. Các hydrogen halide (HX) có thể điều chế theo phương pháp trên là A. HCl, HBr và HI.B. HF và HCl. C. HBr và HI D. HF, HCl, HBr và HI. Câu 16: Trong các đơn chất halogen, chất chỉ thể hiện tính oxi hoá trong các phản ứng hóa học là A. Fluorine. B. Chlorine. C. Bromine. D. Iodine. Thông hiểu: Câu 17: Tại sao người ta điều chế được nước chlorine mà không điều chế được nước fluorine? A. Vì fluorine không tác dụng với nước. B. Vì fluorine có thể tan trong nước. C. Vì fluorine phản ứng mạnh với nước ngay ở nhiệt độ thường. D. Vì fluorine không thể oxi hóa được nước. Câu 18: Để nhận biết sự có mặt của muối KI trong dung dịch muối NaCl, ta cần dùng thuốc thử nào sau đây? A. nước Cl2.B. Nước Javel.C. Hồ tinh bột.D. Nước Cl 2 và hồ tinh bột. Câu 19: Số oxi hóa của Mn trong KMnO4 là ĐÈ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 - HÓA HỌC 10 Trang 2 / 10
  3. A. +7. B. +3. C. +4. D. –3. Câu 20: Cho quá trình: Fe2+ ¾ ¾® Fe3+ + 1e, đây là quá trình A. oxi hóa. B. khử. C. nhận proton.D. tự oxi hóa – khử. Câu 21: Giản đồ dưới đây thể hiện sự biến thiên enthalpy trong một phản ứng hóa học. Năng Chất ban đầu lượng Sản phẩm Tiến trình phản ứng Hình 5.7. Sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy trong một phản ứng hóa học Cho các phản ứng sau: to to to (1) CH4 + 2O2 ¾ ¾® CO2 + 2H2O;(2) 2H2 + O2 ¾ ¾® 2H2O;(3) C + O2 ¾ ¾® CO2. Phản ứng nào phù hợp với giản đồ trên? A. Phản ứng (1) và (2).B. Phản ứng (2) và (3). C. Phản ứng (1), (2) và (3). D. Không phản ứng nào. Câu 22: Phát biểu nào sau đây đúng với phản ứng sau? 0 2Fe + 3CO2 ¾ ¾® Fe2O3 + 3CO D rH298 = + 26,6 kJ. A. Có 26,6 kJ nhiệt được giải phóng khi một mol Fe tham gia phản ứng. B. Có 26,6 kJ nhiệt được hấp thụ khi một mol Fe tham gia phản ứng. C. Có 13,3 kJ nhiệt được giải phóng khi một mol Fe tham gia phản ứng. D. Có 13,3kJ nhiệt được hấp thụ khi một mol Fe tham gia phản ứng. Câu 23: Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng: 2CuO(s) ¾ ¾® Cu2O(s) + 1/2O2(g) là (biết enthalpy tạo thành chuẩn của CuO(s) là –156,1 kJ/mol; Cu2O(s) là –170,7 kJ/mol) A. 141,5 kJ. B. 14,6 kJ. C. –14,6 kJ.D. –141,5 kJ. Câu 24: Nitrogen trifluoride (NF 3) là nguyên liệu được sử dụng trong việc sản xuất pin mặt trời. Phương trình hình thành nitrogen trifluoride được biểu diễn như sau: N2(g) + 3F2(g) ¾ ¾® 2NF3(g) Sử dụng bảng năng lượng liên kết cho biết biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng nhận giá trị nào dưới đây? Hình 5.16. Pin mặt trời Loại liên kết Năng lượng liên kết (kJ/mol) N≡N +950 F–F +150 N–F +280 A. –560 kJ/mol.B. –280 kJ/mol. C. +280 kJ/mol.D. +3080 kJ/mol. Câu 25: Phản ứng đốt cháy than xảy ra như sau: C(s) + O 2(g) ¾ ¾® CO2(g). Enthalpy tạo thành chuẩn của CO 2 (g) là – 353,61 (kJ/mol). Biến thiên enthalpy (kJ) của phản ứng khi tạo thành một mol CO2 có giá trị A. –353,61.B. +353,61. C. –707,22. D. +707,22. Câu 26: Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ một chất là 0,024 mol/L. Sau 10 giây xảy ra phản ứng, nồng độ của chất đó là 0,022 mol/L. Tốc độ phản ứng là A. 0,0003 mol/(L.s).B. 0,00025 mol/(L.s).C. 0,00015 mol/(L.s).D. 0,0002 mol/(L.s). Câu 27. Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl2 cùng sinh ra một muối? A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Ag. ĐÈ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 - HÓA HỌC 10 Trang 3 / 10
  4. Câu 28: Cho 1,2 gam kim loại A hoá trị II tác dụng hết với khí Cl2 thu được 4,75 gam muối. Kí hiệu hóa học của kim loại A là A. Ca.B. Zn. C. Be.D. Mg. Phần 2: Tự luận (3 điểm) VẬN DỤNG: Câu 29: Nêu biện pháp đã được sử dụng (Cột II) để làm tăng tốc độ phản ứng hóa học trong các trường hợp (Cột I) sau: Các trường hợp (Cột I) Yếu tố ảnh hưởng 1. Rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn ) để ủ rượu. 2. Tạo thành những lỗ rỗng trong viên than tổ ong. 3. Nén hỗn hợp khí nitrogen và hydrogen ở áp suất cao để tổng hợp ammonia (NH3). 4. Nung hỗn hợp bột đá vôi, đất sét, thạch cao ở nhiệt độ cao để sản xuất clinke trong công nghiệp sản xuất xi măng. 5. Dùng phương pháp ngược dòng trong sản xuất sulfuric acid. Câu 30: Hoà tan 7,5 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg, Al vào dung dịch HCl 1M lấy dư, thấy thoát ra 8,6765 lít khí (đkc). a) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu? b) Tính thể tích (lít) dung dịch HCl cần thiết để hòa tan hoàn toàn 7,5 gam hỗn hợp trên? VẬN DỤNG CAO: Câu 31: Có thể theo dõi tốc độ phản ứng giữa zinc và hydrochloric acid bằng cách đo thể tích khí hydrogen thoát ra trong phản ứng: Kết quả Thời gian (giây) Thể tích khí (cm3) 0 0 10 20 20 40 30 58 40 72 50 80 Hình 6.7. Sơ đồ thí nghiệm quá trình đo khí hydrogen thoát ra từ phản ứng của Zn và HCl a) Tính tốc độ trung bình của khí thoát ra (cm3/s) trong 40 giây đầu của phản ứng. b) Tại sao tăng nồng độ acid sẽ làm tốc độ của phản ứng tăng? Câu 32. Để điều chế và thu khí Cl 2 khô trong phòng thí nghiệm, một học sinh bố trí sơ đồ thiết bị và hóa chất thí nghiệm như sau: Em hãy chỉ ra những điểm chưa hợp lý và nêu biện pháp điều chỉnh. Giải thích? ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II - - ĐỀ 2 PHẦN A. Trắc nghiệm Câu 1: Số oxi hóa của S trong hợp chất CaSO3 là A. – 2. B. +2.C. +4. D. – 4. Câu 2: Số oxi hóa của N trong hợp chất HNO3 là A. +3. B. +5.C. +4. D. +6. ĐÈ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 - HÓA HỌC 10 Trang 4 / 10
  5. Câu 3: Số oxi hóa của Ca trong hợp chất Ca3(PO4)2 là A. +1. B. +2.C. +3. D. + 4. Câu 4: Cromium có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây? A. Cr(OH)3 B. Na2CrO4. C. CrCl2 D. Cr2O3. Câu 5: Dẫn khí H2 đi qua ống sứ đựng bột CuO nung nóng để thực hiện phản ứng hóa học sau: t0 CuO H2  Cu H2O . Trong pứ trên, chất đóng vai trò chất khử là A. CuO. B. H2.C. Cu. D. H 2O. Câu 6: Carbon đóng vai trò chất oxi hóa ở phản ứng nào sau đây? t0 t0 A. C O2  CO2 B. C CO2  2CO t0 t0 C. C H2O  CO H2 . D. C H2  CH4 . Câu 7: Thực hiện các phản ứng hóa học sau: t0 (a) S O2  SO2 (b) Hg S HgS t0 t0 (c) H2 S  H2S (d) S 3F2  SF6 Số phản ứng sulfur đóng vai trò chất oxi hóa là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 8: Trong phản ứng nào sau đây HCl đóng vai trò là chất bị khử? A. HCl NH3  NH4Cl. B. HCl NaOH  NaCl H2O. C. 4HCl MnO2  MnCl2 Cl2 H2O. D. 2HCl Fe  FeCl2 H2  . to Câu 9: Cho phản ứng hoá học: Cr O2  Cr2O3. Trong phản ứng trên xảy ra: A. Sự oxi hoá Cr và sự khử O2. B. Sự khử Cr và sự oxi hoá O2. C. Sự oxi hoá Cr và sự oxi hoá O2. D. Sự khử Cr và sự khử O2. Câu 10: Trong phản ứng sau đây: Fe + 2HCl FeCl2 + H2. Fe là chất A. nhận 1 electronB. cho 1 electron C. nhận 2 electronD. cho 2 electron Câu 11: Trong phản ứng nào sau đây: MnO2 + 2HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O. Quá trình nào sau đây đúng? +2 +4 +4 +2 - - A. Mn + 2e Mn B. Mn + 2e Mn C. Cl + 1e Cl2 D. 2Cl + 2e Cl2 Câu 12: Cho các phương trình nhiệt hóa học của các phản ứng sau: o (a) 3Fe(s) + 4H2O(l)  Fe3O4(s) + 4H2(g) ; f H298 = +26,32 kJ o (b) N2(g) + O2(g)  2NO(g) ; H298 = +179,20 kJ o (c) Na(s) + 2H2O(l)  NaOH(aq) + H2(g) ; f H298 = ‒ 367,50 kJ o (d) ZnSO4(s)  ZnO(s) + SO3(g) ; f H298 = + 235,21 kJ o (e) 2ZnS(s) + 3O2(g)  2ZnO(s) + 2SO2(g) ; rH298 = ‒285,66 kJ Các phản ứng thu nhiệt là A. (a), (b) và (d).B. (c) và (e).C. (a), (b) và (c).D. (a), (c) và (e). Câu 13: Cho các phương trình nhiệt hóa học sau đây: (1) 2ClO2(g) O3(g)  Cl2O7(g) ; ∆H1 = -75,7 kJ/mol (2) C(gr) O2(g)  CO2(g) ; ∆H2 = -393,5 kJ/mol; (3) N2(g) 3H2(g)  2NH3(g) ; ∆H3 = -46,2 kJ/mol (4) O2(k) 2O(k) ; ∆H4 = 498,3 kJ/mol Số quá trình tỏa nhiệt là A. 1.B. 2. C. 3.D. 4. Câu 14: Cho sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng sau Phương trình nhiệt hóa học ứng với phản ứng trên là o A. 2ClF3(g) + 2O2(g)  Cl2O(g) + 3F2O(g); f H298 = + 394,10 kJ. o B. Cl2O(g) + 3F2O(g)  2ClF3(g) + 2O2(g); f H298 = + 394,10 kJ. o C. 2ClF3(g) + 2O2(g)  Cl2O(g) + 3F2O(g); f H298 = ‒ 394,10 kJ. ĐÈ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 - HÓA HỌC 10 Trang 5 / 10
  6. o D. Cl2O(g) + 3F2O(g)  2ClF3(g) + 2O2(g); f H298 = ‒ 394,10 kJ 0 Câu 15: Cho phản ứng: 2H2(g) + I2(g)  2HI(g), ∆rH 298 = +113 kJ. Chọn phát biểu đúng A. Phản ứng giải phóng nhiệt lượng là 113 kJ khi có 2 mol HI được tạo thành. B. Phản ứng hấp thụ nhiệt lượng là 113 kJ khi có 1 mol HI được tạo thành. C. Nhiệt tạo thành chuẩn của HI là + 56,5 kJ. D. Nhiệt tạo thành chuẩn của HI là + 113 kJ. 0 Câu 16: Cho phương trình nhiệt hoá học: 2H2 (g) + O2 (g)  2H2O (l) rH298 = -572 kJ Khi cho 2 g khí H2 tác dụng hoàn toàn với 32 g khí O2 thì phản ứng: A. toả ra nhiệt lượng 286 kJ.B. thu vào nhiệt lượng 286 kJ. C. toả ra nhiệt lượng 572 kJ.D. thu vào nhiệt lượng 572 kJ. Câu 17: Cho phương trình nhiệt hoá học của phản ứng. 1 H (g) + O (g) → H O (l) H0 = -285,84 kJ 2 2 2 2 r 298 Nếu đốt cháy hoàn toàn 9,916 L khí O2 (g) ở điều kiện chuẩn thì nhiệt lượng toả ra hay thu vào là bao nhiêu? A. Tỏa ra 2286,72 kJ. B. Tỏa ra 114,336 kJ. C. Thu vào 114,336 kJ. D. Tỏa ra 228,672 kJ. Câu 18: Khi đun nóng ống nghiệm đựng KMnO 4 (thuốc tím), nhiệt của ngọn lửa làm cho KMnO 4 bị nhiệt phân, tạo ra hỗn hợp bột màu đen: 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào? A. Phản ứng tỏa nhiệt.B. Phản ứng thu nhiệt. C. Phản ứng không hóa hợp.D. Phản ứng trao đổi. Câu 19: Cho các phương trình nhiệt hóa học sau: 1 0 (a) CO(g) + O2(g)  CO2(g) H -283,00kJ 2 r 298 7 0 (b) C2H5OH(l) + O2  2CO2(g) + 3H2O(l) rH298 -1366,89kJ 2 0 (c) CH4(g) + 2O2(g)  CO2 (g) + 2H2O(l) rH298 -890,35kJ Số phản ứng tỏa nhiệt là A. 3.B. 2. C. 1.D. 0. Câu 20: Phản ứng chuyển hóa giữa hai dạng đơn chất của carbon: 0 C (kim cương) → C (graphite) ; rH298 = -1,9KJ A. thu nhiệt, kim cương bền hơn graphite.B. thu nhiệt, graphite bền hơn kim cương. C. tỏa nhiệt, kim cương bền hơn graphite. D. tỏa nhiệt, graphite bền hơn kim cương. Câu 21:Phản ứng chuyển hóa giữa hai dạng đơn chất của phosphorus (P): 0 P (s, đỏ) → P (s, trắng) ; rH298 = 17,6 kJ/mol A. tỏa nhiệt, P đỏ bền hơn P trắng.B. thu nhiệt, P trắng bền hơn P đỏ. C. thu nhiệt, P đỏ bền hơn P trắng. D. tỏa nhiệt, P trắng bền hơn P đỏ. Câu 22: Áp suất ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nào sau đây? t0 , xt A. N2(g) + 3H2(g)  2NH3(g) B. CO 2(g) + Ca(OH)2(aq)  CaCO3(s) + H2O (l) C. SiO2 (s) + CaO (s)  CaSiO3 (s) D. BaCl 2 (aq) + H2SO4 (aq)  BaSO4 (s) + 2HCl(aq) Câu 23: Chất xúc tác là chất A. Làm tăng tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng. B. Làm tăng tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng. C. Làm giảm tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng. D. Làm giảm tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng. Câu 24: Khi tăng nồng độ chất tham gia, thì A. tốc độ phản ứng tăng.B. tốc độ phản ứng giảm. C. thông ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.D. tó thể tăng hoặc giảm tốc độ phản ứng. Câu 25: Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: A. Nhiệt độ chất phản ứng.B. Thể vật lí của chất phản ứng ( rắn, lỏng, kích thước lớn, nhỏ.). C. Nồng độ chất phản ứng. D. Tỉ trọng chất phản ứng. Câu 26: Các enzyme là chất xúc tác, có chức năng: ĐÈ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 - HÓA HỌC 10 Trang 6 / 10
  7. A. Giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.B. Tăng năng lượng hoạt hóa của phản ứng. C. Tăng nhiệt độ của phản ứng. D. Giảm nhiệt độ của phản ứng. Câu 27: Cho phản ứng hóa học sau: Zn(s) + H2SO4 (aq)  ZnSO4 (aq) + H2 (g) Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? A. Diện tích bề mặt zinc.B. Nồng độ dung dịch sulfuric acid. C. Thể tích dung dịch sulfuric acid. D. Nhiêt độ của dung dịch sulfuric acid. Câu 28: Cho phản ứng xảy ra trong pha khí sau: H2 + Cl2  2HCl. Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng là: C H CCl C C H CCl C A. v 2 2 HCl . B. v 2 2 HCl . t t t t t t C H CCl C C H CCl C C. v 2 2 HCl . D. v 2 2 HCl . t t t t t 2 t Câu 29: Cho phản ứng phân hủy N2O5: 2N2O5 (g)  4NO2 (g) + O2 (g). Biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng 2 4 A . v = k. CN2O5 B. v = k. 2 5 C. v = k. 2 D. Tất cả đều đúng. Câu 30: Phản ứng N2 (g) + 3H2 (g) → 2NH3 (g) có biểu thức tốc độ tức thời 2 2 3 3 3 A. v = k. 2. 2. B. v = k. 2. 2 C . v = k. 2. 2 D. v = k. 3. 2 x y Câu 31: Tốc độ của một phản ứng có dạng: v k.C A .C B (A, B là 2 chất khác nhau). Nếu tăng nồng độ A lên 2 lần (nồng độ B không đổi) thì tốc độ phản ứng tăng 8 lần. Giá trị của x là A. 3.B. 4. C. 6.D. 8. Câu 32: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, halogen thuộc nhóm A. IA. B. IIA. C. VIIA. D. VIIIA. Câu 33: Số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử nguyên tố nhóm halogen là A. 5.B. 6. C. 7.D. 4. Câu 34: Cho Cl (Z=17) thuộc A. chu kỳ 3, nhóm VIIAB. chu kỳ 2, nhóm VA C. chu kỳ 2, nhóm VIIA D. chu kỳ 3, nhóm VA Câu 35: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VIIA là A. ns2np3 B. ns2np5 C. ns2np4 D. ns2np5 Câu 36: Trong tự nhiên, các halogen: A. chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.B. chỉ tồn tại ở dạng muối halogenua. C. chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. D. tồn tại ở dạng đơn chất và hợp chất. Câu 37: Halogen tồn tại ở thể lỏng ở điều kiện thường là A. fluorine.B. bromine.C. Iodine.D. chlorine. Câu 38: Đơn chất halogen tồn tại ở thể khí, màu vàng lục là A. chlorine.B. Iodine.C. bromine.D. fluorine. Câu 39: Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết: A. cộng hoá trị không cực.B. hiđro.C. cộng hoá trị có cực.D. ion. Câu 40: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong tự nhiên không tồn tại đơn chất halogen. B. Tính oxi hoá của đơn chất halogen giảm dần từ F2 đến I2. C. Khí chlorine ẩm và nước chlorine đều có tính tẩy màu. - D. Fluorine có tính oxi hoá mạnh hơn chlorine, oxi hoá Cl trong dung dịch NaCl thành Cl2. Câu 41: Tính chất hóa học đặc trưng của các đơn chất halogen là A. Tính khử.B. Tính oxi hóa.C. Tính acid.D. Tính base. Câu 42: Trong phản ứng: Cl2 + 2KOH  KCl + KClO + H2O. Chlorine đóng vai trò nào? A. Là chất khử.B. Là chất oxi hóa. C. không là chất oxi hóa, không là chất khử.D. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. Câu 43: Phát biểu không đúng là A. Tất cả các halogen đều có các số oxi hoá: -1,0, +1, +3, +5 và +7. B. Các halogen là những phi kim mạnh nhất trong mỗi chu kì. C. Các halogen đều có 7 electron ở lớp ngoài cùng thuộc phân lớp s và p. D. Tính oxi hóa của các halogen giảm dần từ F2 đến I2. Câu 44: Ứng dụng nào sau đây không phải của Cl2? A. Xử lí nước bể bơi.B. Sát trùng vết thương trong y tế. ĐÈ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 - HÓA HỌC 10 Trang 7 / 10
  8. C. Sản xuất nhựa PVC. D. Sản xuất bột tẩy trắng. Câu 45: Halogen nào được dùng trong sản xuất nhựa Teflon? A. Chlorine.B. Iodine.C. Fluorine.D. Bromine. Câu 46: Nguyên tố halogen được dùng trong sản xuất nhựa PVC là A. chlorine.B. bromine.C. phosphorus.D. carbon. Câu 47: Muối nào có nhiều nhất trong nước biển với nồng độ khoảng 3% A. NaCl.B. NaF.C. CaCl 2. D. NaBr. Câu 48: Trong cơ thể người, nguyên tố iodine tập trung ở tuyến nào dưới đây? A. Tuyến giáp trạng. B. Tuyến tụy. C. Tuyến yên. D. Tuyến thượng thận. Câu 49: Trong nhóm halogen, từ fluorine đến iodine, nhiệt độ nóng chảy biến đổi như thế nào? A. Giảm dần. B. Không đổi. C. Tăng dần. D. Tuần hoàn. Câu 50: Nhiệt độ nóng chảy của các phân tử trong dãy halogen được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là? A. Cl2, Br2, F2, I2; B. I2, Br2, Cl2, F2; C. F2, Cl2, Br2, I2; D. F2, Br2, Cl2, I2-. Câu 51: Chỉ thị nào sau đây thường dùng để nhận biết dung dịch I2? A. Phenolphtalein. B. Hồ tinh bột. C. Quỳ tím. D. Nước vôi trong. Câu 52: Nước Javen là hỗn hợp của các chất nào sau đây? A. HCl, HClO, H2O.B. NaCl, NaClO, H 2O. C. NaCl, NaClO3, H2O.D. NaCl, NaClO 4, H2O. Câu 53: Khi cho dung dịch HCl đặc phản ứng MnO2 thì số phân tử HCl bị oxi hóa và số phân tử tạo muối là A. 1 và 1.B. 2 và 4.C. 2 và 2.D. 4 và 1. Phần B. Tự luận Câu 1. Cho 7,437 lít Chlorine(đkc) vào 400ml NaOH 2,5M. Tính nồng độ mol chất trong dung dịch sau phản ứng giả sử thể tích dung dịch không thay đổi Câu 2: Cho 9,916 lít Chlorine(đkc) vào 250ml KOH 2M. Tính nồng độ mol chất trong dung dịch sau phản ứng giả sử thể tích dung dịch không thay đổi Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 2,76 gam kim loại kiềm bằng dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thu được 1487,4 ml khí (đkc). Tìm tên kim loại Câu 4: Nung nóng 4,8 gam một kim loại hóa trị II rồi đưa vào bình khí chlorine dư, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 19 gam muối chloride. Tìm tên kim loại Câu 5: Nung nóng một kim loại (có dư) hóa trị III rồi đưa vào bình chứa 22,311 lít Chlorine, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 80,1 gam muối Chloride. Tìm tên kim loại Câu 6: Cho 3,87 gam hỗn hợp gồm Mg và Al tác dụng với 500 ml dung dịch HCl 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,83405 lít khí (đkc).Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trong hỗn hợp. Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 9g hỗn hợp Fe và Mg vào dung dịch HCl thu được 4,958 lít khí (đkc) và một dung dịch A.Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp . Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 14,2g hỗn hợp Fe, CuO vào 100ml dd HCl thì thu được 1,85925 lít khí A (đkc) và dd B.Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. Câu 9: Cho phương trình nhiệt hóa học sau: o N2O4 (g) + 3CO (g)  N2O (g) + 3CO2 (g) r H 298 766,11kJ Chất N2O4 (g) CO (g) N2O (g) CO2 (g) o ? -110,50 82,05 -393,50 f H298 (kJ / mol) Tính nhiệt tạo thành chuẩn của N2O4 ? Câu 10: Cho phương trình nhiệt hóa học o 2SO2(g) + O2(g) → 2SO3(l) r H 298 288,4kJ . Tính nhiệt tạo thành chuẩn của SO2 biết nhiệt tạo thành chuẩn của SO3 là -441,0 KJ/mol Câu 11: Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau: 0 3Fe(s) + 4H2O(l) Fe3O4(s) + 4H2(g); rH298 = +26,32 kJ Tính nhiệt tạo thành chuẩn của Fe3O4 (s) biết nhiệt tạo thành của H2O(l) = -285,84KJ/mol 0 Câu 12: Cho phương trình nhiệt hóa học: 2CO (graphite) + O2 (g) → 2CO2 rH298 = -564 kJ. Tính nhiệt tạo thành chuẩn 0 của CO(g) biết f H298(CO2,g) 393,5KJ / mol 0 Câu 13: Cho phương trình nhiệt hóa học 4FeS2 (s) + 11O2 (g)  2Fe2O3 (s) + 8SO2 (g) rH298 3313,8KJ o Biết nhiệt tạo thành f H298 của các chất FeS2 (s), Fe2O3 (s) lần lượt là -177,9 kJ/mol, -825,5 kJ/mol ĐÈ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 - HÓA HỌC 10 Trang 8 / 10
  9. 0 Câu 14: Cho phương trình nhiệt hóa học sau: Zn (s) + 2HCl (aq)  ZnCl2 (aq) + H2 (g) r H 298 152, 6 kJ . Tính nhiệt tạo thành của ZnCl2(aq) biết nhiệt tạo thành của HCl(aq)= - 167,46KJ/mol O Câu 15: Ở 30 C sự phân hủy H2O2 xảy ra theo phản ứng: 2H2O2 →2H2O + O2↑ Dựa vào bảg số liệu sau, hãy tính tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng 120 giây đầu tiên. Thời gian, s 0 60 120 240 Nồng độ H2O2, mol/l 0,3033 0,2610 0,2330 0,2058 Câu 16: Cho phản ứng hóa học: Br2 + HCOOH  2HBr + CO2 Lúc đầu nồng độ của HCOOH là 0,010 mol/l, sau 40 giây nồng độ của HCOOH là 0,008 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian 40 giây tính theo HCOOH là Câu 17: Xét phản ứng 3O2  2O3. Nồng độ ban đầu của oxygen là 0,024M. Sau 5 giây nồng độ của oxygen còn lại là 0,02M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên. Câu 18: Cho phương trình hóa học của phản ứng: X + 2Y → Z + T. Ở thời điểm ban đầu, nồng độ của chất Y là 0,03 mol/l. Sau 20 giây, nồng độ của chất Y là 0,008 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo chất Y trong khoảng thời gian trên là bao nhiêu?  Câu 19: Thực hiện phản ứng sau trong bình kín: H2 (k) + Br2 (k) 2HBr (k) Lúc đầu nồng độ hơi Br 2 là 0,072 mol/l. Sau 2 phút, nồng độ hơi Br 2 còn lại là 0,048 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Br2 trong khoảng thời gian trên là bao nhiêu? MnO2 Câu 20: Xét phản ứng phân hủy hydrogen peroxide: 2H2O2  2H2O + O2. Nồng độ H2O2 được đo sau mỗi 20 giây. Thời gian (s) 0 20 40 60 80 100 Nồng độ mol/l của H2O2 1 0,6 0,3 0,1 0,04 0,0 Tính tốc độ phản ứng trung bình trong 20 giây đầu tiên và trong 20 giây cuối cùng Câu 21. Các hợp chất hypochlorite hat Chlorine (NaClO, Ca(ClO)2) là các hóa chất có tính oxi hóa rất mạnh, có khả năng sát trùng, sát khuẩn, làm sạch nguồn nước (Chlorine được nhắc đến là tên thương mại, không phải đơn chất Cl 2). Chlorine ở nồng độ xác định có khả năng tiêu diệt một số mầm bệnh như: Mầm bệnh Thời gian tiêu diệt E. coli O157: H7 (gây tiêu chảy ra máu, suy thận) < 1 phút Hepatolis A vius (gây bệnh viên gan siêu vi A) 16 phút Kí sinh trùng Giardia (gây tiêu chảy, đau bụng và sụt cân) 45 phút Chlorine cần dùng là tổng hợp chlorine cần thiết để tiêu diệt mầm bệnh và oxi hóa các chất khử trong nước như iron, manganese, hydrogen sulfide và lượng chlorine tự do còn lại sau khoảng thời gian nhất định. Một nhà máy xử lí nước muốn làm sạch 1 lít nước thì lượng chlorine cần dùng trong 1 ngày là 11 mg để duy trì lượng chlorine tự do từ 0,1 đến 0,2 mg/L tại vòi sử dụng. Một ngày, nhà máy phải cung cấp 3000 m3 nước xử lí, thì lượng chlorine cần dùng là bao nhiêu? Câu 22.Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản thứ 3 trên thế giới, sau Na Uy và Trung Quốc (Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam, tháng 12/2021), xuất khẩu tới hơn 170 nước trên thế giới, trong đó có thị trường lớn như Mỹ và Châu Âu, được xem là thị trường khó tính, nên tiêu chuẩn chất lượng được kiểm soát chặt chẽ trước khi nhập nguyên liệu và sau khi thành phẩm, đóng gói. Trong danh mục tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm có chỉ tiêu về dư lượng chlorine không vượt quá 1 mg/L (chlorine được sử dụng trong quá trình sơ chế nguyên liệu để diệt vi sinh vật). Phương pháp chuẩn độ iodine–thiosulfate được dùng để xác định dư lượng chlorine trong thực phẩm theo phương trình: Cl2 + 2KI  2KCl + I2 I2 được nhận biết bằng hồ tinh bột, I2 bị khử bởi dung dịch chuẩn sodium thiosulfate theo phương trình: I2 + 2Na2S2O3  2NaI + Na2S4O6 Dựa vào thể tích dung dịch Na2S2O3 phản ứng, tính được dư lượng chlorine trong dung dịch mẫu. Tiến hành chuẩn độ 100 mL dung dịch mẫu bằng dung dịch Na2S2O3 0,01 M, thể tích Na2S2O3 dùng hết 0,28 mL (dụng cụ chứa dung dịch chuẩn Na2S2O3 là loại microburet 1 mL, vạch chia 0,01 mL). Mẫu sản phẩm trên đủ tiêu chuẩn về dư lượng chlorine cho phép để xuất khẩu không? Giải thích? Câu 23. Chloramine B (C6H5ClNNaO2S) là chất thường được sử dụng để sát khuẩn trên các bề mặt, vật dụng hoặc dùng để khử trùng, sát khuẩn, xử lí nước sinh hoạt. Ở nồng đô cao, chloramine B có tác dụng diệt nấm mốc, vi khuẩn, vius gây bệnh cho ngườ. Chloramine B có dạng viên nén (mỗi viên có khối lượng 0,3 – 2,0 gam) và dạng bột. Chloramin B 25% (250 mg chlorine hoạt tính trong một viên nén như hình dưới) được dùng phổ biến, vì tiện dụng khi pha chế và bảo quản. a) Nồng độ chloramine B khi hòa tan vào nước đạt 0,001% có tác dụng sát khuẩn dùng trong xử lí nước sinh hoạt. Cần dùng bao nhiêu viên nén chloramine B 25% (loại viên 1 gam) để xử lí bình nước chứa 200 L nước? ĐÈ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 - HÓA HỌC 10 Trang 9 / 10
  10. b) Chloramine B nồng độ 2% dùng để phun xịt trên các bề mặt vật dụng nhằm sát khuẩn, virus gây bệnh. Để pha chế dung dịch này, sử dụng chloramine B 25% dạng bột, vậy cần bao nhiêu gam bột chloramine B 25% pha với 1 L nước để được dung dịch sát khuẩn 2%? Trong chế độ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất chúc trọng thành phần sodium shloride (NaCl) trong thực phẩm. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), lượng muối cần thiết trong 1 ngày đối với trẻ sơ sinh là 0,3 gam, với trẻ dưới 1 tuổi là 1,5 gam, dưới 2 tuổi là 2,3 gam. Nếu trẻ ăn thừa muối sẽ ảnh hưởng đến hệ bài tiết, thận, tăng nguy cơ còi xương, Trẻ ăn thừa muối có xu hướng ăn mặn hơn bình thường và là một trong những nguyên nhân làm tăng huyết áp, suy thận, ung thư khi trưởng thành. Ở từng nhóm tuổi trên, tính lượng ion chloride trong NaCl cho cơ thể mỗi ngày. Câu 24. Xét phản ứng sau: 2ClO2 + 2NaOH  NaClO3 + NaClO2 + H2O Tốc độ phản ứng được viết như sau: v k.Cx .Cy . ClO2 NaOH Thực hiện phản ứng với những nồng độ chất đầu khác nhau và đo tốc độ phản ứng tương ứng thu được kết quả trong bảng sau: STT Nồng độ ClO2 (M) Nồng độ NaOH (M) Tốc độ phản ứng (mol/(L.s)) 1 0,01 0,01 2.10–4 2 0,02 0,01 8.10–4 3 0,01 0,02 4.10–4 Hãy tính x và y trong biểu thức tốc độ phản ứng. Câu 25. NOCl là chất khí độc, sinh ra do sự phân hủy nước cường toan (hỗn hợp HNO 3 và HCl có tỉ lệ mol 1: 3). NOCl có tính oxi hóa mạnh, ở nhiệt độ cao bị phân hủy theo phản ứng hóa học sau: 2NOCl  2NO + Cl2 Tốc độ phản ứng ở 70 ℃ là 2.10–7 mol.L–1.s–1 và ở 80 ℃ là 4,5.10–7 mol.L–1.s–1. a) Tính hệ số nhiệt độ γ của phản ứng. b) Dự đoán tốc độ phản ứng ở 60 ℃. ĐÈ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 - HÓA HỌC 10 Trang 10 / 10