Đề cương ôn tập cuối kì II môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Chương 4 đến chương 7 (Có đáp án trắc nghiệm)

docx 12 trang Phương Ly 06/07/2023 5340
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối kì II môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Chương 4 đến chương 7 (Có đáp án trắc nghiệm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_10_nam_hoc_2022_2.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối kì II môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Chương 4 đến chương 7 (Có đáp án trắc nghiệm)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II MÔN HÓA HỌC LỚP 10 NĂM HỌC 2022-2023 CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ I. Yêu cầu 1. Lí thuyết: - 4 quy tắc xác định số oxi hóa - 4 bước cân bằng phản ứng oxi hóa – khử - Phân biệt phản ưng oxi hóa khử và phản ứng không phải oxi hóa – khử 2. Bài tập tham khảo CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ Câu 1: Trong các hợp chất: MnO2, MnCl2, K2MnO4, Mn thì số oxi hóa cao nhất của Mn là A. +2 B. +4 C. +7 D. +6 Câu 2: Hợp chất nào sau đây có số oxi hóa của S là –2? A. FeSO4. B. Na2S. C. SO2. D. H2SO3. Câu 3: Số oxi hóa của nguyên tố Carbon trong đơn chất C là A. +4. B. 0. C. +2. D. -2. Câu 4: Trong phản ứng: Zn + CuCl2  ZnCl2 + Cu thì 1 mol copper ion A. nhận 1 mol e. B. nhường 1 mol e. C. nhận 2 mol e. D. nhường 2 mol e. Câu 5: Cho các chất sau: H2S, H2SO4. Số oxi hoá của S tương ứng là A. -2, +6 B. +2, +6 C. -2, +4 D. -2, +4 Câu 6: Carbon đóng vai trò chất oxi hóa ở phản ứng nào sau đây? t0 t0 A. C O2  CO2 B. C CO2  2CO t0 t0 C. C H2O  CO H2 . D. C H2  CH4 . Câu 7: Trong phản ứng nào sau đây: MnO 2 + 2HCl MnCl 2 + Cl2 + 2H2O. Quá trình nào sau đây đúng? A. Mn+2 + 2e Mn+4 B. Mn+4 + 2e Mn+2 - - C. Cl + 1e Cl2 D. 2Cl + 2e Cl2 Câu 8: Hợp chất nào sau đây có số oxi hóa của N là +5? A. HNO2. B. N2. C. NO. D. HNO3. 1
  2. Câu 9: Hợp chất mà nguyên tố Cl có số oxi hoá +3 là: A. NaClO B. NaClO2 C. NaClO3 D. NaClO4 Câu 10: Chọn phản ứng không thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử. t t A. 2Fe + 3Cl2  2FeCl3. B. Fe3O4 + 4CO  3Fe + 4CO2. t t C. 2Fe(OH)3  Fe2O3 + 3H2O. D. 2H2 + O2  2H2O. Câu 11: Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự nhường và nhận A. electron. B. neutron. C. proton. D. cation. Câu 12: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử? t0 t0 A. 2Ca O2  2CaO . B. CaCO3  CaO CO2 . C. CaO H2O  Ca(OH)2 . D. Ca(OH)2 CO2  CaCO3 H2O Câu 13: Trong phản ứng hóa học: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2, mỗi nguyên tử Fe đã A. nhường 2 electron. B. nhận 2 electron. C. nhường 1 electron. D. nhận 1 electron. Câu 14: Chất oxi hoá là chất A. cho e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. B. cho e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. C. nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. D. nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. Câu 15: Cho bán phản ứng: Fe2+  Fe3+ + 1e. Đây là quá trình A. oxi hóa. B. khử. C. nhận proton. D. tự oxi hóa – khử. Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Chất khử là chất nhận electron. B. Chất khử là chất có số oxi hóa giảm. C. Quá trình oxi hoá là trình nhận electron. D. Chất bị khử là chất nhận eletron. Câu 17: Dấu hiệu để nhận ra một phản ứng oxi hóa – khử là dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử? A. Số khối. B. Số oxi hóa. C. Số hiệu. D. Số mol. Câu 18: Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất oxi hóa là chất A. nhường electron. B. nhận eletron. C. nhận proton. D. nhường proton. Câu 19: Cho phương trình sau: S 2H2SO4  3SO2 2H2O . Trong phản ứng này, tỉ lệ giữa số nguyên tử sulfur bị khử và số nguyên tử sulfur bị oxi hóa là: A. 2:1. B. 1:3. C. 3:1. D. 1:2. Câu 20: Cho các chất sau: Cl2, HCl, NaCl, KClO3, HClO4. Số oxi hóa của nguyên tử Cl trong phân tử các chất trên lần lượt là A. 0; +1; +1; +5; +7. B. 0; –1; –1; +5; +7. C. 1; –1; –1; –5; –7. D. 0; 1; 1; 5; 7. CHƯƠNG 5: NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC I. Yêu cầu 1. Lí thuyết: - Khái niệm phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt, điều kiện chuẩn, nhiệt tạo thành, biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng. 2
  3. - Ý nghĩa của biến thiên enthalpy? - Công thức tính biến thiên enthalpy theo nhiệt tạo thành và theo năng lượng liên kết? 2. Bài tập tham khảo CHƯƠNG 5: NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC Câu 21: Cho các phương trình nhiệt hóa học sau: 1 0 (a) CO(g) + O2(g) → CO2(g) H -283,00kJ 2 r 298 7 0 (b) C2H5OH(l) + O2 → 2CO2(g) + 3H2O(l) H -1366,89kJ 2 r 298 0 (c) CH4(g) + 2O2(g) → CO2 (g) + 2H2O(l) rH298 -890,35kJ Số phản ứng tỏa nhiệt là A. 3. B. 2. C. 1. D. 0. Câu 22: Giá trị nhiệt độ và áp suất được chọn ở điều kiện chuẩn là: A. 273 K và 1 bar. B. 298 K và 1 bar. C. 273 K và 0 bar. D. 298 K và 0 bar. Câu 23: Cho các quá trình sau: (1) Quá trình hô hấp của thực vật. (2) Cồn cháy trong không khí. (3) Quá trình quang hợp của thực vật. (4) Hấp chín bánh bao. Quá trình nào là quá trình tỏa nhiệt? A. (1) và (3). B. (2) và (3). C. (1) và (2). D. (3) và (4). 0 Câu 24: Cho phản ứng: 2H2(g) + O2(g) 2H2O(l) rH298 = -571,68 kJ. Chọn phát biểu đúng A. Phản ứng tỏa nhiệt và tự diễn ra B. Phản ứng thu nhiệt, không tự diễn ra C. Phản ứng diễn ra ở nhiệt độ thấp D. Phản ứng tỏa nhiệt, không tự diễn ra. 0 Câu 25: Cho phản ứng: N2(g) + O2(g) 2NO(g), rH298 = +89,6 kJ/mol Chọn phát biểu đúng A. Phản ứng thu nhiệt từ môi trường. B. Phản ứng tỏa nhiệt ra môi trường. C. Phản ứng tự xảy ra D. Nhiệt độ môi trường xung quanh hệ tăng lên. Câu 26: Cho phản ứng: 2H2(g) + I2(g) 2HI(g), ∆rH298 = +113 kJ. Chọn phát biểu đúng A. Phản ứng giải phóng nhiệt lượng là 113 kJ khi có 2 mol HI được tạo thành. 3
  4. B. Phản ứng hấp thụ nhiệt lượng là 113 kJ khi có 1 mol HI được tạo thành. C. Nhiệt tạo thành chuẩn của HI là + 56,5 kJ. D. Nhiệt tạo thành chuẩn của HI là + 113 kJ. Câu 27: Chọn phát biểu đúng: Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học A. tùy thuộc nhiệt độ xảy ra phản ứng B. tùy thuộc vào đường đi từ chất đầu đến sản phẩm C. không phụ thuộc vào bản chất và trạng thái của các chất trong phản ứng. D. phụ thuộc vào cách viết hệ số tỉ lượng của phản ứng Câu 28: Cho phản ứng: 2Fe(s) + O2(g) 2FeO(s); ∆Hr,298 = -544 kJ. Nhiệt tạo thành chuẩn của FeO là A. + 544 kJ/molk B. - 544 kJ/molk C. + 272 kJ/molk D. - 272 kJ/mol. Câu 29: Cho các phương trình nhiệt hóa học sau đây: (1) 2ClO2(g ) O3(g )  Cl2O7(g ) ∆H1 = -75,7 kJ/mol (2) C O  CO ∆H = -393,5 kJ/mol; (gr) 2(g ) 2(g ) 2 (3) N2(g ) 3H 2(g )  2NH3(g ) ∆H3 = -46,2 kJ/mol (4) O2(k) 2O(k) ;∆H4 = 498,3 kJ/mol Số quá trình tỏa nhiệt là A. 1 B. 2 C. 3. D. 4 Câu 30: Cho phản ứng: N2 (g) + 3H2 (g) → 2NH3 (g) Ở điều kiện chuẩn, cứ 1 mol N2 phản ứng hết sẽ tỏa ra 91,8kJ. Enthalpy tạo thành chuẩn của NH3 là: o o A. ∆rH 298K= -91,8 kJ/mol. B. ∆rH 298K= 91,8 kJ/mol. o o C. ∆rH 298K= -45,9 kJ/mol. D. ∆rH 298K= 45,9kJ/mol. Câu 31: Điều kiện để xảy ra phản ứng tỏa nhiệt (t= 25oC)? o o o o A. ∆tH 298K > 0. B. ∆tH 298K < 0. C. ∆tH 298K ≥ 0. D. ∆tH 298K ≤ 0. Câu 32: Thế nào là phản ứng thu nhiệt? A. Là phản ứng phóng năng lượng dạng nhiệt. B. Là phản ứng hấp thụ năng lượng dạng nhiệt. C. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt. D. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt. Câu 33: Biến thiên enthalpy của phản ứng nào sau đây có giá trị âm? A. Phản ứng tỏa nhiệt. B. Phản ứng thu nhiệt. C. Phản ứng oxi hóa – khử. D. Phản ứng phân hủy. Câu 34: Cặp phản ứng nào sau đây gồm 1 phản ứng thu nhiệt và 1 phản ứng tỏa nhiệt? A. Quang hợp và hô hấp. B. Cracking alkane và băng tan. C. Hô hấp và phản ứng oxi hóa. D. Phản ứng trung hòa và phản ứng nhiệt nhôm. Câu 35: Phản ứng tỏa nhiệt là gì? A. Là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. B. Là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt. C. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt. D. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt 4
  5. Câu 36: Phát biểu nào sau đây đúng về enthapy tạo thành của một chất? A. enthalpy tạo thành của của một chất tạo ra sản phẩm có 1 hoặc nhiều chất. B. enthalpy tạo thành của của một chất tạo ra sản phẩm chỉ có 1 đơn chất duy nhất. C. enthalpy tạo thành của một chất có chất tham gia phải là hợp chất kém bền. D. enthalpy tạo thành của một chất có chất tham gia là đơn chất hoặc hợp chất đều được. Câu 37: Phát biểu nào sau đây đúng về biến thiên enthapy của một phản ứng? A. Biến thiên enthalpy của phản ứng chất tham gia ở dạng đơn chất hoặc hợp chất đều được. B. Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo ra sản phẩm chỉ có duy nhất 1 chất. C. Biến thiên enthalpy của phản ứng có đơn vị là kJ/mol hoặc kcal/mol D. Độ biến thiên enthalpy của một quá trình không thay đổi theo nhiệt độ. Câu 38: Phát biểu nào sau đây SAI về enthalpy của 1 chất? A. enthalpy tạo thành của của một chất tạo ra sản phẩm chỉ có 1 đơn chất duy nhất. B. enthalpy tạo thành của một chất có chất tham gia phải là hợp chất kém bền C. enthalpy tạo thành của một chất có chất tham gia phải là đơn chất bền nhất. o D. enthalpy tạo thành của một chất kí hiệu là ∆fH298 Câu 39: Phát biểu nào sau đây sai về biến thiên enthalpy của 1 phản ứng? A. Biến thiên enthalpy của 1 phản ứng là nhiệt tỏa ra hay thu vào của phản ứng ở điều kiện chuẩn. B. Độ biến thiên enthalpy chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và trạng thái cuối của hệ mà không phụ thuộc vào trạng thái trung gian. C. Biến thiên enthalpy có đơn vị là J hoặc cal D. Biến thiên enthalpy của 1 phản ứng tạo ra sản phẩm chỉ có 1 chất duy nhất. Câu 40: Đâu là phản ứng thu nhiệt trong các ví dụ sau? A. Nước ngưng tụ. B. Nước đóng băng. C. Muối kết tinh D. Hòa tan bột giặt vào nước. Câu 41: Đâu là phản ứng tỏa nhiệt trong các ví dụ sau? A. Nước bay hơi B. Nước đóng băng. C. Qúa trình quang hợp. D. Phản ứng thủy phân. Câu 42: Tính chất của enthalpy A. Phụ thuộc vào bản chất của hệ. B. Đặc trưng cho một hệ riêng biệt. C. Thông số khuếch độ của hệ, hàm trạng thái. D. Thuộc tính khuếch độ của hệ phụ thuộc vào khối lượng, hàm trạng thái. Câu 43: Ý nghĩa của enthalpy: A. Xác định hiệu ứng nhiệt phản ứng trong quá trình đẳng áp. B. Xác định hiệu ứng nhiệt phản ứng trong quá trình đẳng áp, đẳng nhiệt. C. Xác định hiệu ứng nhiệt phản ứng trong quá trình đẳng nhiệt. D. Xác định hiệu ứng nhiệt phản ứng trong quá trình phản ứng. Câu 44: Biến thiên enthalpy của phản ứng nào sau đây có giá trị âm? A. Phản ứng tỏa nhiệt. B. Phản ứng thu nhiệt. C. Phản ứng oxi hóa – khử. D. Phản ứng phân hủy. Câu 45: Trong CH3Cl có những loại liên kết nào? A. 3 liên kết C-H và 1 liên kết C-Cl B. 1 liên kết C-H và 3 liên kết C-Cl C. 2 liên kết C-H và 2 liên kết C-Cl D. 3 liên kết C-H và 1 liên kết H-Cl 5
  6. Câu 46: Dựa vào đâu để kết luận một phản ứng là tỏa nhiệt hay thu nhiệt? 0 0 A. Tỏa nhiệt khi ∆r H298 0. 0 0 B. Tỏa nhiệt khi ∆r H298 > 0 và thu nhiệt khi ∆r H298 0 và thu nhiệt khi ∆r H298 > 0. 0 0 D. Tỏa nhiệt khi ∆r H298 < 0 và thu nhiệt khi ∆r H298 < 0. CHƯƠNG 6. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG I. Yêu cầu 1. Lí thuyết: - Khái niệm tốc độ phản ứng hóa học - Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? - Các Công thức tính + Công thức tính tốc độ trung bình của phản ứng + Công thức tính tốc độ phản ứng theo hằng số tốc độ phản ứng và nồng độ ( ĐL tác dụng khối lượng) + Công thức tính ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng + Nêu được các ứng dụng thực tế liên quan đến tốc độ của phản ứng trong cuộc sống 2. Bài tập tham khảo CHƯƠNG 6 : TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC Câu 48 : Chất xúc tác là chất A. Làm tăng tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng. B. Làm tăng tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng. C. Làm giảm tốc độ phản ứng và không bị mất đi sau phản ứng. D. Làm giảm tốc độ phản ứng và bị mất đi sau phản ứng. Câu 49 :Khi tăng nồng độ chất tham gia, thì A. tốc độ phản ứng tăng.B. tốc độ phản ứng giảm. C. thông ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.D. tó thể tăng hoặc giảm tốc độ phản ứng. Câu 50 :Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: A. Nhiệt độ chất phản ứng. B. Thể vật lí của chất phản ứng ( rắn, lỏng, kích thước lớn, nhỏ.). C. Nồng độ chất phản ứng. 6
  7. D. Tỉ trọng chất phản ứng. Câu 51 :Các enzyme là chất xúc tác, có chức năng: A. Giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.B. Tăng năng lượng hoạt hóa của phản ứng. C. Tăng nhiệt độ của phản ứng. D. Giảm nhiệt độ của phản ứng. Câu 52: Đại lượng đặc trưng cho độ giảm nồng độ của chất phản ứng hoặc tăng nồng độ của sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian được gọi là A. cân bằng hóa học. B. tốc độ tức thời. C. tốc độ phản ứng. D. quá trình hóa học. Câu 53 :Trong phản ứng hóa học, tốc độ phản ứng A. giảm khi nhiệt độ của phản ứng tăng. B. tăng khi nhiệt độ cuả phản ứng tăng. C. không đổi khi nhiệt độ của phản ứng tăng. D. tỉ lệ nghịch với nhiệt độ của phản ứng. Câu 54 : Đối với các phản ứng có chất khí tham gia, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng là do A. Nồng độ của các chất khí tăng lên. B. Nồng độ của các chất khí giảm xuống. C. Chuyển động của các chất khí tăng lên. D. Nồng độ của các chất khí không thay đổi. Câu 55 : Khi tăng nồng độ chất tham gia thì A. tốc độ phản ứng tăng. B. tốc độ phản ứng giảm. C. không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. D. có thể tăng hoặc giảm tốc độ phản ứng. Câu 56: Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây: A. Thời gian xảy ra phản ứng. B. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng. C. Nồng độ các chất tham gia phản ứng. D. Chất xúc tác. Câu 57 : Đối với các phản ứng có chất khí tham gia, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng là do A. Nồng độ của các chất khí tăng lên. B. Nồng độ của các chất khí giảm xuống. C. Chuyển động của các chất khí tăng lên. D. Nồng độ của các chất khí không thay đổi. Câu 58: Định nghĩa nào sau đây là đúng? A. Chất xúc tác là chất làm thay đổi tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng. B. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng. C. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị thay đổi trong phản ứng. D. Chất xúc tác là chất làm thay đổi tốc độ phản ứng, nhưng bị tiêu hao không nhiều trong phản ứng. Câu 59 : Khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng là đúng với phản ứng có sự tham gia của A. chất lỏng. B. chất rắn. C. chất khí. D. chất bán dẫn. Câu 60 : Ở 25 °C, kim loại Zn ở dạng boọt khi tác dụng với dung dịch HCl 1 M có tốc độ phản ứng nhanh hơn so với Zn ở dạng hạt. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên là A. nồng độ. B. nhiệt độ. C. diện tích bề mặt. D. chất xúc tác. Câu 61 : Yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng của phản ứng hóa học sau: Sự cháy diễn ra mạnh và nhanh hơn khi đưa lưu huỳnh đang cháy ngoài không khí vào lọ đựng khí oxi. A. Tăng nhiệt độ. B. Tăng nồng độ. C. Tăng diện tích tiếp xúc. D. Sử dụng chất xúc tác. Câu 62:Yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng của phản ứng hóa học sau: Nén hỗn hợp khí N 2 và H2 ở áp suất cao để tổng hợp khí NH3. A. Tăng nhiệt độ. B. Tăng áp suất. C. Tăng diện tích tiếp xúc. D. Sử dụng chất xúc tác. Câu 63 : Khi cho cùng một lượng Al vào cốc đựng dung dịch acid HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng Al ở dạng nào sau đây? A. Dạng viên nhỏ. B. Dạng bột mịn, khuấy đều. C. Dạng tấm mỏng. D. Dạng Al dây. Câu 64 : Đại lượng đặc trưng cho độ giảm nồng độ của chất phản ứng hoặc tăng nồng độ của sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian được gọi là A. cân bằng hóa học. B. tốc độ tức thời. C. tốc độ phản ứng. D. quá trình hóa học. 7
  8. Câu 65 : Cho 6 gam Zn hạt vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 4M (dư) ở nhiệt độ thường. Nếu giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ biến đổi một trong các điều kiện sau đây: (1) Thay 6 gam Zn hạt bằng 6 gam Zn bột. (2) Thay dung dịch H2SO4 4 M bằng dung dịch H2SO4 2 M. (3) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 50 °C). (4) Dùng thể tích dung dịch H2SO4 4 M gấp đôi ban đầu. Những biến đổi nào làm tăng tốc độ phản ứng: A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (3). C. (2), (3), (4). D. (1), (3), (4). Câu 66 :Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yếu tố nào đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng? A. Nhiệt độ, áp suất. B. diện tích tiếp xúc. C. Nồng độ. D. xúc tác. Câu 67 :Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây? A. Tốc độ phản ứng. B. Cân bằng hoá học. C. Phản ứng một chiều. D. Phản ứng thuận nghịch. Câu 68: Tốc độ phản ứng là độ biến thiên A. nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thể tích. B. nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian. C. số mol của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thể tích. D. thể tích của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian. Câu 69:Nhận định nào dưới đây đúng? A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng. B. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng. C. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm. D. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Câu 70: Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố sau : A. Nhiệt độ . B. Nồng độ, áp suất. C. chất xúc tác, diện tích bề mặt .D. cả A, B và C. Câu 71: Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc ( trong sản xuất gang), yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng ? A. Nhiệt độ, áp suất. B. tăng diện tích. C. Nồng độ. D. xúc tác. Câu 72: Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm vào chất xúc tác thì: A. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận B. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng nghịch C. Làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch với số lần như nhau. D. Không làm tăng tốc độ của phan ứng thuận và nghịch CHƯƠNG 7. NHÓM HALOGEN I. Yêu cầu 1. Lí thuyết: - Nêu được cấu hình tổng quát nhóm halogen, vị trí nhóm, kể tên các nguyên tố - Sự biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện trong nhóm - Các số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất, tính chất cơ bản của nhóm? 8
  9. - Nêu tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm? - Nêu tính chất hóa học của các đơn chất halogen? So sánh tính chất giữa các nguyên tố trong nhóm? - Nêu tính chất hóa học của Hydrohalic acid? So sánh tính chất giữa các nguyên tố trong nhóm? - Sự biến đổi nhiệt độ sôi của các halogen halide từ HF đến HI: Giải thích: - Sự biến đổi tính acid từ HF đến HI: + Phân biệt các ion F-; Cl-; Br-; I- trong dung dịch? + Sắp xếp các ion F-; Cl-; Br-; I- theo tính khử tăng dần? . + Điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp? 2. Bài tập tham khảo CHƯƠNG 7: NGUYÊN TỐ NHÓM VIIA – HALOGEN Câu 73: Đặc điểm chung của đơn chất halogen là A. Có tính oxi hóa mạnh. B. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. C. Ở điều kiện thường là chất khí. D. Tác dụng mạnh với nước. Câu 74:Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen là A. ns2np6. B. ns2np5. C. ns2np3. D. ns2np4. Câu 75: Halogen là phi kim mạnh vì 9
  10. A. Có độ âm điện lớn. B. Năng lượng liên kết phân tử không lớn. C. Phân tử có 1 liên kết cộng hoá trị. D. Bán kính nguyên tử nhỏ hơn so với các nguyên tố trong cùng chu Câu 76 : Trong nhóm halogen, từ fluorine đến iodine A. Nhiệt độ nóng chảy giảm dần. B. Màu sắc nhạt dần. C. Tính oxi hóa tăng dần. D. Độ âm điện giảm dần Câu 77: Phát biểu không chính xác là A. Tính oxi hóa của halogen giảm dần từ fluorine đến iodine. B. Trong tất cả các hợp chất, fluorine chỉ có số oxi hóa -1. C. Trong hợp chất với hiđrogen và kim loại, các halogen luôn thể hiện số oxi hóa là -1. D. Trong tất cả các hợp chất, các halogen chỉ có số oxi hóa là -1. Câu 78: Trong các phản ứng hoá học, để chuyển thành anion, nguyên tử của các nguyên tố halogen đã nhận hay nhường bao nhiêu electron? A. Nhận thêm 1 electron. B. Nhường đi 1 electron. C. Nhận thêm 2 electron. D. Nhường đi 7 electron. Câu 79: Nguyên tố halogen nào sau đây chỉ có số oxi hóa -1 trong các hợp chất hóa học A. fluorine. B. chlorine. C. bromine. D. iodi Câu 80 : Halogen tồn tại ở trạng thái lỏng ở điều kiện thường là A. fluorine. B. chlorine. C. bromine. D. iodine. Câu 81: Trong phòng thí nghiệm, chlorine được điều chế bằng cách cho HCl đặc tác dụng với A. KOH. B. KMnO4. C. KNO3. D. K2CO3 Câu 82: Màu sắc của các đơn chất halogen khi đi từ F đến I biến đổi: A. màu sắc đậm dần. B. màu sắc nhạt dần. C. màu sắc không thay đổi. D. màu sắc biến đổi không theo quy luật. Câu 83 : Chlorine không phản ứng với dung dịch nào sau đây A. NaOH. B. NaCl. C. NaBr. D. N Câu 84 : Trường hợp nào không xảy ra phản ứng hóa học? A. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. B. Cho I2 vào dung dịch NaBr. C. Cho Fe vào dung dịch HCl đặc, nguội. D. Sục khí Cl2 vào dung dịch NaBr. Câu 85: Phát biểu không đúng là A. Các halogen đều có 7 electron lớp ngoài cùng thuộc phân lớp s và p. B. Các halogen là những phi kim mạnh nhất trong mỗi chu kỳ. C. Tính oxi hoá của các halogen giảm dần: I2 > Br2 > Cl2 > F2. D. Trong hợp chất F chỉ có có số oxi hóa là -1. Câu 86 : Muốn khắc thủy tinh người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy, nhấc ra cho nguội, sau đó dùng vật nhọn khắc hình ảnh cần khắc nhờ lớp sáp mất đi, rồi nhỏ dung dịch axit flohidric vào thì thủy tinh sẽ bị ăn mòn ở những chỗ lớp sáp bị mất đi đó. Phương trình hóa học của quá trình này là A. HF + NaOH →NaF + H2O. B. Na2SiO3 + 2H2O →2NaOH + H2SiO3. C. 4HF + SiO2→ SiF4 + 2H2O. D. Na2CO3 + SiO2 →Na2SiO3 + CO2. 10
  11. Câu 87 :Tính chất nào sau đây không phải là tính chất chung của nhóm halogen? A. Tác dụng được với hidro tạo thành hợp chất có liên kết cộng hóa trị có cực. B. Nguyên tử chỉ có khả năng thu thêm 1e. C. Có số oxi -1 trong mọi hợp chất. D. Lớp ngoài cùng có 7 electron Câu 88 :Phát biểu nào sau đây sai? A. Bán kính nguyên tử của chlorine lớn hơn của fluorine. B. Tính axit của HF mạnh hơn tính axit của HCl. C. Tính khử của ion Br− lớn hơn ion Cl−. D. Độ âm điện của bromine lớn hơn của iodine. Câu 89 :Sục Cl2 vào nước, thu được nước chlorine màu vàng nhạt. Trong nước chlorine có chứa các chất A. Cl2, H2O. B. HCl, HClO. C. HCl, HClO, H2O. D. Cl2, HCl, HClO, H2O. Câu 90 : Các nguyên tử halogen có 7 electron ở lớp ngoài cùng nên nguyên tử halogen có xu hướng phổ biến - - A. X +1e→ X . B. X2 +1e → X . +1 - C. X → X +1e. D. X2 +2e → X . Câu 91 :Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, halogen thuộc nhóm A. IA. B. IIA. C. VIIA. D. VIIIA. Câu 92 :Số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử nguyên tố nhóm halogen là A. 5.B. 6.C. 7.D. 4. Câu 93 :Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết: A. cộng hoá trị không cực.B. hiđro.C. cộng hoá trị có cực.D. ion. Câu 94:Tính chất hóa học đặc trưng của các đơn chất halogen là A. Tính khử.B. Tính oxi hóa.C. Tính acid. D. Tính base. Câu 95 :Trong phản ứng: Cl2 + 2KOH  KCl + KClO + H2O. Chlorine đóng vai trò nào? A. Là chất khử. B. Là chất oxi hóa. C. không là chất oxi hóa, không là chất khử. D. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. Câu 96 :Ứng dụng nào sau đây không phải của Cl2? A. Xử lí nước bể bơi. B. Sát trùng vết thương trong y tế. C. Sản xuất nhựa PVC. D. Sản xuất bột tẩy trắng. Câu 97 :Muối nào có nhiều nhất trong nước biển với nồng độ khoảng 3% A. NaCl.B. NaF.C. CaCl 2.D. NaBr. Câu 98 : Nhiệt độ nóng chảy của các phân tử trong dãy halogen được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là? A. Cl2, Br2, F2, I2;B. I 2, Br2, Cl2, F2;C. F 2, Cl2, Br2, I2; D. F2, Br2, Cl2, I2-. Câu 99 : Chỉ thị nào sau đây thường dùng để nhận biết dung dịch I2? A. Phenolphtalein. B. Hồ tinh bột. C. Quỳ tím.D. Nước vôi trong . Câu 100 : Nước Javen là hỗn hợp của các chất nào sau đây? 11
  12. A. HCl, HClO, H2O. B. NaCl, NaClO, H2O. C. NaCl, NaClO3, H2O.D. NaCl, NaClO 4, H2O. MỆNH ĐỀ Câu 101 : Khi cho các halogen phản ứng với nước, cho các nhận định sau: (1) Khí flourine có thể phản ứng trực tiếp với nước tạo khí oxygen. (2) Chlorine phản ứng với nước là phản ứng thuận nghịch. (3) Nước flourine có khả năng tẩy trùng. (4) Nước bromine có tính oxi hóa. Số nhận định đúng là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 102: Cho các phát biểu sau (1) Phản ứng hóa hợp không có sự thay đổi số oxi hóa. (2) Phản ứng thế luôn là phản ứng oxi hóa khử. (3) Trong phản ứng hóa học chất khử là chất có số oxi hóa tăng. (4) Trong phản ứng hóa học chất oxi hóa là chất có số oxi hóa giảm. (5) Trong phản ứng phân hủy, số oxi hóa của một số nguyên tố có thể thay đổi hoặc không thay đổi. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 103: Cho các phản ứng sau o t ,V2O5 (1) 2SO2 + O2  2SO3. (2) SO2 + 2H2O + Br2 → H2SO4 + 2HBr. (3) SO2 + 2H2S → 2H2O + 3S. (4) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4. (5) SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O Các phản ứng trong đó SO2 đóng vai trò chất oxi hóa là A. (2), (3), (4). B. (1), (3), (5). C. (1), (2), (3). D. (3). Câu 104: Cho các phát biểu sau : (1). Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố. (2). Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố. (3). Chất bị oxi hóa là chất nhận e và chất bị khử là chất cho e. (4). Quá trình oxi hóa và quá trình khử xảy ra đồng thời. (5). Quá trình nhận e gọi là quá trình oxi hóa. Số phát biểu đúng : A. 1.B. 2.C. 3.D. 4. Câu 105 : Cho các phát biểu sau: (1) Dung dịch HF là axit yếu và không được chứa trong lọ thuỷ tinh. (2) Trong tự nhiên chlorine chủ yếu tồn tại ở dạng đơn chất. (3) Dung dịch NaF loãng dùng làm thuốc chống sâu răng. (4) Đi từ F tới I nhiệt độ sôi tăng dần, nhiệt độ nóng chảy tăng dần, màu sắc đậm dần. (5) Có thể điều chế Cl2 bằng phản ứng đun nóng giữa HCl đặc với KMnO4. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. 12