Đáp án đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT Bến Tre
Bạn đang xem tài liệu "Đáp án đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT Bến Tre", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- dap_an_de_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_so_gd.doc
Nội dung text: Đáp án đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT Bến Tre
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Bến Tre năm 2021 Câu 1. a. Phương thức biểu đạt của đoạn trích: Nghị luận b. Theo đoạn trích, để thành công trong bất cứ hoàn cảnh nào cần thực sự chú tâm vào công việc mình làm. Làm việc bằng niềm vui, sự phấn khởi và lòng tự hào về những gì làm được. c. Còn nếu bạn (CN) muốn lặp lại những việc tương tự chỉ để nhận lấy những lời khen cũ rích (VN) thì bạn (CN) sẽ chẳng có động lực nội tại nào thúc đẩy bản thân tiến bước xa hơn (VN) d. Gợi ý: Giới thiệu vấn đề: tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống Bàn luận, phân tích vấn đề 1. Giải thích: Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đây trách nhiệm cho người khác. 2. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm: - Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thật tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường, có tinh thần yêu nước, chăm lo học tập, - Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, những người xung quanh Đối với một người công chức: thực hiện đúng nhiệm vụ của Đảng và nhà nước gia cho, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho
- - Đối với công dân thực hiện tốt quy định của nhà nước, của pháp luật, có trách nhiệm với gia đình và mọi người xung quanh 3. Ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm: - Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ - Được mọi người xung quanh quý mến và yêu quý - Được lòng tin của mọi người - Thành công trong công việc và cuộc sống 4. Phan đề: Những người có lối sống ích kỉ, không có tinh thần trách nhiệm, Kết thúc vấn đề: nêu cảm nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống - Tinh thần trách nhiệm là một đức tính tốt đẹp - Em sẽ học tập tốt để trở thành người có trách nhiệm Câu 2. A. Giới thiệu chung. • Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân. • Truyện ngắn “Làng” một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến
- chống Pháp nói chung - sáng tác đầu kháng chiến, được in năm 1948. • Truyện đã xây dựng thành công nhân vật ông Hai với tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến hài hòa, nồng thắm. Điều đó được đặc biệt thể hiện trong đoạn đối thoại của ông Hai với con trai mình – thằng cu Húc B. Phân tích 1. Khái quát tình huống truyện, vị trí đoạn trích • Khi kháng chiến chống Pháp nổ ra: ông Hai muốn ở lại làng để tham gia kháng chiến nhưng vì hoàn cảnh gia đình buộc ông phải rời làng đi tản cư, lòng ông luôn day dứt nỗi nhớ làng. • Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống có ý nghĩa: là một nông dân suốt đời sống ở quê hương, gắn bó máu thịt với từng con đường, nếp nhà, thửa ruộng và biết bao nhiêu người ruột thịt, xóm giềng. Vậy mà vì giặc ngoại xâm, ông phải rời xa quê hương đi tản cư, sống nhờ nơi đất khách. Do đó, lòng ông luôn đau đáu nỗi nhớ quê. Ban ngày lo sản xuất, ổn định cuộc sống, nhưng buổi tối lại sang hàng xóm giãi bày nỗi nhớ của mình. Nỗi nhớ của ông đều bắt nguồn từ những kỉ niệm trong cuộc sống hàng ngày. • Thế rồi, đột ngột ông nghe tin dữ làng Dầu theo giặc, giữa lúc tâm trạng của ông đang phấn chấn vì nghe những tin thắng trận. Tâm trạng ông trở nên đau đớn, nặng nề, tủi hổ tràn ngập lòng ông. Trước ông Hai hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì nay lại đau đớn, nhục nhã bấy nhiêu. Tình huống này buộc ông Hai phải lựa chọn giữa tình yêu làng và tình yêu nước.
- • • Cao trào tâm trạng của nhân vật cũng là lúc bộc lộ một cách sâu sắc, cảm động nhất tình cảm chân thành, thiêng liêng của ông Hai với quê hương, đất nước, cách mạng. Đó là cảnh ông Hai trò chuyện với đứa con. 2. Phân tích đoạn trích - cuộc trò chuyện giữa ông Hai với thằng cu Húc. - Trong tâm trạng bi dồn nén bế tắc, ông Hai chỉ còn biết trút nỗi lòng mình vào những lời thủ thỉ, tâm sự với đứa con nhỏ. Ông lựa chọn cách nói chuyện với đứa con út, vì nó nhỏ tuổi, ngây thơ, dễ nói chuyện, dễ bày tỏ. - Đây là một đoạn đối thoại mà như độc thoại rất cảm động, bộc lộ tấm lòng gắn bó sâu sắc, bền chặt vói quê hương, đất nước, với kháng chiến của ông Hai. Nói với con mà thực chất ông đang tự nhủ với lòng mình, tự giãi bày, tự minh oan. - Ông khẳng định vói con: “nhà ta ở làng Chợ Dầu" -> Ông muốn con ghi nhớ Chợ Dầu là quê hương, là gốc gác, không được phép quên. Đây cũng chính là tình cảm gắn bó máu thịt của ông Hai và của hàng triệu người Việt Nam. - Ông lựa chọn: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”. -> Tình yêu nước và nhiệt tình ủng hộ kháng chiến của ông Hai. Lựa chọn ấy khiến ông vững vàng hơn và tin rằng đồng bào, đồng chí sẽ hiểu cho ông, cụ Hồ sẽ soi xét cho ông. * Ý nghĩa đoạn trích:
- • Ông muốn khắc sâu tình yêu chợ Dầu vào trái tim bé bỏng của thằng cu Húc và đứa con đã nói hộ lòng ông nỗi nhớ làng. • Lời tâm sự của ông như một lời thề, một lời nguyện làm vơi bớt phần nào nỗi khổ tâm trong ông Hai. Tình yêu làng, tình yêu nước của ông thật bền chặt, thiêng liêng. Dẫu cả làng theo giặc ông vẫn một lòng theo kháng chiến. * Giá trị nghệ thuật • Lối kể chuyện giản dị, tự nhiên, ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ. • Ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo. • Kết hợp hài hòa ngôn ngữ độc thoại, đối thoại • Hình ảnh, chi tiết giàu sức gợi. c. Kết bài • Ông Hai tiêu biểu cho tầng lớp nông dân thời kì kháng chiến chống Pháp. • Qua nhân vật ông Hai trong tác phẩm nói chung và trong cuộc trò chuyện với thằng cu Húc nói riêng, tác giả muốn biểu đạt một cách thấm thía, xúc động tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp. • Tác giả viết bằng trái tim, tình cảm của mình nên dễ tìm được sự đồng cảm từ người đọc.