Chuyên đề bài tập Vật lý 9

docx 38 trang hatrang 11743
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề bài tập Vật lý 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_bai_tap_vat_ly_9.docx

Nội dung text: Chuyên đề bài tập Vật lý 9

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ? TRƯỜNG THPT ?  CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 9 (Theo định hướng phát triển năng lực học sinh) E = mc2 Họ và tên học sinh: Lớp: TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ
  2. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 9 MỤC LỤC MỤC LỤC CHUYÊN ĐỀ I. ĐIỆN HỌC 6 CHỦ ĐỀ 1. SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN 6 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 6 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 6 CHỦ ĐỀ 2. ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN. ĐỊNH LUẬT ÔM 9 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 9 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 9 CHỦ ĐỀ 3. THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA MỘT DÂY DẪN BẰNG AMPE KẾ VÀ VÔN KẾ 12 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 12 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 12 CHỦ ĐỀ 4. ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP 12 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 12 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 13 CHỦ ĐỀ 5. ĐOẠN MẠCH SONG SONG 15 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 15 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 16 CHỦ ĐỀ 6. BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM 18 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 18 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 20 CHỦ ĐỀ 7. SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO CHIỀU DÀI DÂY DẪN 24 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 24 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 26 CHỦ ĐỀ 8. SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO TIẾT DIỆN DÂY DẪN 28 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 28 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 29 CHỦ ĐỀ 9. SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO VẬT LIỆU LÀM DÂY DẪN 31 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 31 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 32 CHỦ ĐỀ 10. BIẾN TRỞ. ĐIỆN TRỞ DÙNG TRONG KĨ THUẬT 35 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 35 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 37 CHỦ ĐỀ 11. BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM VÀ CÔNG THỨC TÍNH ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN 40 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 40 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 42 CHỦ ĐỀ 12. CÔNG SUẤT ĐIỆN 47 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 47 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 48 CHỦ ĐỀ 13. ĐIỆN NĂNG. CÔNG CỦA DÒNG ĐIỆN 51 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 51 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 53 CHỦ ĐỀ 14. BÀI TẬP VỀ CÔNG SUẤT ĐIỆN VÀ ĐIỆN NĂNG SỬ DỤNG 55 1 Zalo 0937351107
  3. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 9 MỤC LỤC A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 55 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 56 CHỦ ĐỀ 15. THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA: XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT CỦA CÁC DỤNG CỤ ĐIỆN 60 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 60 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 60 CHỦ ĐỀ 16. ĐỊNH LUẬT JUN – LEN-XƠ 60 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 60 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 61 CHỦ ĐỀ 17. BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT JUN – LEN-XƠ 64 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 64 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 65 CHỦ ĐỀ 18. SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN 68 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 68 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 72 CHỦ ĐỀ 19. TỔNG KẾT CHUYÊN ĐỀ ĐIỆN HỌC 74 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 74 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 79 CHUYÊN ĐỀ II. ĐIỆN TỪ HỌC 89 CHỦ ĐỀ 1. NAM CHÂM VĨNH CỬU 89 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 89 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 90 CHỦ ĐỀ 2. TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN. TỪ TRƯỜNG 92 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 92 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 94 CHỦ ĐỀ 3. TỪ PHỔ. ĐƯỜNG SỨC TỪ 96 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 96 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 99 CHỦ ĐỀ 4. TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA 101 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 101 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 102 CHỦ ĐỀ 5. SỰ NHIỄM TỪ CỦA SẮT, THÉP. NAM CHÂM ĐIỆN 104 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 104 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 106 CHỦ ĐỀ 6. ỨNG DỤNG CỦA NAM CHÂM 108 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 108 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 111 CHỦ ĐỀ 7. LỰC ĐIỆN TỪ 113 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 113 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 114 CHỦ ĐỀ 8. ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU 116 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 116 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 118 CHỦ ĐỀ 9. CHỦ ĐỀ VẬN DỤNG QUY TẮC NẮM TAY PHẢI VÀ QUY TẮC BÀN TAY TRÁI 120 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 120 2 Zalo 0937351107
  4. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 9 MỤC LỤC B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 121 CHỦ ĐỀ 10. HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ 124 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 124 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 125 CHỦ ĐỀ 11. ĐIỀU KIỆN XUẤT HIỆN DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG 127 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 127 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 128 CHỦ ĐỀ 12. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU 131 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 131 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 132 CHỦ ĐỀ 13. MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU 134 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 134 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 136 CHỦ ĐỀ 14. CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU. ĐO CƯỜNG ĐỘ VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU 138 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 138 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 141 CHỦ ĐỀ 15. TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA 142 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 142 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 143 CHỦ ĐỀ 16. MÁY BIẾN THẾ 145 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 145 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 147 CHỦ ĐỀ 17. TỔNG KẾT CHUYÊN ĐỀ ĐIỆN TỪ HỌC 149 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 149 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 154 CHUYÊN ĐỀ III. QUANG HỌC 163 CHỦ ĐỀ 1. HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG 163 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 163 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 165 CHỦ ĐỀ 2. QUAN HỆ GIỮA GÓC TỚI VÀ GÓC KHÚC XẠ 166 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 166 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 168 CHỦ ĐỀ 3. THẤU KÍNH HỘI TỤ 170 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 170 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 172 CHỦ ĐỀ 4. ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ 174 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 174 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 176 CHỦ ĐỀ 5. THẤU KÍNH PHÂN KÌ 179 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 179 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 181 CHỦ ĐỀ 6. ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH PHÂN KÌ 183 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 183 3 Zalo 0937351107
  5. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 9 MỤC LỤC B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 184 CHỦ ĐỀ 7. THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA: ĐO TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ 188 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 188 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 188 CHỦ ĐỀ 8. SỰ TẠO ẢNH TRONG MÁY ẢNH 188 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 188 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 189 CHỦ ĐỀ 9. MẮT 192 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 192 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 193 CHỦ ĐỀ 10. MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO 195 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 195 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 198 CHỦ ĐỀ 11. KÍNH LÚP 200 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 200 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 202 CHỦ ĐỀ 12. BÀI TẬP QUANG HÌNH HỌC 203 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 203 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 206 CHỦ ĐỀ 13. ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU 210 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 210 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 213 CHỦ ĐỀ 14. SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG 215 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 215 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 216 CHỦ ĐỀ 15. SỰ TRỘN CÁC ÁNH SÁNG MÀU 218 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 218 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 220 CHỦ ĐỀ 16. MÀU SẮC CÁC VẬT DƯỚI ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ DƯỚI ÁNH SÁNG MÀU 221 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 221 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 222 CHỦ ĐỀ 17. CÁC TÁC DỤNG CỦA ÁNH SÁNG 224 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 224 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 227 CHỦ ĐỀ 18. THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC VÀ ÁNH SÁNG KHÔNG ĐƠN SẮC BẰNG ĐĨA CD 229 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 229 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 229 CHỦ ĐỀ 19. TỔNG KẾT CHUYÊN ĐỀ QUANG HỌC 229 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 229 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 235 CHUYÊN ĐỀ IV. SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG 244 CHỦ ĐỀ 1. NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG 244 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 244 4 Zalo 0937351107
  6. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 9 MỤC LỤC B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 245 CHỦ ĐỀ 2. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG 247 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 247 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 248 CHỦ ĐỀ 3. SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG – NHIỆT ĐIỆN VÀ THỦY ĐIỆN 250 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 250 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 253 CHỦ ĐỀ 4. ĐIỆN GIÓ – ĐIỆN MẶT TRỜI – ĐIỆN HẠT NHÂN 254 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 254 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 258 CHỦ ĐỀ 5. TỔNG KẾT CHUYÊN ĐỀ SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG 260 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 260 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 262 CHUYÊN ĐỀ V. KIỂM TRA 268 CHỦ ĐỀ 1. 15 ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I 268 5 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 9 học kì I 268 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 9 Học kì I (Đề 1) 268 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 9 Học kì I (Đề 2) 269 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 9 Học kì I (Đề 3) 271 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 9 Học kì I (Đề 4) 272 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 9 Học kì I (Đề 5) 273 5 Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 9 học kì I 274 Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 9 Học kì I (Đề 1) 274 Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 9 Học kì I (Đề 2) 277 Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 9 Học kì I (Đề 3) 279 Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 9 Học kì I (Đề 4) 281 Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 9 Học kì I (Đề 5) 283 5 Đề kiểm tra Học kì I Vật Lí 9 284 Đề kiểm tra Học kì I Vật Lí lớp 9 (Đề 1) 284 Đề kiểm tra Học kì I Vật Lí lớp 9 (Đề 2) 286 Đề kiểm tra Học kì I Vật Lí lớp 9 (Đề 3) 287 Đề kiểm tra Học kì I Vật Lí lớp 9 (Đề 4) 289 Đề kiểm tra Học kì I Vật Lí lớp 9 (Đề 5) 291 CHỦ ĐỀ 2. 15 ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ II 292 5 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 9 học kì II 292 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 9 Học kì II (Đề 1) 292 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 9 Học kì II (Đề 2) 294 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 9 Học kì II (Đề 3) 295 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 9 Học kì II (Đề 4) 296 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 9 Học kì II (Đề 5) 297 5 Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 9 học kì II 297 Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 9 Học kì II (Đề 1) 297 Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 9 Học kì II (Đề 2) 301 Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 9 Học kì II (Đề 3) 304 Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 9 Học kì II (Đề 4) 307 Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 9 Học kì II (Đề 5) 309 5 Đề kiểm tra Học kì II Vật Lí 9 310 5 Zalo 0937351107
  7. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 9 MỤC LỤC Đề kiểm tra Vật Lí 9 Học kì II (Đề 1) 310 Đề kiểm tra Vật Lí 9 Học kì II (Đề 2) 314 Đề kiểm tra Vật Lí 9 Học kì II (Đề 3) 317 Đề kiểm tra Vật Lí 9 Học kì II (Đề 4) 320 Đề kiểm tra Vật Lí 9 Học kì II (Đề 5) 323 6 Zalo 0937351107
  8. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 9 CHUYÊN ĐỀ V. KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ I. ĐIỆN HỌC CHỦ ĐỀ 1. SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT 1. Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó (I ∼ U). Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần. 2. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ (gốc tọa độ được chọn là điểm ứng với các giá trị U = 0 và I = 0). II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI Xác định cường độ dòng điện theo giá trị của hiệu điện thế bằng đồ thị cho trước Giả sử cần xác định giá trị của cường độ dòng điện ứng với giá trị của hiệu điện thế là U0 ta có thể thực hiện như sau: - Từ giá trị U 0 (trên trục hoành), vẽ đoạn thẳng song song với trục tung (trục cường độ dòng điện) cắt đồ thị tại M. - Từ M vẽ đoạn thẳng song song với trục hoành (trục hiệu điện thế) cắt trục tung tại điểm I0. Khi đó I0 chính là giá trị cường độ dòng điện cần tìm. Chú ý: Nếu biết giá trị cường độ dòng điện bằng cách tương tự ta có thể tìm được giá trị tương ứng của hiệu điện thế. B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG Câu 1: Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó có mối quan hệ: A. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. C. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó tăng. D. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó giảm. Hướng dẫn giải: Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó → Đáp án A Câu 2: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ A. luân phiên tăng giảmB. không thay đổi C. giảm bấy nhiêu lần D. tăng bấy nhiêu lần Hướng dẫn giải: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn sẽ giảm bấy nhiêu lần → Đáp án C Câu 3: Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 3 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào? 7 Zalo 0937351107
  9. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 9 CHUYÊN ĐỀ V. KIỂM TRA A. Giảm 3 lầnB. Tăng 3 lần C. Không thay đổi D. Tăng 1,5 lần Hướng dẫn giải: Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 3 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này tăng 3 lần → Đáp án B Câu 4: Đồ thị a và b được hai học sinh vẽ khi làm thí nghiệm xác định liên hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn. Nhận xét nào là đúng? A. Cả hai kết quả đều đúng B. Cả hai kết quả đều sai C. Kết quả của b đúng D. Kết quả của a đúng Hướng dẫn giải: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện (I) vào hiệu điện thế (U) là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ (U = 0, I = 0) → Đáp án C Câu 5: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 36V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu? A. 0,5AB. 1,5AC. 1AD. 2A Hướng dẫn giải: Vì cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế nên → Đáp án B Câu 6: Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì cường dộ dòng điện chạy qua nó có cường độ 6 mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 4 mA thì hiệu điện thế là: A. 4VB. 2VC. 8VD. 4000V Hướng dẫn giải: Lúc chưa giảm thì hiệu điện thế gấp 12/0,006 =2000 lần cường độ dòng điện nên sau khi giảm ta thấy cường độ dòng điện còn 2 mA. Vậy hiệu điện thế lúc đó sẽ là: U = 2000.0,002 = 4V → Đáp án A Câu 7: Cường độ dòng điện đi qua một dây dẫn là I 1, khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn này là U 1 = 7,2V. Dòng điện đi qua dây dẫn này sẽ có cường độ I 2 lớn gấp bao nhiêu lần nếu hiệu điện thế giữa hai đầu của nó tăng thêm 10,8V? A. 1,5 lầnB. 3 lầnC. 2,5 lần D. 2 lần Hướng dẫn giải: Vì cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế nên → Đáp án C Câu 8: Khi đặt một hiệu điện thế 10V giữa hai đầu một dây dẫn thì dòng điện đi qua nó có cường độ là 1,25A. Hỏi phải giảm hiệu điện thế giữa hai đầu dây này đi một lượng là bao nhiêu để dòng điện đi qua dây chỉ còn là 0,75A? A. 6VB. 2VC. 8VD. 4V Hướng dẫn giải: Vì cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế nên 8 Zalo 0937351107
  10. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 9 CHUYÊN ĐỀ V. KIỂM TRA Vậy phải giảm hiệu điện thế một lượng là 10 – 6 = 4V → Đáp án D Câu 9: Hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu một vật dẫn là 18V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,2A. Muốn cường độ dòng điện qua nó tăng thêm 0,3A thì phải đặt vào hai đầu vật dẫn đó một hiệu điện thế là bao nhiêu? A. 45VB. 20VC. 80VD. 40V Hướng dẫn giải: Vì cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế nên Vậy hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn là 45V → Đáp án A Câu 10: Dựa vào đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn ở hình vẽ. Hãy chọn các giá trị thích hợp để điền vào các ô trống trong bảng sau: U (V) 0 5 18 25 I (A) 0,24 0,4 0,64 A. U (V) 0 5 12 18 20 25 32 I (A) 0 0,1 0,24 0,36 0,4 0,5 0,64 B. U (V) 0 5 12 18 20 25 30 I (A) 0 0,1 0,24 0,36 0,4 0,5 0,64 C. U (V) 0 5 12 18 20 25 36 I (A) 0 0,1 0,24 0,36 0,4 0,5 0,64 D. U (V) 0 5 12 18 20 25 40 I (A) 0 0,1 0,24 0,36 0,4 0,5 0,64 Hướng dẫn giải: Căn cứ vào đồ thị, khi U0 = 0V thì U5 = 25V và I5 = 0,5A Ta có: 9 Zalo 0937351107
  11. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 9 CHUYÊN ĐỀ V. KIỂM TRA Vậy giá trị của các ô trống được điền vào trong bảng sau: U (V) 0 5 12 18 20 25 32 I (A) 0 0,1 0,24 0,36 0,4 0,5 0,64 → Đáp án A CHỦ ĐỀ 2. ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN. ĐỊNH LUẬT ÔM A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT 1. Điện trở của dây dẫn a) Xác định thương số U/I đối với mỗi dây dẫn - Đối với một dây dẫn nhất định, tỉ số U/I có giá trị không đổi. - Đối với các dây dẫn khác nhau, tỉ số U/I có giá trị khác nhau. b) Điện trở - Điện trở của dây dẫn biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn. - Điện trở kí hiệu là R. Đơn vị của điện trở là Ôm (kí hiệu là Ω) Các đơn vị khác: + Kilôôm (kí hiệu là k ): 1 k = 1000 + Mêgaôm (kí hiệu là M ): 1 M = 1000000 - Kí hiệu sơ đồ của điện trở trong mạch điện là: - Công thức xác định điện trở dây dẫn: R= U/I Trong đó: R là điện trở (Ω); U là hiệu điện thế (V); I là cường độ dòng điện (A) 2. Định luật Ôm - Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. - Hệ thức biểu diễn định luật: I = U/R Trong đó: R là điện trở (Ω); U là hiệu điện thế (V); I là cường độ dòng điện (A) II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI Cách xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế Thiết lập mạch điện như hình vẽ. - Mắc ampe kế nối tiếp với điện trở (R) để đo cường độ dòng điện IR qua điện trở. - Mắc vôn kế song song với điện trở để đo hiệu điện thế UR giữa hai đầu R. - Tính UR/IR ta xác định được giá trị R cần tìm. B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG Câu 1: Nội dung định luật Ôm là: A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây. 10 Zalo 0937351107
  12. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 9 CHUYÊN ĐỀ V. KIỂM TRA B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây. C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây. Hướng dẫn giải: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây → Đáp án C Câu 2: Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. . của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt. A. Điện trởB. Chiều dài C. Cường độD. Hiệu điện thế Hướng dẫn giải: Điện trở của dây dẫn càng nhỏ thì dây dẫn đó dẫn điện càng tốt → Đáp án A Câu 3: Biểu thức đúng của định luật Ôm là: A. I = R/UB. I = U/R C. U = I/RD. U = R/I Hướng dẫn giải: Biểu thức đúng của định luật Ôm là: I = U/R → Đáp án B Câu 4: Một dây dẫn có điện trở 50Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 300mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn đó là: A. 1500VB. 15V C. 60VD. 6V Hướng dẫn giải: Hiệu điện thế lớn nhất: U = I.R = 0,3.50 = 15V → Đáp án B Câu 5: Đơn vị nào dưới đây là đơn vị của điện trở? A. ÔmB. Oát C. VônD. Ampe Hướng dẫn giải: Ôm là đơn vị của điện trở → Đáp án A Câu 6: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 36V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đó là bao nhiêu? A. 1AB. 1,5AC. 2AD. 2,5A Hướng dẫn giải: Điện trở dây dẫn: R = U/I = 12/0,5 = 24Ω Cường độ dòng điện: I’ = U’/R = 36/24 = 1,5A → Đáp án B Câu 7: Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm bao nhiêu? A. tăng 5VB. tăng 3VC. giảm 3VD. giảm 2V Hướng dẫn giải: Từ định luật Ôm ta có điện trở của bóng đèn: R = U/I = 12/1,2 = 10Ω Khi tăng thêm cường độ dòng điện là I’ = 1,5A thì U’ = 1,5.10 = 15V Vậy ta phải tăng U thêm ΔU = U’ – U = 15 – 12 = 3V → Đáp án B 11 Zalo 0937351107
  13. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 9 CHUYÊN ĐỀ V. KIỂM TRA Câu 8: Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 4V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ dòng điện là bao nhiêu? A. 0,3AB. 0,4AC. 0,5AD. 0,2A Hướng dẫn giải: Từ định luật Ôm ta có điện trở của bóng đèn: Khi giảm hiệu điện thế: Vậy cường độ dòng điện: → Đáp án D Câu 9: Cho hai dây dẫn có giá trị điện trở là R1 và R2. Hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu mỗi dây dẫn lần lượt là U1 và U2. Biết R2 = 2.R1 và U1 = 2.U2. Khi đưa ra câu hỏi so sánh cường độ dòng điện chạy qua hai dây dẫn đó, bạn A trả lời: “Cường độ dòng điện qua R 1 lớn hơn qua R2 2 lần vì U1 lớn hơn U2 2 lần”. Bạn B lại nói rằng: “Cường độ dòng điện qua R 1 lớn hơn qua R2 2 lần vì R1 nhỏ hơn R2 2 lần”. Vậy bạn nào đúng? Bạn nào sai? Tại sao? A. bạn A đúngB. bạn B đúngC. hai bạn đều đúngD. hai bạn đều sai Hướng dẫn giải: Theo định luật Ôm, cường độ dòng điện qua các điện trở được tính theo công thức: ⇒ Cường độ dòng điện qua R1 lớn hơn qua R2 4 lần ⇒ Hai bạn đều sai → Đáp án D Câu 10: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ: Khi K1 và K2 đều đóng, ampe kế chỉ 0,5A. Nếu thay R1 bằng R2 thì thấy ampe kế chỉ 1,25A. Hãy so sánh R 1 với R2. Biết rằng bộ nguồn không thay đổi. A. R1 = 2R2 B. R1 = 2,5R2 C. R1 = 5R2 D. R1 = 5,2R2 Hướng dẫn giải: Khi K1 và K2 đều đóng: → Đáp án B 12 Zalo 0937351107
  14. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 9 CHUYÊN ĐỀ V. KIỂM TRA CHỦ ĐỀ 3. THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA MỘT DÂY DẪN BẰNG AMPE KẾ VÀ VÔN KẾ A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CHỦ ĐỀ 4. ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT 1. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp - Đoạn mạch gồm n điện trở mắc nối tiếp được biểu diễn như hình vẽ: Trong đó: R1, R2, ,Rn là các điện trở; UAB là hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch; U 1, U2, ,Un lần lượt là hiệu điện thế trên mỗi điện trở; I 1, I2, ,In lần lượt là cường độ dòng điện qua mỗi điện trở; I AB là cường độ dòng điện qua mạch chính + Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng cường độ dòng điện chạy qua từng điện trở: I AB = I1 = I2 = = In + Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần: UAB = U1 + U2 + + Un - Trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó: U1/U2 = R1R2 2. Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp Điện trở tương đương (Rtđ) của một đoạn mạch gồm nhiều điện trở là một điện trở có thể thay thế cho các điện trở đó, sao cho với cùng một hiệu điện thế thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch vẫn có giá trị như trước. Điện trở tương đương của đoạn mạch bằng tổng các điện trở thành phần. Với đoạn mạch gồm n điện trở mắc nối tiếp: Rtđ = R1 + R2 + + Rn 3. Ứng dụng thực tế Dãy đèn trang trí gồm nhiều bóng đèn sợi đốt nhỏ mắc nối tiếp nhau. Trong dãy đèn trang trí có một bóng đèn gọi là bóng chớp. Trong bóng đèn này có gắn một băng kép (thanh lưỡng kim nhiệt). Băng kép này tạo thành một công tắc nhiệt C. Ban đầu công tắc này đóng nên khi nối dây đèn vào nguồn điện, dòng điện đi qua dây đèn khiến các đèn trong dãy sáng. Đèn sáng lên sẽ khiến công tắc C ngắt mạch. Do các đèn mắc nối tiếp nên các đèn trong dãy đều tắt. Sau đó đèn nguội đi, công tắc C lại đóng mạch và các đèn lại sáng lên. Quá trình này cứ thế lặp đi lặp lại khiến dãy đèn nháy tắt liên tục. 13 Zalo 0937351107
  15. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 9 CHUYÊN ĐỀ V. KIỂM TRA B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG Câu 1: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp? Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch: A. bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần. B. bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần. C. bằng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần. D. luôn nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần. Hướng dẫn giải: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần → Đáp án B Câu 2: Cho đoạn mạch gồm điện trở R 1 mắc nối tiếp với điện trở R 2 mắc vào mạch điện. Gọi I, I 1, I2 lần lượt là cường độ dòng điện của toàn mạch, cường độ dòng điện qua R1, R2. Biểu thức nào sau đây đúng? A. I = I1 = I2 B. I = I1 + I2 C. I ≠ I1 = I2 D. I1 ≠ I2 Hướng dẫn giải: Biểu thức đúng: I = I1 = I2 → Đáp án A Câu 3: Đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp là đoạn mạch không có đặc điểm nào dưới đây? A. Đoạn mạch có những điểm nối chung của nhiều điện trở. B. Đoạn mạch có những điểm nối chung chỉ của hai điện trở. C. Dòng điện chạy qua các điện trở của đoạn mạch có cùng cường độ. D. Đoạn mạch có những điện trở mắc liên tiếp với nhau và không có mạch rẽ. Hướng dẫn giải: Đoạn mạch có những điểm nối chung của nhiều điện trở thì có thể là mạch rẽ nhánh, phân nhánh ⇒ không phải mạch nối tiếp → Đáp án A Câu 4: Đặt một hiệu điện thế U AB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R 1 và R2 mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào sau đây là không đúng? A. RAB = R1 + R2 B. IAB = I1 = I2 C. U1/U2 =R2/R1 D. UAB = U1 + U2 Hướng dẫn giải: Hệ thức không đúng U1/U2 =R2/R1 → Đáp án C Câu 5: Ba điện trở có các giá trị là 10Ω, 20Ω, 30Ω. Có bao nhiêu cách mắc các điện trở này vào mạch có hiệu điện thế 12V để dòng điện trong mạch có cường độ 0,4A? A. Chỉ có 1 cách mắcB. Có 2 cách mắcC. Có 3 cách mắcD. Không thể mắc được Hướng dẫn giải: Điện trở của đoạn mạch là: Rtđ = U/I = 12/0,4 = 30Ω ⇒ Có 3 cách mắc các điện trở đó vào mạch: Cách1: Chỉ mắc điện trở R = 30Ω trong đoạn mạch Cách 2: Mắc hai điện trở R = 10Ω và R = 20Ω nối tiếp nhau trong đoạn mạch. 14 Zalo 0937351107
  16. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 9 CHUYÊN ĐỀ V. KIỂM TRA Cách 3: Mắc ba điện trở R = 10Ω nối tiếp nhau. → Đáp án C Câu 6: Một mạch điện gồm 3 điện trở R1 = 2Ω, R2 = 5Ω, R3 = 3Ω mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện chạy trong mạch là 1,2A. Hiệu điện thế hai đầu mạch là: A. 10VB. 11VC. 12VD. 13V Hướng dẫn giải: Điện trở mạch: R = R1 + R2 + R3 = 2 + 5 + 3 = 10Ω Hiệu điện thế hai đầu mạch là: U = I.R = 1,2.10 = 12V → Đáp án C Câu 7: Cho hai điện trở R1 và R2, biết R2 = 3R1 và R1 = 15 Ω . Khi mắc hai điện trở này nối tiếp vào hai điểm có hiệu điện thế 120V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là: A. 2AB. 2,5A C. 4AD. 0,4A Hướng dẫn giải: Ta có R2 = 3R1 = 3.15 = 45 Ω Điện trở mạch là: R = R1 + R2 = 15 + 45 = 60 Ω Cường độ dòng điện là: I = U/R = 120/60 =2A → Đáp án A Câu 8: Hai điện trở R1 = 15, R2 = 30 mắc nối tiếp nhau trong một đoạn mạch. Phải mắc nối tiếp thêm vào đoạn mạch một điện trở R3 bằng bao nhiêu để điện trở tương đương của đoạn mạch là 55? A. 10ΩB. 11Ω C. 12ΩD. 13Ω Hướng dẫn giải: Điện trở tương đương: Khi mắc nối tiếp thêm điện trở R3 thì điện trở tương đương của mạch là: → Đáp án A Câu 9: Hai điện trở R 1 và R2 mắc nối tiếp nhau trong một đoạn mạch. Biết R 1 = 2R2, ampe kế chỉ 1,8A, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là UMN = 54V. Tính R1 và R2. A. 20Ω và 10ΩB. 20Ω và 11Ω C. 12Ω và 20Ω D. 13Ω và 20Ω Hướng dẫn giải: Điện trở tương đương của đoạn mạch: Mặt khác: → Đáp án A Câu 10: Đoạn mạch gồm điện trở R 1 = 3Ω , R2 = 8Ω , điện trở R 3 có thể thay đổi được giá trị. Hiệu điện thế UAB = 36V. a) Cho R3 = 7 Ω . Tính cường độ dòng điện trong mạch. A. 2AB. 2,5A C. 4AD. 0,4A b) Điều chỉnh R3 đến một giá trị R’ thì thấy cường độ dòng điện giảm đi hai lần so với ban đầu. Tính giá trị của R’ khi đó. A. 10ΩB. 20ΩC. 25ΩD. 15Ω 15 Zalo 0937351107
  17. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 9 CHUYÊN ĐỀ V. KIỂM TRA Hướng dẫn giải: a) Điện trở tương đương của đoạn mạch: R123 = R1 + R2 + R3 = 3 + 8 + 7 = 18Ω Cường độ dòng điện trong mạch: I = UAB/R123 = 36/18 = 2A → Đáp án A b) Vì cường độ dòng điện giảm 2 lần nên điện trở tương đương tăng 2 lần. Ta có: R1 + R2 + R’ = 2.R123 = 36 ⇒ R’ = 36 – 3 – 8 = 25Ω → Đáp án C CHỦ ĐỀ 5. ĐOẠN MẠCH SONG SONG A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT 1. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch song song - Đoạn mạch gồm n điện trở mắc song song được biểu diễn như hình vẽ: Trong đó: R1, R2, ,Rn là các điện trở; U AB là hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch; I1, I2, ,In lần lượt là cường độ dòng điện qua mỗi điện trở; IAB là cường độ dòng điện qua mạch chính + Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy trong các đoạn mạch rẽ: IAB = I1 + I2 + + In + Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: UAB = U1 = U2 = = Un - Trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song, cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với điện trở đó: I1/I2 = R2/R1 2. Điện trở tương đương của đoạn mạch song song Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song thì nghịch đảo của điện trở tương đương bằng tổng các nghịch đảo của từng điện trở thành phần: 1/Rtđ = 1/R1 + 1/R2 => Rtđ = R1.R2/(R1 + R2) Mở rộng với đoạn mạch gồm n điện trở mắc song song: 1/Rtđ = 1/R1 + 1/R2 + + 1/Rn 3. Liên hệ thực tế Những đường dây điện trung thế, cao thế chạy ngoài trời thường không có vỏ bọc cách điện. Chim chóc khi bay thường hay đậu lên những đường dây điện này mà không bị điện giật chết ⇒ Khi chim đậu lên đường dây điện, cơ thể chim tạo thành một điện trở mắc song song với đoạn dây điện giữa hai chân chim. Do điện trở Rc của cơ thể chim lớn hơn rất nhiều so với điện trở R đ của đoạn dây dẫn giữa hai chân chim nên cường độ dòng điện qua cơ thể chim rất nhỏ và không gây tác hại đến chim. 16 Zalo 0937351107
  18. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 9 CHUYÊN ĐỀ V. KIỂM TRA B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG Câu 1: Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 mắc nối tiếp với điện trở R2 mắc vào mạch điện. Gọi U, U1, U2 lần lượt là hiệu điện thế của toàn mạch, hiệu điện thế qua R1, R2. Biểu thức nào sau đây đúng? A. U = U1 = U2 B. U = U1 + U2 C. U ≠ U1 = U2 D. U1 ≠ U2 Hướng dẫn giải: Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ → Đáp án A Câu 2: Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song? A. Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ. B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch. C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch. D. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó. Hướng dẫn giải: Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ → Đáp án B Câu 3: Biểu thức nào sau đây xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở R 1, R2 mắc song song? A. 1/Rtđ = 1/R1 + 1/R2 B. Rtđ = R1.R2/(R1 - R2)C. R tđ = R1 + R2 D. Rtđ = R1 - R2 Hướng dẫn giải: Biểu thức xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở R 1, R2 mắc song song: 1/Rtđ = 1/R1 + 1/R2 → Đáp án A Câu 4: Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R 1 và R2 mắc song song. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào sau đây là đúng? A. RAB = R1 + R2 B. IAB = I1 = I2 C. I1/I2 = R2/R1 D. UAB = U1 + U2 Hướng dẫn giải: 17 Zalo 0937351107