Các đề luyện thi môn Vật lý 9

docx 19 trang hatrang 14862
Bạn đang xem tài liệu "Các đề luyện thi môn Vật lý 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxcac_de_luyen_thi_mon_vat_ly_9.docx

Nội dung text: Các đề luyện thi môn Vật lý 9

  1. ĐỀ 1 TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG VĂN HÓA ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2016-2017 Môn thi: Vật lý Ngày thi: 1/04/2017 Thời gian: 150 phút. Đề thi có 2 trang. Câu 1( 2 điểm). Có hai vật chuyển động trên cùng một đường thẳng, vận tốc của chúng thay đổi theo thời gian được mô tả trên đồ thị vận tốc-thời gian, có trục tung biểu diễn giá trị vận tốc v và mỗi độ chia trên trục này là 0,5m/s; trục hoành biểu diễn thời gian t và mỗi độ chia nhỏ nhất trên trục này là 1 phút (Hình 1). - Đồ thị vận tốc- thời gian của chuyển động vật 1 được mô tả bằng đường gấp khúc ABCD; đồ thị vận tốc- thời gian của chuyển động vật 2 được mô tả bằng đường gấp khúc OMNP. a. Hãy mô tả tính chất chuyển động của mỗi vật trên từng đoạn gấp khúc đồ thị vận tốc- thời gian của nó. b. Hãy tính tổng quãng đường mỗi vật đi được trong 12 phút dựa trên đồ thị tương ứng của chúng. Câu 2( 1,5 điểm): Có hai bình có vỏ bình làm bằng kim loại giống nhau có cùng khối lượng m, bên trong đều chứa cùng lượng nước có cùng khối lượng 2m. Một quả cầu kim loại( cùng kim loại làm vỏ bình) có khối lượng m/2, quả cầu được thả nhẹ vào một trong hai bình sao cho quả cầu nằm ngập trong nước. Sau đó các bình được đốt nóng đến nhiệt độ sôi của nước là T, rồi để nguội đi cho đến khi bằng nhiệt độ môi trường T0. Biết thời gian để nước nguội đến nhiệt độ bằng nhiệt độ môi trường của bình có chứa quả cầu lớn gấp k lần so với bình không có quả cầu. Gọi ck , cn lần lượt là nhiệt dung riêng của kim loại và nước. a. Viết biểu thức tính nhiệt lượng tỏa ra của mỗi bình từ lúc ngừng đun (sôi) đến lúc nguội bằng nhiệt độ môi trường theo m, T, T0, ck và cn . b. Biết sự tỏa nhiệt từ mỗi bình ra môi trường trong một đơn vị thời gian là như nhau. Xác định tỷ số nhiệt dung riêng của kim loại làm quả cầu và của nước ck/cn theo k. Câu 3( 3,5 điểm): Cho mạch điện như hình vẽ 2. Cho biết: -Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B là UAB =24V không đổi; -Đoạn dây điện trở MN là một biến trở con chạy C có điện trở toàn phần RMN=6 ; X là đoạn mạch gồm N=12 bóng đèn giống nhau mắc thành bộ đèn đối xứng, mỗi bóng đèn có điện trở R0 và điện trở tương đương bộ đèn là RX = 6 ; - Bóng đèn Đ có điện trở R Đ=6  ; - Ampe kế có điện trở không đáng kể RA=0. 1. K đóng. Cho con chạy C trùng với N thì Ampe kế chỉ IA =3A. Khi đó bóng đèn Đ và các bóng đèn trong X sáng bình thường. a. Tính R1. Các đèn trong X mắc như thế nào? Biết rằng 1 < R 0 < 4 . Hãy tìm R0 và cường độ dòng điện định mức I0 mỗi đèn trong X.
  2. b. Tính hiệu suất mạch điện lúc này. Biết rằng chỉ có điện năng tiêu thụ trên các đèn là có ích. 2. K mở. Đặt x= RCM là điện trở đoạn CM trên biến trở. Hãy xác định x để đèn Đ sáng yếu nhất Câu 4 ( 2 điểm): Một hộp hình lập phương cạnh a, được tạo bởi 5 mặt gương phẳng đều có mặt phản xạ quay vào tâm đối xứng của hộp, riêng mặt trên ABFE không có gương phẳng( a để trống). Một cây nến MN có chiều cao được cắm thẳng đứng vào điểm 2 chính giữa mặt đáy cũng chính là mặt gương CDHG và vuông góc với mặt gương này tại M( hình 3). Ngọn nến rất nhỏ tại N coi như là một điểm sáng, phát ra ánh sáng đi vào các gương và cho các ảnh của nó. a. Một chùm sáng hẹp ( coi như 1 tia) phát ra từ N, đến gương phẳng ADHE tại I1 rồi phản xạ đến gương phẳng ABCD tại I2, tiếp tục phản xạ đến gương phẳng BCGF tại I3 rồi đến gương phẳng EFGH tại I4 và tiếp tục phản xạ Mỗi lần chùm sáng trên phản xạ lại tạo ra một ảnh. Gọi N1, N2,N3 và N4 là lần lượt là ảnh được tạo ra từ bốn lần phản xạ đầu tiên nói trên. Hãy dựng đường đi một tia sáng trong chùm sáng hẹp nói trên qua bốn lần phản xạ đó. Tìm khoảng cách từ N đến N4. b. Bây giờ ta xét ánh sáng phát ra từ cây nến MN đến gương phẳng ADHE rồi phản xạ tạo ảnh M’N’, sau đó đến và phản xạ trên gương phẳng CDHG tạo ảnh M’’N’’, rồi tiếp tục đến và phản xạ trên gương BCGF tạo ảnh M’’’N’’’. Hãy dựng các ảnh này đúng vị trí và đúng tỉ lệ. c. Cây nến nói trên qua hệ 5 gương phẳng cho bao nhiêu ảnh? Câu 5(1 điểm). Có ba vận động viên luyện tập thể dục chạy liên tục trên quỹ đạo có dạng các nửa đường tròn ghép lại hoặc đường tròn (Hình 4), với tốc độ không đổi có và có giá trị khác nhau. -Vận động viên thứ nhất chạy với vận tốc v1 = 2m/s, 4m /s ,đi và về liên tục chỉ theo quỹ đạo A1O2B3C3B2O1A. -Vận động viên thứ hai chạy với vận tốc v 2 , đi và về liên tục chỉ theo quỹ đạo A4B5C5B4A. -Vận động viên thứ ba chạy với vận tốc v 3 , đi và về liên tục chỉ theo quỹ đạo A6C7A. Biết rằng AC=2OC=6BC=6R và các điểm A,O,B,C thẳng hàng. Bỏ qua thời gian quay đầu của các vận động viên tại C và A. Ban đầu ba vận động viên xuất phát cùng một lúc tại A, sau khoảng thời gian t1 =20 phút thì vận động viên thứ nhất đến O lần thứ nhất, vận động viên thứ 2 đến B lần thứ nhất và vận động viên thứ 3 đến C lần thứ nhất. Tìm v2, v3. Sau thời gian tối thiểu là bao nhiêu kể từ lúc cùng xuất phát tại A, ba vận động viên lại gặp nhau cùng một lúc tại A. 2
  3. ĐỀ 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Năm học 2010 - 2011 Môn thi: VẬT LÝ Ngày thi: 22 tháng 6 năm 2010 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ CHÍNH THỨC Bài 1: (4 điểm) Một thấu kính hội tụ có tiêu cự là 25 cm. Vật thật AB đặt vuông góc với trục chính trước thấu kính, A nằm trên trục chính và cách thấu kính 30 cm. a) Vẽ hình sự tạo ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (theo đúng tỉ lệ kích thước đã cho). Dùng các phép tính hình học, tìm khoảng cách từ ảnh A’B’ đến thấu kính và tỉ số A 'B' . AB b) Di chuyển vật AB ra xa thấu kính một đoạn, vẫn giữ AB vuông góc với trục chính và A nằm trên trục chính. Hỏi ảnh A’B’ ở vị trí mới là ảnh thật hay ảnh ảo, di chuyển lại gần hay ra xa thấu kính và có chiều cao tăng lên hay giảm đi so với ảnh cũ? R3 R1 Bài 2: (4 điểm) M Cho mạch điện như hình 1. Mạch được nối với một nguồn điện có R2 hiệu điện thế không đổi UAB = 11,4 V. Cho biết R1 = 1,2 , R2 = 6. R3 là Đ một biến trở. Trên bóng đèn Đ có ghi 6 V – 3 W. a) Cho R3 = 12 , tìm công suất tiêu thụ của đèn Đ. b) Tìm R3 để đèn Đ sáng đúng định mức. Hình 1 Bài 3: (4 điểm) Cho mạch điện gồm ba điện trở R1, R2, R3 mắc nối tiếp. Mạch được nối với một nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi. Biết công suất tiêu thụ của ba điện trở R1, R2 và R3 lần lượt là P1 = 1,35 W, 0,45 W và 2,7 W. 2 R R 3 a) Tìm các tỉ số và . R1 R 1 b) Nếu ba điện trở R1, R2, R3 mắc song song nhau rồi cũng nối 5 với nguồn hiệu điện thế không đổi U thì công suất tiêu thụ của mỗi điện trở là bao nhiêu? c) Tìm R1, R2, R3 nếu biết U = 30 V. Bài 4: (4 điểm) Một bình nhiệt lượng kế có khối lượng m0, nhiệt dung riêng c0 và nhiệt độ ban đầu là t0. Người ta đổ vào bình một lượng nước nóng có khối lượng m, nhiệt dung riêng c và nhiệt độ t. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của bình tăng thêm 6 0C so với ban đầu. Người ta lại tiếp tục đổ vào bình một lượng nước nóng thứ hai cũng có khối lượng m, nhiệt dung riêng c và nhiệt độ t. Khi có cân bằng nhiệt lần thứ hai, nhiệt độ của bình tăng thêm 4 0C so với khi có cân bằng nhiệt lần thứ nhất. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của hệ thống bình nhiệt lượng kế và nước với môi trường xung quanh. 4
  4. a) Tính tỉ số m0c0/mc b) Tiếp tục đổ vào bình một lượng nước nóng thứ ba cũng có khối lượng m, nhiệt dung riêng c và nhiệt độ t. Khi có cân bằng nhiệt lần ba, nhiệt độ của bình tăng thêm bao nhiêu so với khi có cân bằng nhiệt lần hai? Bài 5: (4 điểm) C A Hai người ban đầu ở các vị trí A và B trên hai con đường thẳng song song nhau và cách nhau đoạn A = 540 m, AB vuông góc với hai con đường. Giữa hai con đường là một cánh đồng. Hình 2 Người I chuyển động trên đường từ A với vận tốc v1 = 4 m/s. Người II khởi hành từ B cùng lúc với người I và muốn chuyển động đến B gặp người này. Vận tốc chuyển động của người II khi đi trên cánh đồng là v 2 = 5 m/s và khi đi trên đường là v 2 = 13 m/s. a) Người II đi trên cánh đồng từ B đến C và gặp người I tại C như hình 2. A D Tìm thời gian chuyển động của hai người khi đến C và khoảng cách AC. b) Người II đi trên đường từ B đến M rồi đi trên cánh đồng từ M đến D và gặp người I tại D như hình 3, sao cho thời gian chuyển động của hai người đến lúc gặp nhau là ngắn nhất. Tìm thời gian chuyển động này và các khoảng cách BM, B M AD. Hình 3 HẾT
  5. ĐỀ 3 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN QUỐC HỌC THỪA THIÊN HUẾ Môn: VẬT LÝ - Năm học 2009-2010 Thời gian làm bài: 150 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Bài 1 : (2,0 điểm) Hai xe xuất phát cùng lúc từ A để đi đến B với cùng vận tốc 30 km/h. Đi được 1/3 quãng đường thì xe thứ hai tăng tốc và đi hết quãng đường còn lại với vận tốc 40 km/h, nên đến B sớm hơn xe thứ nhất 5 phút. Tính thời gian mỗi xe đi hết quãng đường AB. Bài 2 : (3,0 điểm) Một nhiệt lượng kế ban đầu không chứa gì, có nhiệt độ t0. Đổ vào nhiệt lượng kế một ca nước nóng thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 5 0C. Lần thứ hai, đổ thêm một ca nước nóng như trên vào thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 3 0C nữa. Hỏi nếu lần thứ ba đổ thêm vào cùng một lúc 5 ca nước nóng nói trên thì nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm bao nhiêu độ nữa ? Bài 3 : (2,5 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ. Biết : UAB = 6 V không đổi ; R4 R1 = 8 ; R2 = R3 = 4 ; R4 = 6 . Bỏ qua điện trở của ampe kế, của khoá K và của dây dẫn. R1 R2 C D a, Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và tính số chỉ của ampe kế trong cả K A hai trường hợp K đóng và K mở. b, Thay khoá K bởi điện trở R 5. Tính giá trị của R5 + - để cường độ dòng điện qua điện trở R2 bằng không. A B R3 Bài 4 : (1,5 điểm) S Hai gương phẳng G1 và G2 được đặt vuông góc với mặt bàn thí nghiệm, góc hợp bởi hai mặt phản xạ của hai gương là . Một điểm sáng S cố định trên mặt bàn, nằm G1 G2 trong khoảng giữa hai gương. Gọi I và J là hai điểm nằm trên hai đường tiếp giáp giữa I J mặt bàn lần lượt với các gương G 1 và G2 (như hình vẽ). Cho gương G 1 quay quanh I, gương G2 quay quanh J, sao cho trong khi quay mặt phẳng các gương vẫn luôn vuông góc với mặt bàn. Ảnh của S qua G1 là S1, ảnh của S qua G2 là S2. Biết các góc SIJ = và SJI = . Tính góc hợp bởi hai gương sao cho khoảng cách S1S2 là lớn nhất. Bài 5 : ( 1,0 điểm) Cho một thanh gỗ thẳng dài có thể quay quanh một trục lắp cố định ở một giá thí nghiệm, một thước chia tới milimet, một bình hình trụ lớn đựng nước (đã biết khối lượng riêng của nước), một bình hình trụ lớn đựng dầu hoả, một lọ nhỏ rỗng, một lọ nhỏ chứa đầy cát có nút đậy kín, hai sợi dây. Hãy trình bày một phương án xác định khối lượng riêng của dầu hoả. Hết 6
  6. ĐỀ 4 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN QUỐC HỌC THỪA THIÊN HUẾ Môn: VẬT LÝ - Năm học 2008-2009 Thời gian làm bài: 150 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Bài 1 : (3,0 điểm) Một người đến bến xe buýt chậm 20 phút sau khi xe buýt đã rời bến A, người đó bèn đi taxi đuổi theo để kịp lên xe buýt ở bến B kế tiếp. Taxi đuổi kịp xe buýt khi nó đã đi được 2/3 quãng đường từ A đến B. Hỏi người này phải đợi xe buýt ở bến B bao lâu ? Coi chuyển động của các xe là chuyển động đều. Bài 2 : (2,5 điểm) Người ta thả một miếng đồng có khối lượng m1 = 0,2 kg đã được đốt nóng đến nhiệt độ t1 vào một nhiệt lượng kế chứa m2 = 0,28 kg nước ở nhiệt độ t2 = 20 0C. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là t3 = 80 0C. Biết 3 nhiệt dung riêng, khối lượng riêng của đồng và nước lần lượt là c 1 = 400 J/(kg.K), D1 = 8900 kg/m , c2 = 3 4200 J/(kg.K), D2 = 1000 kg/m ; nhiệt hoá hơi của nước (nhiệt lượng cần cung cho một kg nước hoá hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi) là L = 2,3.106 J/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với nhiệt lượng kế và với môi trường. a, Xác định nhiệt độ ban đầu t1 của đồng. b, Sau đó, người ta thả thêm một miếng đồng khối lượng m3 cũng ở nhiệt độ t1 vào nhiệt lượng kế trên thì khi lập lại cân bằng nhiệt, mực nước trong nhiệt lượng kế vẫn bằng mực nước trước khi thả miếng đồng m3. Xác định khối lượng đồng m3. R R Bài 3 : (2,0 điểm) 1 M 3 Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Biết : U = 12 V, R1 = 15 , A R2 = 10 , R3 = 12 ; R4 là biến trở. Bỏ qua điện trở của ampe kế và R R 2 4 của dây nối. AB a, Điều chỉnh cho R4 = 8 . Tính cường độ dòng điện N qua ampe kế. b, Điều chỉnh R4 sao cho dòng điện qua ampe kế có U _ chiều từ M đến + N và có cường độ là 0,2 A. Tính giá trị của R4 tham gia vào mạch điện lúc đó. Bài 4 : (1,5 điểm) Hai điểm sáng S1 và S2 cùng nằm trên trục chính, ở về hai bên của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính lần lượt là 6 cm và 12 cm. Khi đó ảnh của S1 và ảnh của S2 tạo bởi thấu kính là trùng nhau. a, Hãy vẽ hình và giải thích sự tạo ảnh trên. b, Từ hình vẽ đó hãy tính tiêu cự của thấu kính. 7
  7. Bài 5 : (1,0 điểm) 2 Một hộp kín H có ba đầu ra. Biết rằng trong hộp kín là sơ đồ mạch điện được tạo bởi các điện trở. Nếu mắc hai chốt 1 và 3 vào hiệu điện thế nguồn không đổi U =1 15 3 V thì hiệu điện thế giữa các cặp chốt 1-2 và 2-3 lần lượt là U12 = 6 V và U23 = 9 V. H Nếu mắc hai chốt 2 và 3 cũng vào hiệu điện thế U trên thì hiệu điện thế giữa các cặp chốt 2-1 và 1-3 lần lượt là U21 = 10 V và U13 = 5 V. a, Hãy vẽ một sơ đồ mạch điện trong hộp kín H với số điện trở ít nhất. Cho rằng điện trở nhỏ nhất trong mạch điện này là R, hãy tính các điện trở còn lại trong mạch đó. b, Với sơ đồ mạch điện trên, nếu mắc hai chốt 1 và 2 vào hiệu điện thế U trên thì các hiệu điện thế U13 và U32 là bao nhiêu ? ĐỀ 5 SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO KỲ THI TUYÊN SINH VÀO LỚP 10 THPT QUỐC HỌC THỪA THIÊN HUẾ KHOÁ NGÀY 19.06.2006 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: VẬT LÝ Số báo danh: . . . . Phòng: . . . Thời gian làm bài: 150 phút Bài 1: (2,5 điểm) Trên một đường đua thẳng, hai bên lề đường có hai hàng dọc các vận động viên chuyển động theo cùng một hướng: một hàng là các vận động viên chạy việt dã và hàng kia là các vận động viên đua xe đạp. Biết rằng các vận động viên việt dã chạy đều với vận tốc 20km/h và khoảng cách đều giữa hai người liền kề nhau trong hàng là 20m; những con số tương ứng đối với hàng các vận động viên đua xe đạp là 40km/h và 30m. Hỏi một người quan sát cần phải chuyển động trên đường với vận tốc bằng bao nhiêu để mỗi lần khi một vận động viên đua xe đạp đuổi kịp anh ta thì chính lúc đó anh ta lại đuổi kịp một vận động viên chạy việt dã tiếp theo? Bài 2: (2,5 điểm) C Người ta đặt một viên bi đặc bằng sắt hình cầu bán kính R = 6cm đã được nung nóng tới nhiệt độ t 3250 C lên mặt một khối nước đá rất lớn ở 0 0 . Hỏi viên bi chui vào khối nước đá đến độ sâu bao nhiêu? Bỏ qua sự dẫn nhiệt của nước đá và độ nóng lên của đá đã tan. Cho khối lượng riêng của sắt là D = 7800kg/m3, khối 3 lượng riêng của nước đá là D0 = 915kg/m , nhiệt dung riêng của sắt là C = 460J/kg.K, nhiệt nóng chảy của 0C nước đá ( tức là nhiệt lượng mà 1kg nước đá ở 0 cần thu vào để nóng chảy hoàn toàn V 4 R3 thành nước ở nhiệt độ ấy) là = 3,4.105J/kg. Thể tích hình cầu được tính theo công thức 3 với R là bán kính. Bài 3: (2,5 điểm) là Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó R0 là điện trở toàn phần của biến trở, R ob U o R điện trở của bếp điện. Cho R0 = Rb, điện trở dây nối không đáng kể, hiệu điện thế U 0 8
  8. A B của nguồn không đổi. Con chạy C nằm ở chính giữa biến trở. C Rb a, Tính hiệu suất của mạch điện. Coi công suất tiêu thụ trên bếp là có ích. b, Mắc thêm một đèn loại 6V-3W song song với đoạn AC của biến trở. Hỏi muốn đèn này sáng bình thường thì hiệu điện thế U của nguồn và điện trở R0 phải thoả mãn điều kiện nào? Bài 4: (1,5 điểm) Cho một vật AB đặt trước thấu kính hội tụ L1 có tiêu cự f1 = f và cách thấu kính L1 khoảng cách 2f như trên hình vẽ. Sau L1 ta đặt thấu kính phân kỳ L2 có tiêu cự f2 = - f / 2 và cách L1 một khoảng O1O2 = f / 2, sao cho trục chính của hai thấu kính trùng nhau. a, Hãy vẽ ảnh của AB qua hệ hai thấu kính trên. b, Hãy vẽ một tia sáng phát ra từ A sau khi đi qua cả hai L1 L2 điện trở giống thấu kính trên thì tia ló có phương đi qua B. Giải thích cách vẽ. nhau, mỗi Bài 5: (1,0 điểm) điện trở có giá Trong một hộp kín X (trên hình vẽ) có mạch điện ghép bởi các trị R0. Người ta đo điện 14 A X trở giữa hai đầu dây ra 2 và 4 cho ta kết quả là R24 = 0. Sau đó, lần B O1 O2 23 9
  9. lượt đo điện trở của các cặp đầu dây ra còn lại, cho ta kết quả là: R12 = R14 = R23 = R34 = 5R0/3 và R13 = 2R0/3. Bỏ qua điện trở các dây nối. Hãy xác định cách mắc đơn giản nhất các điện trở trong hộp kín trên. ĐỀ 6 KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU NĂM HỌC 2010 - 2011 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN Đề thi chính thức Môn thi: VẬT LÝ Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4,0 điểm): Có hai bình cách nhiệt đựng cùng một chất lỏng. Một học sinh lần lượt múc từng ca chất lỏng ở bình 1 đổ 0 0 0 vào bình 2 và ghi lại nhiệt độ khi cân bằng sau mỗi lần đổ là: t1=10 C, t2=17,5 C, t3 (bỏ sót không ghi), t4 = 25 C. Hãy tìm nhiệt độ t3 và nhiệt độ t01 của chất lỏng ở bình 1. Coi nhiệt độ và khối lượng mà mỗi ca chất lỏng lấy từ bình 1 là như nhau. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa chất lỏng với bình, ca và môi trường bên ngoài. 1
  10. Câu 2 (4,0 điểm): Hai sợi dây dẫn điện đồng chất tiết diện đều, có cùng chiều dài L, có điện trở lần lượt là R 1 và R2 (R1 ≠ R2). Hai dây được uốn thành hai nửa vòng tròn rồi nối với nhau tại A và B tạo thành đường tròn tâm O. Đặt vào A1, B1 một hiệu điện thế không đổi U, với độ dài các cung A 1A và B1B đều bằng x (Hình vẽ 1). Bỏ qua điện trở của các dây nối từ nguồn đến A1 và B1. 1. Tính cường độ dòng điện trong mạch chính theo x, L, R1 và R2. 2. Xác định x theo L, để cho cường độ dòng điện mạch chính đạt: a) Cực tiểu. b) Cực đại. Câu 3 (4,5 điểm): Cho bình thông nhau có hai nhánh A và B là hình trụ, tiết diện lần lượt 2 2 là S1 = 100cm và S2 = 200cm (Hình vẽ 2). Hai miệng nằm trên cùng một mặt phẳng ngang. Lúc đầu chứa nước có độ cao đủ lớn, mặt thoáng cách miệng mỗi nhánh là h = 20cm, người ta đổ từ từ dầu vào nhánh B cho tới lúc đầy. Cho khối lượng riêng của nước 3 3 và dầu lần lượt là D1 = 1000kg/m , D2 = 750kg/m . 1. Tính khối lượng dầu đã đổ vào nhánh B. 2. Sau khi đổ đầy dầu vào nhánh B, người ta thả nhẹ nhàng một vật hình trụ đặc, đồng 2 3 chất, tiết diện S3 = 60cm , cao h3 = 10cm, khối lượng riêng D3 = 600kg/m vào nhánh A. Hãy tính khối lượng dầu tràn ra ngoài. Câu 4 (3,0 điểm): Một gương phẳng G rộng đặt ngửa, nằm ngang, sát với chân một bức tường cao thẳng đứng. Người ta đặt một thước thẳng MN có chiều dài l = 20cm nghiêng với mặt gương một góc = 30 0. Một chùm ánh sáng song song rộng, hợp với phương ngang một góc =45 0 chiếu vào gương. Biết mặt phẳng chứa thước và các tia sáng gặp nó là mặt phẳng thẳng đứng vuông góc với tường (Hình vẽ 3) Xác định chiều dài bóng của thước thu được trên tường. Câu 5 (4,5 điểm): Cho mạch điện như hình vẽ 4: Biết R1=R2=R3=R, đèn Đ có điện trở Rđ = kR với k là hằng số dương. Rx là một biến trở, với mọi Rx đèn luôn sáng. Nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi đặt vào A và B. Bỏ qua điện trở các dây nối. 1. Điều chỉnh Rx để công suất tiêu thụ trên đèn bằng 9W. Tìm công suất trên R2 theo k. 2. Cho U=16V, R=8 , k=3, xác định Rx để công suất trên Rx bằng 0,4W. Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh: ĐỀ 7 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐĂK LĂK NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn thi: VẬT LÍ – CHUYÊN Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ THI CHÍNH THỨC Bài 1.( 1,5 điểm ) Ba người đi xe đạp xuất phát từ A đến B trên một đường thẳng AB, người thứ nhất đi với vận tốc 10km/h, người thứ hai đi sau người thứ nhất 15 phút với vận tốc 12 km/h, còn người thứ ba đi sau người thứ hai 15 phút, sau khi gặp người thứ nhất đi tiếp 1
  11. 5 phút nữa thì cách đều người thứ nhất và người thứ hai. Tính vận tốc của người thứ ba, coi chuyển động của cả ba người trên là chuyển động thẳng đều. Bài 2.(1,5 điểm) U 6W, Cho mạch điện như hình 1, U = 12V và luôn không đổi, R 1 = 12 , đèn Đ ghi 6V- + - biến trở là một dây dẫn đồng chất, tiết diện đều có điện trở toàn phần là R b = 24 . Coi điện trở Rb của đèn không đổi và không phụ thuộc vào nhiệt độ, điện trở các dây nối không đáng A B kể. C R1 1. Điều chỉnh con chạy C sao cho phần biến trở RAC = 12 , tính: Đ a) Điện trở tương đương của đoạn mạch AB. Hình 1 b) Cường độ dòng điện qua đèn và nhiệt lượng tỏa ra trên R1 trong 5 phút. 2. Điều chỉnh con chạy C để đèn sáng bình thường. Tính điện trở của phần biến trở RAC. Bài 3. (2,5 điểm) Cho mạch điện như hình 2. Biết R1 = 30 , R2 = 15 , R3 = 5 , R4 là biến trở, hiệu điện thế UAB không đổi, bỏ qua điện trở Ampe kế, các dây nối và khóa k. 1. Khi k mở, điều chỉnh R4 = 8 , Ampe kế chỉ R1 0,3A. Tính hiệu điện thế UAB. R4 A B 2. Điện trở R4 bằng bao nhiêu để khi k đóng hay k mở R2 R3 Ampe kế chỉ một giá trị không đổi? Tính số chỉ + - của A Ampe kế khi đó và cường độ dòng điện qua k khóa k khi k đóng. Bài 4. (1,5 điểm) Hình 2 0 Hai bạn A và B mỗi bạn có 3 bình: đỏ, xanh và tím. Mỗi bình chứa 100g nước, nhiệt độ nước trong bình đỏ t1 = 15 C, bình 0 0 xanh t2 = 35 C, bình tím t3 = 50 C. Bạn A bỏ đi 50g nước của bình tím rồi đổ tất cả nước từ bình xanh và bình đỏ vào bình tím. 1. Xác định nhiệt độ cân bằng nhiệt của nước trong bình tím của bạn A. 2. Bạn B đổ hết nước từ bình tím vào bình xanh, tới khi cân bằng nhiệt lấy ra một lượng m’ đổ vào bình đỏ. Khi có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ trong bình đỏ của bạn B bằng nhiệt độ cân bằng nhiệt trong bình tím của bạn A. Tính m’. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của nước với các bình và môi trường. Bài 5. (2 điểm) Một vật sáng phẳng nhỏ ABđặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, có A nằm trên trục chính của thấu kính. 1 1 Đặt vật ở vị trí A1B1 thì thu được ảnh thật A ' B ' cao gấp 3 lần vật. Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính 12cm thì thu được ảnh A2' B2' cao bằng ảnh A1' B1' . Biết 2 vị trí của vật đều nằm ở cùng một bên của thấu kính. 1. Vẽ ảnh của vật trong hai trường hợp, trên cùng một hình vẽ (không cần giải thích cách vẽ). 2. Tính tiêu cự của thấu kính. Bài 6. (1 điểm) Cho các dụng cụ sau : Lực kế, dây treo và bình nước đủ lớn. Hãy trình bày cách xác định khối lượng riêng của một vật bằng kim loại đồng chất có hình dạng bất kì. Biết khối lượng riêng của nước là Dn. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký giám thị 1: Chữ ký giám thị 2: ĐỀ 8 PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT 1
  12. TRƯỜNG THCS LONG XUYÊN NĂM HỌC 2013-2014 ĐỀ THI THỬ MÃ Môn: Vật Lý ĐỀ : LX 2 (Thời gian làm bài 60 phút không kể giao đề - Đề bài gồm 01 trang) Câu 1(1,5 điểm): Một cuộn dây dẫn bằng đồng tiết diện đều bằng 0,2mm2. Đặt vào hai đầu cuộn dây một hiệu điện thế 5,1V thì cường độ dòng điện đo được qua cuộn dây là 1,2A. a) Tính điện trở của cuộn dây. b) Tính chiều dài của cuộn dây biết điện trở suất của đồng là 1,7.10-8 m. Câu 2(2,5 điểm): Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó R1= R2 = 4 , hiệu điện thế hai đầu A, R2 B là UAB = 6,4V. Ampe kế chỉ 1A. Bỏ qua điện trở của dây dẫn và của ampe kế; điện R1 A C E B trở của vôn kế vô cùng lớn. A V a) Tính điện trở tương đương của toàn mạch và xác định số chỉ của vôn kế. R b)Tính điện trở R3? 3 c) Xác đinh số chỉ của các dụng cụ đo khi đổi vị trí của ampe kế và R3 ở trong mạch? Câu 3(2,5 điểm): Sử dụng một ấm điện ở hiệu điện thế 220V để đun 2lít nước từ nhiệt độ ban đầu 20 0C thì mất thời gian là 12 phút nước mới sôi. Hiệu suất quá trình đun là 80%. a) Tính cường độ dòng điện qua ấm. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m 3, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. ( Làm tròn kết quả ở số thập phân thứ nhất) b) Mỗi ngày 2 lần đun nước với điều kiện như trên thì trong một tháng (30 ngày) tiêu tốn bao nhiêu tiền cho việc đun nước? Giá điện là 1200 đồng/số. Câu 4(2,5điểm): Một thấu kính hội tụ có tiêu cự bằng 9 cm. Đặt một vật sáng AB trên trục chính và vuông góc với trục chính của thấu kính, vật cách thấu kính một đoạn 6cm. a) Ảnh A’B’ tạo bởi thấu kính có đặc điểm gì? b) Vẽ và nêu các bước vẽ sơ đồ tạo ảnh A’B’. c) Tính tỉ số độ cao giữa vật và ảnh. Câu 5(1 điểm): Đặt vào hai đầu đường dây tải điện một hiệu điện thế 5kV thì công suất nhận được ở cuối đường dây là 96kW. Tính cường độ dòng điện trên đường dây biết điện trở của đường dây là 10 . Hết 1
  13. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: Số báo danh: Chữ kí của thí sinh: ĐỀ 9 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN 2012 Môn: Vật lý (Dùng cho thí sinh thi vào lớp chuyên vật lý) Thời gian làm bài: 150 phút B Câu 1 (1,5 điểm). Một người đứng tại điểm A trên bờ hồ phẳng lặng (hình vẽ), người này muốn tới điểm B trên mặt hồ. Khoảng cách từ b tới bờ hồ là BC = d, khoảng cách AC = S, người đó chỉ có thể bơi thẳng đều trên mặt nước với vận tốc v và chạy thẳng đều dọc theo bờ hồ với vận tốc là v (v 1 2 1 d < v2). Tìm quãng đường mà người náy phải đi để khoảng thời gian đi từ A đến B là nhỏ nhất. Câu 2 (2,0 điểm). Cho hai nhiệt lượng kế có vở cách nhiệt, mỗi nhiệt kế này chứa một lượng chất lỏng khác nhau ở nhiệt độ ban đầu khác nhau. Người ta dùng một nhiệt kế lần lượt nhứng vào các nhiệt lượng kế trên, lần 1 vào nhiệt lượng kế 1, lần 2 A vào nhiệt lượng kế 2, lần 3 vào nhiệt lượng kế 1, quá trình cứ như thế nhiều lần. Trong mỗi lần nhúng,0 0người0 ta chờ đến khi 0 C cân bằng nhiệt mới rút nhiệt kế ra khi đó số chỉ của nhiệt kế tương ứng với các lần trên làS 80 C, 16 C, 78 C, 19 C. 1. Lần 5 nhiệt kế chỉ bao nhiêu? 2. Sau một số rất lớn lầ nhúng nhiệt kế theo trật tự như trên thì nhiệt kế chỉ bao nhiêu. Bỏ qua sự mất mát nhiệt khi chuyển nhiệt kế từ nhiệt lượng kế này sang nhiệt lượng kế A kia. Câu 3 (3,0 điểm). Cho mạch điện như hình vẽ bên. Hiệu điện thế UMN = 18 v không đổi. Các điện trở r = 4 , R1 = 12 , R2 = 4 , R4 = 18 , R5 = 6 , điện trở của đènR là1 Rđ = 3 Đ R3 B E A C và R3 là biến trở có điện trở có giá trị thay đổi từ 0 đến 30 . Biết vôn kế và ampe kế là lý tưởng. 1. Cho R3 = 21 , tìm số chỉ của ampe kế , vôn kế và công suất tiêu thụ trên đèn khi đó. R2 V 2. Cho R3 thay đổi từ 0 đến 30 . Tìm R3 để: a) Số chỉ của vôn kế là lớn nhất và nhỏ nhất. Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất đó. r R4 R5 M N b) Công suất tiêu thụ trên nó là lớn nhất. Tìm giá trị lớn nhất đó. Bỏ qua điện trở các dây nối. Các điện trở không thay đổi theo thời gian. F Câu 4 (1,5 điểm). Một dây dẫn thuần trở có điện trở không thay đổi theo nhiệt độ. Khi dòng điện I1 = 2 A chạy qua dây dẫn này 0 thì nó nóng đến nhiệt độ không đổi là t1 = 50 C, khi dòng I2 = 4A chạy qua dây dẫn này thì nó nóng đến nhiệt độ không đổi là 0 t2 = 150 C. Khi dây dẫn đạt nhiệt độ không đổi thì nhiệt lượng tỏa ra môi trường chung quanh tỉ lệ thuận ới độ chênh lệch D nhiệt độ giữa dây và môi trường. Nhiệt độ môi trường không đổi 1
  14. 1. Gọi a và b là khoảng thời gian tương ứng từ lúc dòng điện I1 và I2 bắt đầu qua dây dẫn đến khi dây dẫn đạt nhiệt độ không đổi. Trong khoảng thời gian này coi như nhiệt lượng tỏa ra môi trường từ dây dẫn là không đáng kể. Chứng minh rằng a = b. 2. Cho dòng điện có cường độ I3 = 6A chạy qua dây dẫn trên thì dây dẫn nóng đến nhiệt độ không đổi là bao nhiêu? Câu 5 (2,0 điểm). Cho quang hệ gồm hai thấu kính O 1 và O2 được đặt đồng trục chính. Thấu kính O 2 có tiêu cự f2 = 9cm, vật sáng AB vuông góc với trục chính của quang hệ, trước thấu kính O1 và cách O1 một khoảng d1 = 12 cm (A thuộc trục chính của quang hệ). Thấu kính O2 ở sau O1. Sau thấu kính O2 đặt một màn ảnh E cố định vuông góc với trục chính của quang hệ, cách O1 một khoảng a = 60 cm. Giữ vật AB, thấu kính O1 và màn ảnh E cố định, dịch thấu kính O2 dọc theo trục chính của quang hệ trong khoảng giữa thấu kính O1 và màn người ta tìm được hai vị trí của thấu kính O 2 để ảnh của vật cho bởi quang hệ hiện rõ nét trên màn E. Hai vị trí này cách nhau 24 cm. 1. Tính tiêu cự của thấu kính O1. 2. Tịnh tiến AB trước thấu kính O1, dọc theo trục chính của quang hệ. Tìm khoảng cách giữa hai thấu kính để ảnh của vật cho bới quang hệ có độ cao không phụ thuộc vào vị trí của vật AB. Hết 1
  15. Trung tâm Bồi dưỡng Văn hóa ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 CHUYÊN Hà Nội Môn: VẬT LÝ Câu 1 (2,0 điểm): Thanh AB đồng chất, tiết diện đều có chiều dài l và trọng lượng P = 3(N) được treo bởi hai sợi dây nhẹ không giãn OM và BN như hình vẽ. Biết OA = l/4. Khi hệ cân bằng thì thanh AB nằm ngang, còn hai dây treo đều có phương thẳng đứng. a. Tìm lực căng của các sợi dây. b. Một chú chim chích bông có khối lượng m bay đến, nhẹ nhàng đậu vào đầu A của thanh. Biết dây OM chịu được lực căng lớn nhất là T01 = 7(N), dây BN chịu được lực căng lớn nhất là T02 = 1,5(N). Tìm điều kiện của m để vị trí cân bằng của thanh không bị thay đổi so với lúc ban đầu. Câu 2 (2,0 điểm): Để xác định nhiệt dung riêng của dầu cx, người ta làm thí nghiệm như sau: Đổ lượng nước có khối lượng đúng bằng khối lượng m của nhiệt lượng kế. Đun nóng trong thời gian t1 cho nhiệt lượng kế và nước để nhiệt độ của hệ tăng thêm Δ t1 (0C). Sau đó thay nước bằng dầu với khối lượng đúng bằng m và lặp lại thí nghiệm, trong thời gian t2 nhiệt của hệ thống tăng thêm Δ t2 ( 0C). Bỏ qua mất mát nhiệt trong quá trình đun nóng. Công suất của bếp đun là ổn định. a. Lập biểu thức tính nhiệt dung riêng cx, biết nhiệt dung riêng của nước và nhiệt lượng kế là cn và ck. b. Áp dụng bằng số: cn = 4200 J/kg.K; ck = 380 J/kg.K; t1 = t2 = 4 phút; 0 0 Δ t1 = 9,2 C; Δt2=16,2 C. Câu 3 (2,0 điểm): Cho mạch điện hình vẽ. Biết R3 = 20Ω, hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là U = 22V; Rx là một biến trở. Điện trở các vôn kế V1 và V2 rất lớn, điện trở ampe kế A và dây nối không đáng kể. 1
  16. a. Khi điều chỉnh Rx = Rxo = 20Ω thì số chỉ vôn kế V1 gấp 1,2 lần số chỉ vôn kế V2 và ampe kế A chỉ 0,1A. Hãy tìm công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB và giá trị các điện trở R1 và R2. b. Nếu ta điều chỉnh giảm liên tục giá trị của biến trở Rx từ Rxo đến 0 thì công suất tiêu thụ trên Rx sẽ thay đổi như thế nào? c. Rx có giá trị nằm trong khoảng nào để dòng điện qua ampe kế A có chiều từ C đến D. Câu 4 (1,5 điểm): Người ta dùng các dây dẫn để tạo ra một hình chóp tứ giác đều, tất cả các cạnh đều có cùng điện trở R. Người ta mắc các điểm chính giữa của hai cạnh kề cận và vuông góc với nhau vào hai chốt A và B của một ôm kế. Hỏi ôm kế chỉ bao nhiều? Câu 5 (2,5 điểm): Một người cao AB = h = 1,6m đứng trước gương phẳng OM. Khi gương đặt thẳng đứng người đó thấy dù đứng ở vị trí nào cũng nhìn thấy gót chân mình qua gương. Bỏ qua khoảng cách từ mắt tới đỉnh đầu. a. Tìm chiều cao của gương. b. Nếu người đó đứng cách gương một khoảng OA = a = 4m và gương nghiêng một góc M'OM = α thì người đó chỉ nhìn thấy ảnh của đầu mình qua gương. Tìm α. c. Gương vẫn nghiêng góc α như trên, muốn vừa đủ nhìn thấy gót chân mình qua gương người đó phải đứng ở vị trí thỏa mãn điều kiện nào? Khi đó khoảng cách giữa người và mép dưới O của gương là bao nhiêu? 1