Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Vĩnh Hải 3

docx 8 trang Phương Ly 05/07/2023 8660
Bạn đang xem tài liệu "Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Vĩnh Hải 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_thu_hoach_boi_duong_thuong_xuyen_giao_vien_nam_hoc_2021.docx

Nội dung text: Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Vĩnh Hải 3

  1. BÀI THU HOẠCH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN THỊ XÃ VĨNH CHÂU Năm học 2021-2022 TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH HẢI 3 Họ và tên: . Nhiệm vụ được phân công: Chủ nhiệm lớp Chữ ký Chữ ký ĐIỂM Mật mã giám khảo 1 giám khảo 2 Tổng ND 1 ND 2 ND 3 điểm Trả lời NỘI DUNG 1: Theo nội dung bồi dưỡng dành cho giáo viên: Mã mô đun: GVPT 06- Kiểm tra, đánh giá học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Câu 1: Nhiệm vụ và giải pháp đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Nhằm thực hiện có hiệu quả việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá nêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các địa phương, cơ sở giáo dục triển khai các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trong trường trung học, tập trung vào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên bước đầu biết chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và các chuyên đề tích hợp, liên môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh;sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để xây dựng tiến trình dạy học theo chuyên đề nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Cụ thể như sau: 1. Xây dựng bài học phù hợp với các hình thức, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: Thay cho việc dạy học dang được thực hiện theo từng bài/ tiết trong sach giáo khoa như hiện nay, các tổ/ nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành lựa chọn nội dung để xây dựng các bài học ( thực hiện trong nhiều tiết học) phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường, dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ, theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương
  2. pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng. 1.1. Biên soạn câu hỏi/ bài tập để sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động học kiểm tra, đánh giá. Với mỗi chủ đề bài học đã xây dựng, xác định và mô tả mới mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, và vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/ bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng. 1.2. Thiết kế tiến trình dạy học theo phương pháp dạy học tích cực Tiến trình dạy học mỗi bài học được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh đê có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. 1.3.Tổ chức dạy học và dự giờ Trên cơ sở các bài học đã được xây dựng, tổ/ nhóm chuyên môn phân công giáo viên thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy. khi dự giờ cần tập trung quan sát hoạt động của học sinh thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hừng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. - Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kip thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả không có học sinh bị “ bỏ quên” - Báo cáo kết quả thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lý những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động. 1.3. Phân tích, rút kinh nghiệm bài học Quá trình dạy học mỗi bài học được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp
  3. hoặc ở nhà. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên. Việc phân tích bài học có thể được căn cứ vào các tiêu chí cụ thể như sau: Nội Tiêu chí dung Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng. 1. Kế Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần hoạch đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập. và tài liệu dạy Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức học các hoạt động học của học sinh. Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh. Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập. Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh. Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học 2. Tổ sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. chức Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh. Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp. 3. Hoạt Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực động hiện các nhiệm vụ học tập. của học Mức độ tham gia tích cực của học sinh sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
  4. Câu 2: Dựa theo tình hình thực tế giảng dạy của lớp, tôi nêu những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh, từ đó có những giải pháp gì để khắc phục những khó khăn đã nêu 1. Những thuận lợi - Đổi mới kiểm tra và đánh giá được xác định là khâu đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, được khẳng định trong việc thực hiện trên lớp 1A2 - Thực tiễn việc kiểm tra, đánh giá của ngành giáo dục mấy năm vừa qua đã có nhiều đổi mới, bước đầu được xã hội đồng tình ủng hộ. Điều kiện cơ sở vật chất, kiểm tra, đánh giá ngày càng đầy đủ và tốt hơn. - Kết quả nghiên cứu về kiểm tra đánh giá ngày càng đạt được nhiều thành tựu theo thông tư 27/2020-BGDĐT đánh giá học sinh tiểu học. 2. Những khó khăn: - Từ nhận thức thói quen của giáo viên trong nhà trường chưa nắm được một số khâu quan trọng trong đánh giá. - Chưa thật sư am hiểu về đánh giá học sinh theo thông tư mới ban hành ngày 4-9- 2020 và nắm được việc vận dụng đánh giá còn chung chung. 3. Các giải pháp: - Nắm rõ nội dung việc đánh giá học sinh học sinh nhằm phát triển năng lực học sinh. - Học sinh tiếp tục không bị áp lực về điểm số nhưng các em vẫn có thể tự đánh giá được sức học của mình theo từng môn học, biết được mức độ học tập của bản thân nên các em hứng thú hơn trong học tập. - Thông tư 27 đã minh bạch việc đánh giá định kì về học tập và đánh giá về năng lực, phẩm chất của học sinh đã giúp cha mẹ học sinh biết rõ hơn mức độ đạt được của con mình trong học tập và rèn luyện nên đồng tình hơn. NỘI DUNG 2: Theo nội dung bồi dưỡng dành cho giáo viên: Mã mô đun: GVPT 04- Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Câu 1: Sự hiểu biết của bản thân về nội dung trên Phải chuẩn bị bài một cách công phụ hơn, thực hiện việc dạy học, kiểm tra, đánh giá thông qua các hoạt động DH tích cực. - Hoạt động dạy học là linh hoạt theo tình huống diễn ra của giờ dạy. Giáo viên sẽ không bám vào bài soạn một cách cứng nhắc vì bài soạn chỉ là ý tưởng dự kiến ban đầu, rất quan trọng cho việc phát triển các ý tưởng mới, sản phẩm học sinh cần đạt - Thầy, trò thân thiện hơn vì luôn có sự tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. - Học sinh luôn được tham gia các hoạt động học tập phù hợp với khả năng của mình. - Bản thân tôi luôn lo lắng về thời gian 1 giờ dạy học có tích cực không.
  5. - Khả năng dạy học tích cực hiện nay của một bộ phân giáo viên còn hạn chế nên nhiều giáo viên không tự tin khi thực hiện kiểu dạy học này dẫn đến hiệu quả giờ dạy chưa cao. Câu 2: Lĩnh vực chuyên môn được phân công, thực hiện soạn 1 kế hoạch bài dạy theo nội dung 2 đã được nêu trên Môn Đạo Đức Bài 5: TỰ GIÁC LÀM VIỆC Ở NHÀ ( 1 tiết ) I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết 1.1. Phẩm chất - Chăm chỉ: HS tích cực tham gia làm công việc ở nhà vừa sức với bản thân. 1.2. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự giác làm công việc ở nhà . 1.3. Năng lực đặc thù - Năng lực điều chỉnh hành vi:Tự giác làm những việc vừa sức của mình khi ở nhà, ở trường (M1). Biết vì sao mình tự giác làm công việc ở nhà hay ở trường(M2). Đánh giá thái độ, hành vi tự giác của bản thân và người khác (M3). - Năng lực phát triển bản thân: Thể hiện hành động tự giác làm việc của mình ở nhà, ở trường, vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống (M4). II.Chuẩn bị: GV: Tranh, ảnh, video clip minh họa, tài liệu kham khảo, phiếu đánh giá. III.Tổ chức dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Khởi động. - Mục tiêu: M1 - Nội dung: Bài hát “Bé quét nhà” nhạc và lời: Hà Đức Hậu. - Sản phẩm: HS hát và trả lời được câu hỏi tự giác làm việc của mình. - Cách thực hiện: - Gv cho HS nghe bài hát . - HS lắng nghe - hát. GV đặt câu hỏi: - Chổi được làm ra bằng gì? - HS trả lời - Chổi to bà dùng làm gì? - HS khác nhận xét, bổ sung. - Chổi nhỏ bà dùng làm gì? - GV chốt - giáo dục học sinh. - HS lắng nghe. Hoạt động 2: Khám phá - Mục tiêu: M2 - Nội dung: Những việc cần làm ở nhà, ở trường. - Sản phẩm: HS tích cực tham gia các hoạt động
  6. học tập, TL được các câu hỏi. - Cách thực hiện: - GV cho HS xem tranh và trả lời câu hỏi: 1) Các bạn đang làm gì? Đó có phải là những việc - HS quan sát tranh và thảo em thường làm không? luận nhóm đôi: - GV chốt ý Nhóm trình bày :Tranh 1, 2, 3, - GV nêu câu hỏi: 4 2) Khi làm việc không cần ai nhắc nhở, các bạn đã - Nhóm khác nhận xét, bổ thể hiện điều gì? sung. - GV chốt, giáo dục ý thức tự giác làm việc ở nhà. - GV cho HS xem tranh , thảo luận nhóm và trả - HS trả lời cá nhân, HS khác lời câu hỏi. nhận xét. Các bạn đó đã tự giác làm những việc gì? - HS lắng nghe. - HS quan sát tranh, thảo luận - GV chốt ý nhóm 4 và trả lời câu hỏi: - GV nêu câu hỏi : - Nhóm trình bày: Tranh 1, 2, - Kể thêm những việc em tự giác làm ở nhà. 3, 4 - Cho HS quan sát tranh và thảo luận câu hỏi: - Nhóm khác nhận xét, bổ Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm sung ý kiến. của những bạn nào? Vì sao? - GV chốt ý, giáo dục HS ý thức tự giác làm việc - HS trả lời cá nhân. nhà. - GV cho HS chơi trò phỏng vấn. - Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét. - Nhóm trình bày đồng tình hay không đồng tình ở tranh 1, 2 - Nhóm khác nhận xét và bổ sung. - HS tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi vì sao phải tự giác làm việc ở nhà. Hoạt động 3: Luyện tập “Ai giỏi hơn” - Mục tiêu: M3 - Nội dung: HS đánh giá được thái độ, hành vi tự giác của mình và người khác. - Sản phẩm: HS tích cực tham gia các hoạt động
  7. học tập, xử lý các tình huống và thực hiệc các việc cần tự giác làm của mình. - Cách thực hiện: +Bước 1: Xử lý tình huống: - HS thảo luận nhóm 4 - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4. - HS nêu nội dung tranh? - HS đóng vai xử lý tình huống - HS trình bày - GV gọi đại diện trình bày. - HS nhận xét - GV chốt y. +Bước 2: Liên hệ bản thân: - HS thảo luận - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ - HS trình bày kể lại việc em tự giác làm ở nhà, nêu lợi ích của - HS nhận xét việc đó. - GV chốt y. - HS tham gia chơi +Bước 3: Trò chơi “Ai giỏi hơn”. - GV chiếu một số hình ảnh việc làm ở nhà, HS giơ thẻ mặt buồn, mặt vui phù hợp. - GV nhận xét. +Bước 4: GV liên hệ, lồng ghép, giáo dục HS phấn đấu thực hiện những công việc vừa sức của mình. Hoạt động 4: Trò chơi “Ai giỏi hơn” - Mục tiêu: M4 - Nội dung: Tự giác làm việc và vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống. - Sản phẩm: Phiếu khảo sát việc làm của HS ở nhà. - Cách thực hiện:- GV tổ chức trò chơi “ Hái hoa dân chủ” - GV đưa ra 2 hình thức: +Dạng lý thuyết: HS xoay hoa và viết ra thẻ từ. - HS xoay hoa +Dạng thực hành: Cá nhân thực hành, cả lớp đồng thanh. - HS thực hiện - GV phát phiếu khảo sát việc làm của HS ờ nhà. IV: Kết thúc tiết dạy: - GV nhận xét - Dặn dò
  8. NỘI DUNG 3: Kiến thức tự chọn Câu hỏi 1: Qua việc học tập Module 5 và 9. kiến thức, kỹ năng đã được bồi dưỡng từng Module là những nội dung, Qua đó chia sẻ lại thành quả đạt được từng Module mà bản thân thực hiện được. Trong Moodule 5 có 3 nội dung như sau: - Nội dung 1: Những vấn đề chung về tư vấn và hỗ trợ học sinh tiểu học trong hoạt động dạy học. + Khái quát về tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục + Đặc điểm tâm sinh lý và những khó khăn của học sinh tiểu học trong cuộc sống hàng ngày. - Nội dung 2: Xây dựng lựa chọn việc thực và thực hiện chuyên đề tư vấn tâm lý cho học sinh. + Xây dựng lựa chọn và thực hiên chuyên đề tư vấn tâm lý cho hoc sinh tiểu học. + Phân tích trường hợp thực tiễn về tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học trong hoạt động dạy học. - Nội dung 3: Thiết lập kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn hỗ trợ. + Công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình để tư vấn, hỗ trợ học sinh. + Thiết lập kênh thông tin tư vấn, hỗ trợ học sinh tiểu học trong hoạt động. Trong Moodule 9 Thông qua modunle 9 đã học qua và thấy việc áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và đặt biệt đã vận dụng dạy học nhằm giúp học sinh được thêm kiến thức từ công nghệ thông tin trong học tập. Qua việc học tập và vận dụng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học luôn phát tính tích cực trong học tập, học sinh trong lớp 1A2 luôn tập trung học và khao khát được xem các kênh hoạt hình và kênh hình để giúp học sinh học toán và Tiếng Việt phần đọc khá tốt: có 29/30 em đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập từ đó bản thân cô gắng hơn nữa để 1 em còn lại theo kịp bạn bè. Câu hỏi 2:-Qua việc tham gia học tập Module đã chọn, thầy cô nhận thấy nội dung 2 và 3 của Module 9. Thời đại công nghệ 4.0 thì việc dạy học cung tăng cường và dứng dụng trong việc dạy và học nhằm tạo điều kiện cho học sinih tiếp cận thông tin và thường xuyên cập nhật thông tin trên mạng Enternet kết nối giữa cô và trò, trò vầ trò giữa phụ huynh với giáo viên giữa học sinh với cha mẹ học sinh như: Zalo, Facebook, Gmail, Làm thêm nhé