Bài tập tổng hợp Lịch sử 10

docx 6 trang hatrang 27/08/2022 6140
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập tổng hợp Lịch sử 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_tong_hop_lich_su_10.docx

Nội dung text: Bài tập tổng hợp Lịch sử 10

  1. Câu 1: Địa danh Rạch Gầm – Xoài Mút nơi diễn ra trận đánh tiêu diệt quân Xiêm của Quang Trung năm 1785 ngày nay thuộc tỉnh nào? A. An Giang. B. Hậu Giang. C. Kiên Giang. D. Tiền Giang. Câu 2: Tôn giáo nào trước đây bị nhà Lê sơ hạn chế thậm chí cấm đoán, đến thế kỉ XVI – XVIII có điều kiện phục hồi và phát triển? A. Thiên Chúa giáo. B. Phật giáo, Thiên Chúa giáo. C. Nho giáo, Đạo giáo. D. Phật giáo, Đạo giáo. Câu 3: Điểm khác nhau cơ bản về kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông với các quốc gia cổ đại Hi Lạp - Rôma là gì? A. Sản xuất nông nghiệp là chủ đạo. B. Thủ công, thương nghiệp có vai trò quan trọng. C. Thủ công nghiệp đóng vai trò quan trọng. D. Thương nghiệp có vai trò hàng đầu. Câu 4: Điểm giống nhau giữa nông dân công xã ở phương Đông cổ đại với nô lệ ở xã hội phương Tây cổ đại là gì? A. Lực lượng đông đảo nhất và là lực lượng sản xuất chính của xã hội. B. Lực lượng đông đảo nhất và không có vai trò quan trọng trong xã hội. C. Lực lượng thiểu số và không có vai trò quan trọng. D. Lực lượng đông đảo và lãnh đạo xã hội. Câu 5: Thể chế dân chủ ở A-ten của Hi Lạp cổ đại có bước tiến bộ như thế nào? A. Tạo điều kiện phát triển cho mọi tầng lớp trong xã hội. B. Tạo điều kiện cho chủ xưởng, bình dân và kiều dân thể hiện quyền công dân của mình. C. Tạo điều kiện cho các công dân có quyền tham gia hoặc giám sát đời sống chính trị của đất nước. D. Tạo điều kiện cho Hội đồng 500 thực hiện vai trò giám sát với chủ nô, chủ nô không thể chuyên quyền trong xã hội. Câu 6: Nguyên nhân khiến mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa thời Minh không thể phát triển được ở Trung Quốc? A. Do nhà nước phong kiến tìm cách hạn chế. B. Do các nước không buôn bán với Trung Quốc. C. Do các sản phẩm của Trung Quốc không được cải tiến. D. Do nhà Minh suy sụp. Câu 7: Điền từ đúng vào chỗ trống đề hoàn thiện đoạn dữ liệu sau:
  2. “Người đầu tiên khởi xướng Nho học là . Đến thời Hán Vũ Đế trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền. ở Trung Quốc cũng thịnh hành, nhất là vào thời Đường”. A. Khổng Tử; Nho giáo; Phật giáo. B. Đổng Trọng Thư; Nho gia; Phật giáo. C. Lão Tử; Nho giáo, Phật giáo. D. Khổng Tử; Nho giáo; Đạo giáo. Câu 8: Tôn giáo nào bắt nguồn từ những tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ? A. Phật giáo. B. Hinđu giáo. C. Hồi giáo. D. Thiên chúa giáo. Câu 9: Tộc người nào ở nước ta đã sử dụng chữ Phạn của Ấn Độ? A. Người Khơme. B. Người Chăm. C. Người Kinh. D. Người Ê - đê, Giarai. Câu 10: Vua cuối cùng của Vương triều Mô - gôn phải đối diện với âm mưu xâm lược của nước nào? A. Thực dân Anh. B. Thực dân Pháp. C. Thực dân Bồ Đào Nha. D. Thực dân Hà Lan. Câu 11: Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, tình hình khu vực Đông Nam Á có đặc điểm gì? A. Hình thành các quốc gia phong kiến “dân tộc”. B. Các quốc gia phong kiến “dân tộc” phát triển thịnh đạt. C. Các quốc gia phong kiến “dân tộc” bị suy thoái. D. Đông Nam Á bị thực dân phương Tây xâm lược. Câu 12: Ở Campuchia, tộc người chiếm đa số là tộc người nào? A. Khơ me. B. Chăm. C. La Hủ. D. Vân Kiều. Câu 13: Phường hội là hình thức tổ chức của tầng lớp xã hội nào? A. Thợ thủ công. B. Thương nhân. C. Nông dân tự do. D. Lãnh chúa. Câu 14: Những quốc gia nào dưới đây đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lí? A. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. B. Tây Ban Nha, Hà Lan. C. Bồ Đào Nha, Italia. D. Tây Ban Nha, Anh. Câu 15: Cuộc đấu tranh đầu tiên của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến trên lĩnh vực văn hoá là gì? A. Phong trào Văn hoá Phục hưng. B. Triết học Ánh sáng. C. Phong trào tôn giáo. D. Triết học siêu hình. Câu 16: Điểm khác biệt về kinh tế của cư dân Phù Nam với cư dân Văn Lang - Âu Lạc và Cham - pa là gì? A. Nông nghiệp rất phát triển. B. Ngoại thương đường biển rất phát triển.
  3. C. Thủ công nghiệp rất phát triển. D. Nội thương rất phát triển. Câu 17: Chính sách nào dưới đây KHÔNG phải là chính sách bóc lột về kinh tế mà các triều đại phương Bắc đã áp dụng ở nước ta? A. Đồng hóa. B. Bóc lột, cống nạp. C. Cướp ruộng đất. D. Nắm độc quyền về muối và sắt. Câu 18: Thời kì Bắc thuộc, kinh tế - xã hội nước ta có những chuyển biến nhất định. Nguyên nhân của sự chuyển biến đó là gì? A. Chính sách cai trị nhiều mặt của chính quyền đô hộ phương Bắc. B. Nhân dân ta bị phong kiến phương Bắc bóc lột. C. Nước ta bị sáp nhập vào Trung Quốc. D. Chính sách bóc lột kinh tế của chính quyền đô hộ phương Bắc. Câu 19: Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của nhân dân ta dưới sự chỉ huy của Ngô Quyền là một chiến thắng có ý nghĩa lịch sử trọng đại với dân tộc ta, bởi vì đã? A. chứng tỏ tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân ta. B. mở ra một thời kì mới - thời kì hồi sinh của dân tộc. C. mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập tự chủ cho dân tộc. D. đánh bại quân xâm lược Nam Hán hùng mạnh. Câu 20: Nước ta được đổi tên là Đại Việt dưới thời vua nào? Năm bao nhiêu? A. Ngô Quyền. Năm 938. B. Đinh Tiên Hoàng. Năm 968. C. Lý Thánh Tông. Năm 1054. D. Lê Thái Tổ. Năm 1428. Câu 21: Vị vua cuối cùng của nhà Lý là ai? A. Lý Cao Tông. B. Lý Chiêu Hoàng. C. Lý Thánh Tông. D. Lý Nhân Tông. Câu 22: Hoàn chỉnh nội dung kiến thức sau: “Các triều đại phong kiến đều có chính sách .ở vùng biên giới”. A. đoàn kết với các dân tộc ít người. B. đoàn kết với các dân tộc ít người, nhất là với các tù trưởng. C. đoàn kết với các nước láng giềng, nhất là Lào và Chân Lạp. D. đoàn kết với các triều đại phương bắc, nhất là với các tù trưởng. Câu 23: Các xưởng thủ công do Nhà nước lập ra trong các thế kỉ XI - XVI gọi là gì? A. Đồn điền. B. Quan xưởng. C. Quân xưởng. D. Quốc Tử Giám.
  4. Câu 24: Câu nói “Từ đó thuỷ tai không còn nữa mà đời sống của nhân dân cũng được sung sướng, đất không bỏ sót một nguồn lợi nào” là nhận xét của sứ giả Trung Quốc về công tác thuỷ lợi triều đại nào? A. Nhà Lý. B. Nhà Trần. C. Nhà Hồ. D. Nhà Lê. Câu 25: Người phụ nữ đã hi sinh quyền lợi của bản thân và dòng họ vì vận mệnh đất nước ở thế kỷ X là ai? A. Huyền Trân công chúa. B. Nguyên phi Ỷ Lan. C. Thái hậu Dương Vân Nga. D. Công chúa Ngọc Hân. Câu 26: Câu nói nổi tiếng: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là của ai? A. Lý Thường Kiệt. B. Trần Quốc Tuấn. C. Trần Nhật Duật. D. Trần Thủ Độ. Câu 27: Các vua thời Lý, thời Lê mùa xuân hàng năm về các địa phương làm gì? A. Cùng nông dân làm công tác thuỷ lợi. B. Làm lễ cày ruộng tịch điền. C. Kiểm tra lại việc ban cấp ruộng đất cho nông dân. D. Tổ chức lễ hội mùa xuân. Câu 28: Trong các thế kỉ X - XV, việc mở rộng diện tích trồng trọt của nhân dân ta gắn với việc làm nào? A. Khai hoang. B. Lập điền trang. C. Trị thuỷ.D. Đắp đê ngăn lũ. Câu 29: Vì sao nói khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc? A. Chấm dứt ách đô hộ của nhà Minh đối với nước ta. B. Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Minh với nước ta. C. Kết thúc sự can thiệp của nhà Minh vào nước ta. D. Đánh bại cuộc tấn công của quân Minh vào nước ta. Câu 30: Nguyên nhân làm cho giáo dục Nho học thời phong kiến không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế đất nước? A. Nội dung giáo dục được quy định chặt chẽ, quy chế rõ ràng. B. Nội dung giáo dục chủ yếu là kinh sử, không có các môn KHTN. C. Giáo dục chỉ dành cho số ít người, chủ yếu là con em quan lại. D. Giáo dục không gắn với thực tiễn đời sống lao động sản xuất. Câu 31: Sự phát triển của văn hoá dân tộc trong các thế kỉ X - XV được biểu hiện ở những thành tựu nào? A. Tư tưởng tôn giáo, văn học, nghệ thuật, KHKT.
  5. B. Tư tưởng tôn giáo, văn học, giáo dục, KHKT. C. Tư tưởng tôn giáo, văn học, giáo dục, nghệ thuật, KHKT. D. Tư tưởng tôn giáo, giáo dục, văn học, kiến trúc, KHKT. Câu 32: Các câu: “Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng” Đó là những câu được trích từ lời hiểu dụ của ai? A. Quang Trung. B. Lý Thường Kiệt. C. Trần Hưng Đạo. D. Nguyễn Trãi. Câu 33: Từ thế kỉ XI - XV, nền giáo dục của Đại Việt có đặc điểm gì? A. Phát triển mạnh. B. Phát triển đi lên. C. Ổn định và phát triển.D. Hoàn thiện và phát triển. Câu 34: “Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào” Hàm ý của Trần Quốc Tuấn trong câu nói là gì? A. Tướng là cha, quân là con, tướng lệnh là quân phải vâng mệnh. B. Tướng và quân nghĩa như cha con, gian khó đồng lòng. C. Tướng và quân phải đồng lòng đánh giặc. D. Tướng và quân là cha và con, sướng khổ đồng tâm. Câu 35: Điều gì dưới đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp với sự phát triển thương nghiệp ở nước ta trong các thế kỉ X - XV? A. Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp củng cố sự phát triển của thương nghiệp. B. Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp mở đường cho sự phát triển của thương nghiệp. C. Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp đặt nền móng cho sự phát triển của thương nghiệp. D. Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp đẩy nhanh sự phát triển của thương nghiệp. Câu 36: Hãy sắp xếp các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta (trong các thế kỉ X - XVIII) sau đây theo trình tự thời gian: 1. Kháng chiến chống Xiêm, 2. Kháng chiến chống Tống thời Lý, 3. Kháng chiến chống Mông - Nguyên, 4. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê. A. 3, 4, 1, 2. B. 4, 2, 3, 1. C. 4, 3, 2, 1. D. 2, 1, 3, 4.
  6. Câu 37: Bạn hàng truyền thống của Đại Việt từ thế kỉ X - XV là những nước nào? A. Nhật Bản, Thái Lan. B. Các nước Đông Nam Á. C. Các nước Anh, Pháp, Thái Lan, Nhật Bản. D. Trung Quốc và các nước phương Nam. Câu 38: Quân và dân Đại Việt dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã đánh bại 30 vạn quân Tống ở đâu? A. Biên giới phía Bắc. B. Thành Cổ Loa. C. Phòng tuyến cửa sông Bạch Đằng. D. Phòng tuyến sông Như Nguyệt. Câu 39: Sách lược của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc đấu tranh chống quân Minh xâm lược là gì? A. Đánh nhanh thắng nhanh. B. “Vườn không nhà trống”. C. Kết hợp quân sự với binh vận, sử dụng lối đánh du kích, mở rộng vùng chiếm đóng. D. Hòa đàm kết hợp đấu tranh quân sự, dụ hàng, vây thành diệt viện. Câu 40: Bộ Quốc triều hình luật dưới thời Lê Sơ còn có tên gọi nào khác? A. Hình thư. B. Hình luật. C. Luật Hồng Đức. D. Hoàng Việt luật lệ.