Thư viện câu hỏi kiểm tra cuối kì II môn Địa lí 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phạm Hùng (Có đáp án)

doc 10 trang hatrang 6340
Bạn đang xem tài liệu "Thư viện câu hỏi kiểm tra cuối kì II môn Địa lí 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phạm Hùng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docthu_vien_cau_hoi_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_dia_li_8_nam_hoc_20.doc
  • docKE HOACH ON TAP KIEM TRA CUOI KI II DIA 8 2021-2022.doc

Nội dung text: Thư viện câu hỏi kiểm tra cuối kì II môn Địa lí 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phạm Hùng (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT CHÂU ĐỐC THƯ VIỆN CÂU HỎI KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS PHẠM HÙNG MÔN: ĐỊA LÍ 8 NĂM HỌC 2021- 2022 ĐỀ 1 TRẮC NGHIỆM ( 7 điểm ) BIẾT ( 10 CÂU ) 2,5 điểm ) Câu 1: Loại gió có đặc điểm lạnh và khô là gió: A. Tây Nam B. Đông Bắc C. Tây Bắc D. Gió Phơn. Câu 2: Miền có thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, biến đổi nhanh chóng là: A. Núi cao B. Đồng bằng C. Cao nguyên D. Hải đảo. Câu 3: Theo chế độ gió mùa, nước ta có mấy mùa khí hậu? A. 1 mùa B. 2 mùa C. 3 mùa D. 4 mùa Câu 4: Vào mùa gió Tây Nam, loại gió Phơn khô nóng ảnh hưởng mạnh đến khu vực: A. Miền núi phía Bắc B. Bắc Trung Bộ C. Nam Trung Bộ D. Tây Nguyên Câu 5: Sông cung cấp được nhiều phù sa cho khu vực hạ lưu là nhờ: A. Sông lớn hay nhỏ B. Địa chất nơi nó chảy qua C. Sông dốc hay thoải D. Lượng mưa nhiều hay ít Câu 6: Từ tháng 11 đến tháng 4 là khoảng thời gian thịnh hành của gió: A. Tây Bắc B. Đông Bắc C. Đông Nam D. Tây Nam Câu 7: Lớp vỏ phong hoá của thổ nhưỡng nước ta dày là do: A. Đá mẹ dễ phong hoá B. Nằm trong khu vực nhiệt đới C. Địa hình dốc D. Thời gian hình thành lâu Câu 8: Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là: A. Phù sa B. Feralit C. Mùn núi cao D. Cả 3 nhóm bằng nhau Câu 9: Loại khoáng sản chính của vùng miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là: A. Bô xít B. Dầu khí C. Than đá D. Đồng Câu 10: Địa hình cao nhất miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là khu vực: A. Tây Nguyên B. Nam Trung Bộ C. Đông Nam Bộ D. Đồng bằng Sông Cửu Long
  2. HIỂU ( 6 CÂU ) ( 1,5 điểm ) Câu 1: Tại sao gió Đông Bắc thổi vào miền Nam không quá lạnh và khô như miền Bắc? A. Xa trung tâm cao áp B. Bị núi ngăn cản C. Được biển sưởi ấm D. Tất cả các ý trên Câu 2: Để hạn chế lũ lụt, một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là: A. Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn B. Xử lý nước thải, chất thải công nghiệp C. Khai thác tốt các nguồn lợi từ sông D. Đắp đê ngăn lũ Câu 3: Một loại đất được hình thành, yếu tố quan trọng nhất là: A. Địa hình B. Thời gian C. Đá mẹ D. Tác động của con người Câu 4: Loại đất mùn núi cao được dùng vào mục đích: A. Trồng cây công nghiệp B. Trồng rừng đầu nguồn C. Trồng cây ăn quả D. Ý A, B đúng Câu 5: Đặc điểm nổi bật của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là: A. Có mùa đông lạnh nhất cả nước B. Mùa đông lạnh, mưa phùn C. Mùa đông lạnh, kéo dài D. Cả 3 ý trên đúng Câu 6: Nhận định nào không đúng với điều kiện tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? A. Có địa hình cao nhất Việt Nam B. Mùa hạ mát mẽ C Đồng bằng rộng lớn D. Sông thường ngắn, dốc VẬN DỤNG ( 8 CÂU ) ( 2 điểm ) Câu 1: Lát cắt từ Phan-xi-păng đến Thanh Hoá đi qua các loại đất nào? A. Mùn núi cao, phù sa B. Mùn núi cao, Feralit, phù sa C. Mùn núi cao, đất xám D. Mùn núi cao, Feralit đá vôi Câu 2: Qua biểu đồ cho biết đặc điểm khí hậu của vùng núi Hoàng Liên Sơn: A. Lạnh quanh năm, mưa nhiều B. Rất lạnh, ít mưa C. Lạnh, khô D. Lạnh theo mùa, mưa ít Câu 3: Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi nền nhiệt từ Phan-xi-păng đến Thanh Hoá là: A. Vị trí B. Địa hình C. Thảm thực vật che phủ D. Lượng mưa Câu 4: Loại cây công nghiệp nổi tiếng của vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ là: A. Cà phê B. Chè C. Mía D. Dừa.
  3. Câu 5: Ngoài phát triển lúa nước, cây công nghiệp miền Nam Bộ còn phát triển mạnh: A. Nghề rừng B. Du lịch C. Nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản D. Công nghiệp. Câu 6: Để trở thành vựa lúa số 1 của cả nước, miền Nam Bộ có những thuận lợi: A. Đồng bằng rộng lớn, màu mỡ B. Khí hậu thuận lợi C. Người dân giàu kinh nghiệm D. Tất cả các ý trên Câu 7: Loại đất chính của vùng Tây Nguyên là đất A. Phù sa cổ B. Feralit C. Ba dan D. Mùn núi cao Câu 8: Cao nguyên Kon Tum với nham thạch chủ yếu là A. đá granit, đá biến chất. B. đá vôi, đá biến chất. C. đá badan, đá granit D. đá trầm tích, đá badan VẬN DỤNG CAO ( 4 CÂU ) ( 1 điểm ) Câu 1: Trong H40.1 hướng từ đỉnh Phan-xi-păng đến Thanh Hoá là hướng nào? A. Bắc – Nam B. Nam – Bắc C. Tây Bắc – Đông Nam D. Tây Nam – Đông Bắc. Câu 2: Theo vĩ tuyến 220B, từ biên giới Việt – Lào đến biên giới Việt – Trung, ta phải vượt qua bao nhiêu dãy núi lớn? A. 4 dãy núi lớn B. 5 dãy núi lớn C. 6 dãy núi lớn D. 7 dãy núi lớn Câu 3.: Hai huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa trực thuộc: A. Thừa Thiên Huế, Bà Rịa Vũng Tàu B. Quảng Nam, Phú Yên C. Đà Nẵng, Khánh Hòa D. Quảng Bình, Quảng Trị Câu 4: Đi dọc kinh tuyến 1080Đ, đi qua một số cao nguyên là: A. Plây Ku, Đắc Lắc, Lâm Viên B. Kontum, Mơ Nông, Di Linh C. Đắc Lắc, Lâm Viên, Di Linh D. Mơ Nông, Kon Tum, Plây Ku
  4. CÂU HỎI TỰ LUẬN ( 3 điểm )
  5. BIẾT ( 1,5 điểm ) Câu 1 : Lát cắt tổng hợp địa lí tự nhiên từ Phan-xi-păng tới thành phố Thanh Hóa cho biết qua các khu vực địa hình, qua những loại đất, kiểu rừng ? ( 1,5 điểm ) Trả lời - Lát cắt tổng hợp địa lí tự nhiên từ Phan-xi-păng tới thành phố Thanh Hóa qua các khu vực địa hình: núi cao Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Mộc Châu, đồng bằng Thanh Hóa. - Lát cắt tổng hợp địa lí tự nhiên từ Phan-xi-păng tới thành phố Thanh Hóa qua loại đất : đất mùn núi cao phân bố ở khu núi cao Hoàng Liên Sơn; đất feralit trên đá vôi phân bố ở khu cao nguyên Mộc Châu; đất phù sa trẻ phân bố ở khu đồng bằng Thanh Hóa. - Lát cắt tổng hợp địa lí tự nhiên từ Phan-xi-păng tới thành phố Thanh Hóa qua các kiểu rừng: rừng ôn đới phân bố ở núi cao Hoàng Liên Sơn, rừng cận nhiệt đới và rừng nhiệt đới phân bố ở khu vực địa hình cao nguyên Mộc Châu HIỂU ( 1,5 điểm ) Câu 2 : Hoàn thành bảng ( 1,5 điểm ) Tính nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm, nhiệt độ và lượng mưa cao nhất và thấp nhất của các khu vực địa hình Khu vực Núi cao Cao nguyên Đồng bằng Hoàng Liên Sơn Mộc Châu Thanh Hóa - Nhiệt độ trung bình năm 12,80C 18,50C 23,60C - Nhiệt độ thấp nhất Tháng 1: 7,10C Tháng 1: 11,80C Tháng 1: 17,40C - Nhiệt độ cao nhất Tháng 6,7,8: 16,40C Tháng 7: 23,10C Tháng 6,7: 28,90C - Lượng mưa trung bình 3553 mm 1560 mm 1746 mm - Lượng mưa thấp nhất Tháng 1: 64 m.m Tháng 12: 12 m.m Tháng 1: 25 m.m - Lượng mưaCao nhất Tháng 7: 680 m.m Tháng 8: 331m.m Tháng 9: 396 m.m
  6. ĐỀ 2 TRẮC NGHIỆM ( 7 điểm ) BIẾT ( 10 CÂU ) 2,5 điểm ) Câu 1: Loại gió thổi chính trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 là: A. Tây Nam B. Đông Bắc C. Tây Bắc D. Gió Phơn. Câu 2: Khu vực có khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, có 2 mùa tương phản sâu sắc là: A. Bắc Bộ B. Trung Bộ C. Biển Đông Việt Nam D. Nam Bộ Câu 3: Trong mùa gió Đông Bắc, khí hậu nước ta có đặc điểm: A. Giống nhau B. Khác nhau rõ rệt C. Miền Bắc khí hậu lạnh, miền Nam có mùa khô sâu sắc D. Câu B, C đúng. Câu 4: Mùa bão ở miền Nam so với miền Bắc và miền Trung thường xảy ra: A. Sớm hơn B. Muộn hơn A. Cùng thời gian D. Cả ba ý đều đúng. Câu 5: Vào mùa gió Đông Bắc, khu vực có khí hậu lạnh nhất nước ta là: A. Vùng núi Đông Bắc B. Vùng núi Tây Băc C. Đồng bằng sông Hồng D. Dãy Trường Sơn Bắc. C. Mùa lũ có trước D. Không hoàn toàn trùng nhau Câu 6: Ở nước ta có mấy nhóm đất chính? A. 3 nhóm B. 4 nhóm C. 5 nhóm D. 6 nhóm Câu 7: Dãy đất bãi bồi ven biển là môi trường sống thuận lợi cho hệ sinh thái: A. Rừng thưa rụng lá B. Rừng tre nứa C. Rừng ngập mặn D. Rừng ôn đới Câu 8: So sánh về độ cao với vùng núi Tây Bắc thì vùng Đông Bắc có địa hình: A. Thấp hơn B. Cao hơn A. Ngang bằng nhau D. Đa phần cao hơn Câu 9: Hồ thuỷ điện lớn nhất của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là: A. Trị An B. Hoà Bình C. Y-a-ly D. Thác Mơ
  7. Câu 10: Địa hình cao nhất miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là khu vực: A. Tây Nguyên B. Nam Trung Bộ C. Đông Nam Bộ D. Đồng bằng Sông Cửu Long HIỂU ( 6 CÂU ) ( 1,5 điểm ) Câu 1: Hướng chảy chính của sông ngòi nước ta là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung là do tác động của: A. Địa chất B. Vị trí địa lý C. Đia hình D. Lượng mưa Câu 2: Nhận định nào không đúng với đặc điểm lũ ở Đồng bằng Sông Cửu Long: A. Thường là dạng lũ quét B. Lũ lên chậm C. Bồi đắp nhiều phù sa D. Lũ rút chậm Câu 3: Các loại cây công nghiệp ( chè, cà phê ) phù hợp nhất với loại đất nào? A. Phù sa B. Mùn núi cao B. Feralit D. Trồng tốt ở các nhóm đất trên Câu 4: Trong các hệ sinh thái, hệ sinh thái ngày càng mở rộng là: A. Hệ sinh thái nông nghiệp B. Hệ sinh thái ngập mặn C. Hệ sinh thái tre nứa D. Hệ sinh thái nguyên sinh Câu 5: Những khó khăn cơ bản vùng Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ gặp phải là: A. Hạn hán B. Lũ quét, sạt lở đất C. Giá rét D. Tất cả những khó khăn trên Câu 6: Khí hậu của khu vực Tây Bắc so với miền Đông Bắc về mùa đông thì: A. Oi bức hơn B. Lạnh hơn C. Lạnh như nhau D. Ấm hơn VẬN DỤNG ( 8 CÂU ) ( 2 điểm ) Câu 1: Qua biểu đồ cho biết đặc điểm khí hậu của vùng núi Hoàng Liên Sơn: A. Lạnh, khô B. Rất lạnh, ít mưa C. Lạnh quanh năm, mưa nhiều D. Lạnh theo mùa, mưa ít Câu 2: Loại cây công nghiệp nổi tiếng của vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ là: A. Mía B. Chè C. Cà phê D. Dừa. Câu 3: Để trở thành vựa lúa số 1 của cả nước, miền Nam Bộ có những thuận lợi: A. Đồng bằng rộng lớn, màu mỡ B. Khí hậu thuận lợi C. Người dân giàu kinh nghiệm D. Tất cả các ý trên
  8. Câu 4: Cao nguyên Kon Tum với nham thạch chủ yếu là A. đá trầm tích, đá badan B. đá vôi, đá biến chất C. đá granit, đá biến chất. D. đá badan, đá granit Câu 5: Lát cắt Phan-xi-păng đến Thanh Hoá đi qua các loại đất nào? A. Mùn núi cao, Feralit, phù sa B. Mùn núi cao, phù sa C. Mùn núi cao, đất xám D. Mùn núi cao, Feralit đá vôi Câu 6: Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi nền nhiệt từ Phan-xi-păng đến Thanh Hoá là: A. Lượng mưa B. Địa hình C. Thảm thực vật che phủ D. Vị trí Câu 7: Ngoài phát triển lúa nước, cây công nghiệp miền Nam Bộ còn phát triển mạnh: A. Nghề rừng B. Du lịch C. Nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản D. Công nghiệp. Câu 8: Loại đất chính của vùng Tây Nguyên là đất A. Mùn núi cao B. Phù sa cổ C. Ba dan B. Feralit VẬN DỤNG CAO ( 4 CÂU ) ( 1 điểm ) Câu 1: Lát cắt Phan-xi-păng đến Thanh Hoá đi qua các khu vực địa hình nào? A. Núi cao B. Cao nguyên C. Đồng bằng D. Cả 3 dạng địa hình. Câu 2: Theo vĩ tuyến 220B, từ biên giới Việt – Lào đến biên giới Việt – Trung, ta phải vượt qua bao nhiêu sông lớn? A. 6 sông lớn B. 7 sông lớn C. 8 sông lớn D. 9 sông lớn Câu 3: Cao nguyên Kon Tum có đặc điểm là A. Cao trên 1400 m với đỉnh Ngọc Lĩnh 2598 m B. Cao trên 1500 m với đỉnh Ngọc Lĩnh 2598 m C. Cao gần 1000 m có hồ Lắc cao 400m D. Cao gần 1400 m có hồ Lắc cao 400m Câu 4: Khoảng cách đường bờ biển từ Đà Nẵng đến đảo Tri Tôn, trong nhóm đảo Hoàng Sa là 315 km. Vậy trong bản đồ tỉ lệ 1:3.000.000 được đo bao nhiêu cm? A. 10,5 cm B. 12 cm C. 18,5 cm D. 23 cm
  9. CÂU HỎI TỰ LUẬN ( 3 điểm )
  10. BIẾT ( 1,5 điểm ) Câu 1 : Lát cắt tổng hợp địa lí tự nhiên từ Phan-xi-păng tới thành phố Thanh Hóa cho biết qua các khu vực địa hình, qua những loại đất, kiểu rừng ? ( 1,5 điểm ) Trả lời - Lát cắt tổng hợp địa lí tự nhiên từ Phan-xi-păng tới thành phố Thanh Hóa qua các khu vực địa hình: núi cao Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Mộc Châu, đồng bằng Thanh Hóa. - Lát cắt tổng hợp địa lí tự nhiên từ Phan-xi-păng tới thành phố Thanh Hóa qua loại đất : đất mùn núi cao phân bố ở khu núi cao Hoàng Liên Sơn; đất feralit trên đá vôi phân bố ở khu cao nguyên Mộc Châu; đất phù sa trẻ phân bố ở khu đồng bằng Thanh Hóa. - Lát cắt tổng hợp địa lí tự nhiên từ Phan-xi-păng tới thành phố Thanh Hóa qua các kiểu rừng: rừng ôn đới phân bố ở núi cao Hoàng Liên Sơn, rừng cận nhiệt đới và rừng nhiệt đới phân bố ở khu vực địa hình cao nguyên Mộc Châu HIỂU ( 1,5 điểm ) Câu 2 : Hoàn thành bảng ( 1,5 điểm ) Tính nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm, nhiệt độ và lượng mưa cao nhất và thấp nhất của các khu vực địa hình Khu vực Núi cao Cao nguyên Đồng bằng Hoàng Liên Sơn Mộc Châu Thanh Hóa - Nhiệt độ trung bình năm 12,80C 18,50C 23,60C - Nhiệt độ thấp nhất Tháng 1: 7,10C Tháng 1: 11,80C Tháng 1: 17,40C - Nhiệt độ cao nhất Tháng 6,7,8: 16,40C Tháng 7: 23,10C Tháng 6,7: 28,90C - Lượng mưa trung bình 3553 mm 1560 mm 1746 mm - Lượng mưa thấp nhất Tháng 1: 64 m.m Tháng 12: 12 m.m Tháng 1: 25 m.m - Lượng mưaCao nhất Tháng 7: 680 m.m Tháng 8: 331m.m Tháng 9: 396 m.m