Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 - Năm học 2021-2022

docx 5 trang hatrang 24/08/2022 6100
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_2_mon_giao_duc_cong_dan_6_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 - Năm học 2021-2022

  1. PHẦN 1: Tắc nghiệm (6 điểm) Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu 0,5 điểm Câu 1: Công dân là người dân của A. một làng. B. một nước. C. một tỉnh. D. một huyện. Câu 2: Công dân là người dân của một nước, có quyền và nghĩa vụ do A. pháp luật quy định. B. người khác trao tặng. C. mua bán mà có. D. giáo dục mà có. Câu 3: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội? A. Bí mật xác lập di chúc thừa kế. B. Lựa chọn giao dịch dân sự. C. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia. D. Tìm hiểu loại hình dịch vụ. Câu 4: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ Nhà nước và xã hội? A. Hỗ trợ người già neo đơn B. Tham gia bảo vệ Tổ quốc C. Lựa chọn loại hình bảo hiểm D. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản Câu 5: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội? A. Tự chuyển quyền nhân thân B. Nộp thuế theo quy định. C. Chia sẻ bí quyết gia truyền. D. Công khai gia phả dòng họ. Câu 6: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào sau đây thể hiện công dân bình đẳng của công dân trong việc hưởng quyền? A. dùng tiếng nói, chữ viết riêng. B. thực hiện chính sách tương trợ. C. thay đổi cơ chế quản lí. D. tham gia quản lí xã hội. Câu 7: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào sau đây thể hiện công dân bình đẳng của trong việc hưởng quyền? A. có nơi ở hợp pháp B. trung thành với Tổ quốc. C. thực hiện nghĩa vụ quân sự. D. Nộp thuế theo quy định. Câu 8: Những lợi ích cơ bản mà trẻ em được hưởng và được Nhà nước bảo vệ là nội dung khái niệm A. Quyền lợi cơ bản của trẻ em. B. Trách nhiệm cơ bản của trẻ em C. Bổn phận cơ bản của trẻ em. D. Nghĩa vụ cơ bản của trẻ em. Câu 9: Những quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại thuộc nhóm quyền A. tham gia của trẻ em. B. bảo vệ của trẻ em. C. sống còn của trẻ em. D. phát triển của trẻ em. Câu 10: Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và căn cứ Luật Trẻ em năm 2016. Theo đó, quyền cơ bản của trẻ em được chia làm mấy nhóm cơ bản? A. Ba nhóm cơ bản. B. Bốn nhóm cơ bản. C. Sáu nhóm cơ bản. D. Mười nhóm cơ bản. Câu 11: Những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, xâm hại thuộc nhóm quyền
  2. A. sống còn của trẻ em. B. phát triển của trẻ em. C. tham gia của trẻ em. D. bảo vệ của trẻ em. Câu 12: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền sống còn của trẻ em? A. Quyền được khai sinh. B. Quyền nuôi dưỡng. C. Quyền chăm sóc sức khỏe. D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 13: Tình huống nào dưới đây không phải là tình huống nguy hiểm từ con người? A. Bác N đang điều khiển xe máy thì bị cướp giật, cả người và xe ngã xuống đường. B. Lâm đi học thêm về muộn và thường đi xe đạp một mình qua đường vắng. C. Trên đường đi học về, Long và Tiến thường bị một nhóm thanh niên bắt nạt, dọa dẫm, đòi đưa tiền D. Trời mưa, Trung bị trượt chân ngã trước cổng trường. Câu 14: Việc làm nào dưới đây thể hiện tính tiết kiệm? A. Dùng bóng đèn mờ để học bài cho đỡ tốn kém. A. Ít giặt quần áo cho lâu cũ B. Mua đồ dùng cũ cho đỡ tốn tiền. C. Luôn để đồ đạc đúng nơi quy định. D. Tính toán hợp lí mỗi khi mua sắm đồ dùng cá nhân. Câu 15: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm? A. Năng nhặt chặt bị B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ C. Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện. D. Thua keo này bày keo khác 16 Câu 4: Gần đây, Vũ bị một nhóm học sinh lớp trên ở trường bên cạnh bắt nạt, dọa dẫm. Vì biết nhà Vũ khá giả, nên chúng bắt Vũ mỗi ngày phải nộp cho chúng 50 000đ. Bọn chúng dọa, nếu Vũ khoogn nộp thì sẽ bị chúng không cho đi đến trường. Theo em, Vũ phải lựa chọn cách xử lí nào sau đây? A. Im lặng, lấy tiền của bố mẹ để làm theo yêu cầu của bọn bắt nạt. B. Nói với cô giáo và bố mẹ về trường hợp của mình. C. Lẳng lặng không nghe lời bọn chúng, nhưng cũng không nói với ai. Câu 17: Những việc làm nào dưới đây là nên làm hoặc không nên làm khi ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người? (Đánh dấu X vào ô tương ứng) Việc làm Nên Không nên A. Cảnh giác với người lạ khi đi một mình trên đường B. Giữ bí mật khi bị người khác trêu ghẹo C. Đi chơi với người mới quên trên mạng D. Đi chơi với bạn bè ở những nơi vắng vẻ, xa nhà E. Gọi điện/tìm kiếm sự trợ giúp của người lớn khi cảm thấy không an toàn G. Kết bạn, nói chuyện nhiều với người lạ trên Facebook
  3. H. Ở nông thôn, nhưng đi chơi với các bạn đến 10 giờ mới về nhà Câu 18: Cách ứng phó nào tương ứng với mỗi bước ứng phó nào trong tình huống nguy hiểm từ con người dưới đây? (Nối một cách ứng phó ở cột I với một bước ứng phó ở cột II cho phù hợp) I Nối II A. Hoàng nhận thấy đối tượng bắt nạt mình là 1. Chọn phương án ứng phó học sinh lớp 8 thường hay gây gổ, đánh nhau phù hợp trong trường. Đối tượng này yêu cầu Nam phải ở lại cuối buổi để “dạy bảo Nam một bài học” B. Hoàng nghĩ, trong trường hợp này tốt nhất 2. Nhận diện, đánh giá tình là gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm huống nguy hiểm C. Hoàng nghĩ đến cách ứng phó: hét to, kêu 3. Liệt kê các phương án cứu, gọi điện thoại cho người thân, chạy đến thoát khỏi tình huống nguy chỗ đông người, hiểm Câu 19: Những hành động, việc làm nào dưới đây nên và không nên làm khi ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên? (Đánh dấu X vào ô tương ứng) Hành động, việc làm Nên Không nên A. Sử dụng các thiết bị điện bình thường khi có bão, mưa giông, lũ lụt B. Tìm đến tầng hầm hoặc tầng trệt của công trình kết cấu bằng bê tông C. Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo về thiên tai D. Tránh xa các vật dụng bằng kim loại, trạm biến áp, cột đường dây điện khi có sét. E. Leo lên nóc nhà để tránh bão, lốc xoáy PHẦN 2: Tự luận (4 điểm) Câu 20 (3,0 điểm): Nga năm nay lên lớp 6 và anh trai đang học lớp 8. Từ lúc mới chào đời, Nga và anh trai đã được bố mẹ đưa đi tiêm phòng đầy đủ, được khám chữa bệnh khi ốm đau. Hằng ngày, hai anh em được bố mẹ nấu cho những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi đến tuổi đi học, bố mẹ đưa hai anh em đến trường và tạo điều kiện để hai anh em học tập. Nga và anh trai còn được bố mẹ quan tâm, tạo điều kiện để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh và giao lưu kết bạn với những bạn bè cùng độ tuổi. Em hãy cho biết những quyền nào của trẻ em được đề cập đến trong trường hợp trên?
  4. Câu 21 (1 điểm): Trên đường đi làm về, bác Nga phát hiện một đứa bé sơ sinh ở gốc đa đầu làng. Thấy em bé khóc, đói, không ai chăm sóc nên bác đã bế em bé về nhà, làm các thủ tục nhận con nuôi và đặt tên cho bé là Bình An. Câu hỏi: Theo em, bé Bình An có được mang quốc tịch Việt Nam không? Vì sao? Câu 22: Nhận thấy trên trời có dấu hiệu của sấm sét nổi lên, các bạn học sinh sợ hãu chạy vào lớp học. Trung liền nói với các bạn: “Sấm sét là hiện tượng tự nhiên bình thường, không gây nguy hiểm. Chỉ có ai nhát gan thì mới sợ thôi!” Em có đồng tình với ý kiến của Trung không? Tại sao? Đáp án đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 năm 2021 - 2022 PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B A C B B A A A C B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 Đáp án D D D D C B PHẦN 2: TỰ LUẬN - Những quyền của trẻ em được đề cập đến trong trường hợp trên gồm: + Quyền chăm sóc sức khỏe: Nga và anh trai đã được bố mẹ đưa đi tiêm phòng đầy đủ, được khám chữa bệnh khi ốm đau + Quyền chăm sóc nuôi dưỡng: Hai anh em được bố mẹ nấu cho những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng 20 + Quyền học tập: Khi đến tuổi đi học, bố mẹ đưa hai anh em đến trường và tạo điều kiện để hai anh em học tập + Quyền vui chơi, giải trí: Nga và anh trai còn được bố mẹ quan tâm, tạo điều kiện để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh + Quyền được được tham gia của trẻ em: giao lưu kết bạn với những bạn bè cùng độ tuổi. - Theo em, bé Bình An có được mang quốc tịch Việt Nam. Vì theo Luật Quốc tịch Việt 21 Nam năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014. Điều 18. Quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam.
  5. 1. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. Câu 22 - Em không đồng tình với ý kiến của Trung. (0,5 điểm) - Vì sấm sét có thể làm con người bị thương, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng, gây chết người(0,5 điểm)