Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Thiệu Duy (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Thiệu Duy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2022_202.doc
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Thiệu Duy (Có đáp án)
- PHÒNG GD & ĐT THIỆU HÓA KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRƯỜNG THCS THIỆU DUY NĂM HỌC 2022 - 2023 ĐỀ THI MÔN: Lịch Sử (Đề thi gồm 01 trang) (Thời gian làm bài: 150 phút không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3,0 điểm) Qua công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc từ 1978 đến 2000: a. Nêu hoàn cảnh, nội dung đường lối cải cách - mở cửa và thành tựu. b. Liên hệ với công cuộc cải tổ của Liên Xô (1985 - 1991), rút ra điểm khác? Câu 2 (3,0 điểm) a. Những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. b. Liên hệ những tác động tích cực, tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đến địa phương em đang sống và đề xuất một số giải pháp khắc phục tác động tiêu cực đó. Câu 3: (4,0điểm) Lập bảng tóm tắt quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đên 1884 theo mẫu sau: Thời gian Qúa trình Pháp xâm lược Cuộc đấu tranh của nhân dân ta Câu 4. (4.0 điểm): Trình bày hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Nhận xét những ưu điểm và hạn chế trong con đường cứu nước của ông. Câu 5: (4.0 điểm) Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của những cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX. Vì sao những cải cách duy tân đó không được thực hiện? Câu 6 (2.0 điểm). Bằng những hiểu biết của mình, em hãy cho biết Thanh Hóa có những đóng góp gì trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1946-1954?
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN THIỆU HÓA NĂM HỌC 2022- 2023 Môn thi: Lịch Sử - Lớp 9 THCS TRƯỜNG THCS THIỆU DUY Hướng dẫn chấm có 06 trang Câu 1: (3đ) * Hoàn cảnh: - Sau khi nước cộng hòa nhân dân Trung hoa thành lập, Trung Quốc bước, vào thời kì xây dựng chế độ mới, từ năm 1959 trở đi Trung Quốc bước vảo thời kì biến động. Tháng 12/1978 Đảng cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế- xã hội của đất nước.(0,5) * Nội dung đường lối cải cách - mở cửa - Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc,lấy phát triển kinh kế làm trung tâm, thực hiện cải cách và mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hóa, đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh.(0,5) * Thành tựu: - Kinh tế: Sau 20 năm cải cách, mở cửa, nên kinh tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Tổng sản phẩm trong nước tăng trung bình 9,6 %/năm, đứng hàng thứ bảy thế giới. Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 lên tới 325,06 tỉ USD (Gấp 15 lần năm 1978), có 145 nghìn doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động và đầu tư vào Trung Quốc, đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt (0,5) - Chính trị: Thu được nhiều kết quả, góp phần củng cố địa vị đất nước trên trường quốc tế. Từ cuối những năm 80 của thế ki XX bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Mông Cô, Lào, Việt Nam ,mở rộng, hợp tác với các nước trên thế giới, thu hồi Hỗng Công (1997), Ma Cao (1999).(0,5) * Liên hệ: - Trung Quốc lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Kết quả sau hơn 20 năm cải cách - mở cửa. Trung Quốc ngày cảng phát triển (0,5) - Liên Xô đưa ra nhiều phương án phát triển kinh tế nhưng chưa thực hiện được vì. những cải tô về chính trị- xã hội lại được đây mạnh xóa bỏ chế độ một Đảng Kết quả công cuộc cải tô bị thất bại. chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đô.(0,5) Câu 2: (3đ) a. Những thành tựu tiêu biểu(1,75đ) - Trong lĩnh vực khoa học cơ bản: toán học, vật lý, hóa học, sinh học đều có những thành tựu, những phát minh hết sức quan trọng đánh dấu những
- bước nhảy vọt chưa từng có (0,25) - Những phát minh vẻ công cụ sản xuất mới.quan trọng và có ý nghĩa nhất là máy tính máy tự động và hệ thông máy tự động, người máy (robot) ngày cảng được sử dụng rộng rãi (0,25) - Tìm ra những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú, vô tận: năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều (0,25). - Sáng chế ra vật liệu mới trong tình hình nguồn vật liệu tự nhiên cạn kiệt như chất polyme (chất dẻo) thực phẩm nhân tạo .(0,25) - Thực hiện cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, nhờ đó con người có phương hướng khắc phục vấn đề thiếu lương thực, thực phẩm, công nghệ sinh học đang là ngành mũi nhọn và trọng điểm nhất. (0,25) - Đạt được những tiến bộ thần kỳ trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc: máy bay siêu âm khống lô, tàu siêu tốc, phát sóng qua vệ tinh. (0,25) - Thành tựu kỳ diệu trong chinh phục vũ trụ: thám hiểm mặt trăng và mội số hành tinh trong hệ mặt trời, ngành khoa học nghiên cứu không gian ra đời (0,25) b. Liên hệ, tác động, đề xuất giải pháp (1,25đ) -Tác động tích cực: (Công cụ sản xuất được cải tiến, máy móc ngày càng nhục vụ sản xuất tốt hơn, năng suất lao động ngày càng tăng lên; Nhiều giống cây trồng mới cho năng suất cao được đưa vào sản xuất; Thuốc trừ sâu bệnh, phân bón, năng suất cao, chất lượng tốt; Phương tiện giao thông, vận tải, thông tin liên lạc hiện đại được sử dụng phổ biến ) -Tác động tiêu cực: (Môi trường ngày càng ô nhiễm bởi khói bụi, khí thải công nghiệp, xe ô tô, xe máy nguồn nước, bầu không khí, đất bị ô nhiễm; Tai nạn giao thông xảy ra nhiều; Trẻ em cận thị nhiều do thường xuyên tiếp xúc với màn hình máy tính, ti vi, điện thoại thông minh ) Giải pháp: (Các cơ sở sản xuất: cần đảm bảo các tiêu chuẩn về nước thải, khí thải trước khi xả ra môi trường ; Các hộ trồng trọt: sử dụng an toản các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học tránh lạ dụng : Mở mang đường xá, tích cực tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hảnh luật giao thông cho nhân dân địa phương: )
- Câu 3: (4đ) LËp b¶ng tãm t¾t qu¸ tr×nh x©m lîc ViÖt Nam cña thùc d©n Ph¸p vµ phong trµo kh¸ng chiÕn cña nh©n d©n ta tõ 1858 -1884: Thêi gian Qu¸ tr×nh x©m lîc Cuéc ®Êu tranh cña nh©n d©n ta 01/9/1858 Ph¸p næ sóng x©m lîc NhiÒu to¸n nghÜa binh phèi hîp víi (0,5) níc ta t¹i §µ N½ng. qu©n triÒu ®×nh chèng giÆc 17/2/1859 Ph¸p tÊn c«ng Gia §Þnh Phong trµo kh¸ng chiÕn cña nh©n ®Õn 1864 vµ c¸c tØnh miÒn §«ng d©n cµng s«i næi. NghÜa qu©n NguyÔn (0,5) Nam K×. Trung Trùc ®èt ch¸y tµu Hi Väng cña Ph¸p, khëi nghÜa Tr¬ng §Þnh Tõ 20 ®Õn Qu©n Ph¸p ®¸nh chiÕm Nh©n d©n 6 tØnh Nam K× nªu cao 24/6/1867 c¸c tØnh miÒn T©y Nam tinh thÇn quyÕt t©m chèng Ph¸p. NhiÒu (0,75) K×. cuéc K/N bïng næ. NhiÒu trung t©m kh¸ng chiÕn ®îc lËp ra N¨m 1873 Ph¸p ®¸nh chiÕm B¾c K× Nh©n d©n Hµ Néi vµ c¸c tØnh anh (0,75) lÇn thø nhÊt. dòng lËp c¨n cø kh¸ng chiÕn. Tiªu biÓu trËn CÇu GiÊy 21/12/1873 N¨m 1882 Ph¸p ®¸nh chiÕm B¾c K× Nh©n d©n ®· tÝch cùc phèi hîp víi (0,75) lÇn thø hai. qu©n triÒu ®×nh kh¸ng chiÕn, tiªu biÓu trËn CÇu giÊy 19/5/1883 8/1883 ®Õn Qu©n ph¸p ®¸nh ph¸ d÷ Phong trµo kh¸ng chiÕn cµng ®îc 1884 déi vµo cöa ThuËn An ®Èy m¹nh. NhiÒu sÜ phu, v¨n th©n, (0,75) nh»m buéc triÒu ®×nh HuÕ quan l¹i ph¶n ®èi lÖnh b·i binh. Trong ®Çu hµng. triÒu, ph¸i K/C kiªn quyÕt chèng Ph¸p Câu 4 (4đ) * Hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu(2đ) - 1904: Ông thành lập Hội Duy tân, mục đích lập ra một nước Việt Nam độc lập (0,5đ). - 1905: Phan Bội Châu sang Nhật nhờ giúp khí giới và tiền bạc đánh Pháp. Hội Duy Tân phát động phong trào Đông du. Phong trào Đông du đã đưa 200 học sinh sang Nhật học tập(0,5đ). - 9.1908: Thực dân Pháp câu kết với Nhật trục xuất những người yêu nước Việt Nam .(0,5đ). - 3.1909: Phan Bội Châu rời khỏi Nhật Bản. Phong trào tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động (0,5đ).
- * Phân tích ưu điểm và hạn chế(2đ) - Ưu điểm: + Xác định đúng kẻ thù của dân tộc là: thực dân Pháp, từ đó đề ra nhiệm vụ cấp thiết của cách mạng Việt Nam là đánh Pháp giành độc lập dân tộc (0,5đ). + Sử dụng biện pháp bạo động vũ trang. (0,5đ). + Bước đầu hướng cách mạng Việt Nam ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại. (0,5đ). - Hạn chế + Dựa vào Nhật nhưng không thấy rõ được bản chất đế quốc của Nhật. (0,5đ). Câu 5: (4đ) Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ 19 * Hoàn cảnh: - Triều đình Huế thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu(0,25đ) - Xã hội Việt Nam khủng hoảng nghiêm trọng. (0,25đ) - Bộ máy chính quyền từ TW đến địa phương mục ruỗng. (0,25đ) - Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. (0,5đ) - Mâu thuẫn dân tộc ngày thêm gay gắt. (0,25đ) - Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ dữ dội(0,25đ) => Trong bối cảnh đó các trào lưu cải cách Duy Tân ra đời. (0,25đ) * Nội dung : - Năm 1868 Trần Đình Túc và Nguyễ Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định) (0,25đ) - Năm 1872, Viện Thương bạc xin mở 3 cửa biển ở Miền Bắc và Miền Trung để thông thương với bên ngoài. (0,25đ) - Từ 1863-1871 Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại , phát triển công thương nghiệp và tài chính (0,25đ) - Năm 1877 và 1882 Nguyễn Lộ Trạch dâng dâng hai bản "thời vụ sách " lên vua Tự Đức đề nghị chấn hưng dân trí, khai thông dân trí (0,25đ) * Ý nghĩa - Gây được tiếng vang lớn, tấn công vào những tư tưởng bảo thủ (0,25đ) - Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời(0,25đ) - Chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy Tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX. (0,25đ) * Vì sao (0,25đ) - Thái độ của nhà Nguyễn(Bảo thủ, chính sách lạc hậu )
- Câu 6: (2đ) - Ngày 19/12/1946, cả dân tộc ta bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, Thanh Hóa là vùng tự do, là cầu nối giữa chiến trường Bắc Bộ và Bình Trị Thiên. Chính vì thế, nhân dân Thanh Hóa đã quyết tâm tham gia cuộc kháng chiến và đóng góp cả về sức người và sức của: + Thành lập các đại đoàn như 304,316 + Là nơi sơ tán của nhiều cơ quan trung ương, nơi đóng quân của các cơ quan lãnh đạo quân khu III, quâ khu IV, là căn cứ trực tiêp của Đảng Chính Phủ, giúp hàng vạn đồng bào tản cư, nuôi dưỡng hàng vạn thương binh + Thanh Hóa đóng góp về của: hàng chục vạn tấn lương thực, 23 triệu ngày công, hàng triệu lượt dân công - Trong chiến dịch lịch sử Điện Biê Phủ 1954: + Thanh Hóa đóng góp sức của: 3540 xe đạp thồ, 1126 thuyền ván, 31 ô tô, 180 xe bò, 42 xe ngựa, 3 voi thồ, cung cấp 4361 tấn gạo, 355 tấn thực phẩm, 2000 con lợn, 60000 bộ đội + Thanh Hóa có 5 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân: Trần Đức, Lê Công Khai, Trương Công Man, Lò Văn Bường, Tô Vĩnh Diện - Thanh Hóa vừa kiến quốc vừa bảo vệ quê hương, hoàn thành xuất sắc vai trò hậu phương, góp phần làm nên thắng lợi của đất nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp, xứng đáng với lời khen của Bác khi Người về thăm Thanh Hóa năm 1957” Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”