Đề minh họa kiểm tra cuối kỳ môn Hóa học Lớp 10 - Trường THPT Đắk Lắk

docx 2 trang Phương Ly 06/07/2023 5660
Bạn đang xem tài liệu "Đề minh họa kiểm tra cuối kỳ môn Hóa học Lớp 10 - Trường THPT Đắk Lắk", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_minh_hoa_kiem_tra_cuoi_ky_mon_hoa_hoc_lop_10_truong_thpt.docx

Nội dung text: Đề minh họa kiểm tra cuối kỳ môn Hóa học Lớp 10 - Trường THPT Đắk Lắk

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ TRƯỜNG THPT MÔN HÓA HỌC 10 ĐỀ MINH HỌA A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là A. electron và proton. B. neutron và electron. C. proton và neutron. D. neutron, electron và proton. Câu 2: Trong nguyên tử, các hạt mang điện tích là: A. neutron, electron và proton. B. electron và proton. C. proton và neutron. D. neutron và electron. Câu 3: Nguyên tố hóa học bao gồm các nguyên tử có cùng số A. khối A. B. proton. C. neutron. D. proton và neutron. 39 Câu 4: Nguyên tử X có ký hiệu 19 . Xác định số neutron trong X A. 19. B. 20. C. 39. D. 1. Câu 5: Nhận định nào sau đây không đúng? A. Các đồng vị có cùng điện tích hạt nhân. B. Các đồng vị có số electron khác nhau. C. Các đồng vị có số khối khác nhau. D. Các đồng vị có số neutron khác nhau. Câu 6: Cho những nguyên tử của các nguyên tố sau: 1 2 3 4 Những nguyên tử nào sau đây là đồng vị của nhau ? A. 1 và 2.B. 2 và 3. C. 1, 2 và 3. D. Cả 1, 2, 3, 4. Câu 7: Cho các nguyên tử X, Y, T, R thuộc cùng một chu kỳ và thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn hóa học. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố được biểu diễn như như hình. (Y) (R) (X) (T) Bán kính nguyên tử của các nguyên tố X, Y, T, R Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là A. Y. B. T. C. X. D. R. Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p4. Công thức oxit cao nhất là A. RO2. B. RO 3. C. R 2O3. D. R 2O. Câu 9: Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân A. tính bazơ của các oxit và hiđroxit giảm dần. B. tính bazơ của các oxit và hiđroxit tăng dần. C. tính axit của các oxit và hiđroxit không đổi. D. tính axit của các oxit và hiđroxit tăng dần. Câu 10: Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho A. khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hoá học. B. khả năng nhường electron của nguyên tử đó cho nguyên tử khác. C. khả năng tham gia phản ứng mạnh hay yếu của nguyên tử đó. D. khả năng nhường proton của nguyên tử đó cho nguyên tử khác Câu 11: Xét các nguyên tố nhóm IA của bảng tuần hoàn, điều khẳng định nào sau đây là đúng? Các nguyên tố nhóm IA: A. Được gọi là các kim loại kiềm thổ. B. Dễ dàng cho 2 electron hóa trị lớp ngoài cùng. C. Dễ dàng cho 1 electron để đạt cấu hình bền vững.
  2. D. Dễ dàng nhận thêm 1 electron để đạt cấu hình bền vững. Câu 12: Liên kết cộng hóa trị trong phân tử HCl có đặc điểm A. Có hai cặp electron chung, là liên kết đôi, không phân cực. B. Có một cặp electron chung, là liên kết đơn, không phân cực. C. Có một cặp electron chung, là liên kết ba, có phân cực. D. Có một cặp electron chung, là liên kết đơn, phân cực. Câu 13: Phân tử nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh ? A. H2 B. CH 4 C. O 2 D. HCl. Câu 14: Hợp chất nào dưới đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử? A. CH4. B. H2O. C. PH3. D. H2S. Câu 15: Hợp chất nào dưới đây không tạo được liên kết hydrogen liên phân tử? A. CH3OH. B. H2O. C. NH3. D. CH4. Câu 16: Liên kết trong phân tử nitrogen có chứa A. Có 1 liên kết σ và 1 liên kết π. B. Có 1 liên kết ba. C. Có 1 liên kết σ và 2 liên kết π. D. Có 2 liên kết σ và 1 liên kết π. Câu 17: Bản chất của liên kết ion là A. sự dùng chung các electron. B. lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. C. lực hút tĩnh điện giữa cation kim loại với các electron tự do. D. lực hút giữa các phân tử. Câu 18: Theo quy tắc bát tử thì nguyên tử có xu hướng đạt cấu trúc bền giống như A. kim loại kiềm gần kề. B. kim loại kiềm thổ gần kề. C. nguyên tử halogen gần kề. D. nguyên tử khí hiếm gần kề. Câu 19: Số electron hóa trị trong nguyên tử chlorine (Z = 17) là A. 5 B. 7 C. 3 D. 1 Câu 20: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhường đi 2 electron khi hình thành liên kết hoá học? A. Calcium (Z = 20).B. Aluminum (Z = 13). C. Oxygen (Z = 8).D. Neon (Z = 10). B. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm) Câu I: (3 điểm) Cho bảng sau Nguyên tố Na H O Số hiệu nguyên tử 11 1 8 Độ âm điện 0,93 2,20 3,44 1. Cho biết loại liên kết, cách hình thành phân tử các trường hợp sau: a. Na với O b. H với O 2. Viết công thức Lewis phân tử tạo bới H và O. Xác định số liên kết, số cặp electron chưa tham gia liên kết. Câu II. (2 điểm) Nguyên tố R thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Trong hợp chất oxide cao nhất của R, oxygen chiếm 25,81% về khối lượng. 1. Xác định R. 2. Hòa tan hoàn toàn 2,3 gam R trong 97,8 H2O thu được dung dịch X. Tính nồng độ phần trăm dung dịch X.