Đề kiểm tra trắc nghiệm giữa học kì II năm học 2021-2022 môn Lịch sử Lớp 7 - Trường THCS Tán Lĩnh

docx 4 trang Phương Ly 05/07/2023 4800
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra trắc nghiệm giữa học kì II năm học 2021-2022 môn Lịch sử Lớp 7 - Trường THCS Tán Lĩnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_trac_nghiem_giua_hoc_ki_ii_nam_hoc_2021_2022_mon.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra trắc nghiệm giữa học kì II năm học 2021-2022 môn Lịch sử Lớp 7 - Trường THCS Tán Lĩnh

  1. UBND HUYỆN BA VÌ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TẢN LĨNH NĂM HỌC: 2021 – 2022 Môn: Lịch sử - Lớp 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Trắc nghiệm: Em hãy đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Vì sao Lê Lợi chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa? A. Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu dễ vận chuyển bằng đường thủy. B. Lam Sơn nối liền đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở, là nơi giao tiếp với các dân tộc Việt, Mường, Thái. C. Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Hồng, dễ vận chuyển bằng đường thủy. D. Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Đà, dễ vận chuyển bằng đường thủy. Câu 2: Nét nổi bật của tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong giai đoạn 1418 - 1423 là A. Liên tục bị quân Minh vây hãm và phải rút lui. B. Mở rộng địa bàn hoạt động vào phía Nam. C. Tiến quân ra Bắc và giành nhiều thắng lợi. D. Tổ chức các trận quyết chiến chiến lược nhưng không thành công. Câu 3: Vì sao quân ta phải chiếm thành Xương Giang trước khi viện binh của giặc đến? A. Để chủ động đón đoàn quân địch. B. Không cho giặc có thành trú đóng, phải co cụm giữa cánh đồng. C. Lập phòng tuyến, không cho giặc về Đông Quan. D. Câu A và C đúng. Câu 4: Vì sao dưới thời Lê sơ lượng nô tì giảm dần? A. Bị chết nhiều. B. Bỏ làng xã tha phương cầu thực. C. Quan lại không cần nô tì nữa. D. Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô tì hoặc bức dân làm nô tì. Câu 5: Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào? A. Lê Thái Tổ B. Lê Nhân Tông C. Lê Thánh Tông D. Lê Thái Tông Câu 6: Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ dược hoàn chỉnh nhất dưới thời vua nào? A. Lê Thái Tổ B. Lê Thái Tông C. Lê Nhân Tông D. Lê Thánh Tông Câu 7: Năm 1533, ai là người chạy vào Thanh Hóa, lập một người dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”? A. Lê Chiêu Thống B. Nguyễn Hoàng C. Nguyễn Kim D. Trịnh Kiểm Câu 8: Chiến tranh Nam – Bắc triều đã ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống nhân dân? A. Mùa màng bị tàn phá nặng nề, ruộng đồng bị bỏ hoang, nhiều người chết đói. B. Đất nước bị chia cắt.
  2. C. Nông dân không tham gia vào chiến tranh nên không bị ảnh hưởng gì. D. Nông dân nhân cơ hội này đứng lên lật đổ chính quyền nhà Mạc. Câu 9: Vì sao vào thế kỉ XVII – XVIII, đạo Thiên chúa nhiều lần bị chúa Nguyễn, chúa Trịnh ngăn cấm du nhập vào nước ta? A. Không phù hợp với cách cai trị dân của chúa Nguyễn, chúa Trịnh B. Không phù hợp với làng quê Việt Nam C. Đạo phật và Đạo giáo phát triển mạnh D. Đạo Nho tồn tại ở nước ta Câu 10: Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém diễn ra dồn dập. Đó là đặc điểm dưới thời nào ở thế kỉ XVI? A. Thời nhà Mạc B. Thời vua Lê – Chúa Trịnh C. Thời Chúa Nguyễn D. Không phải các triều đại trên Câu 11: Trong lúc nguy khốn, Lê Lai đã làm gì để cứu Lê Lợi? A. Thay Lê Lợi lãnh đạo kháng chiến B. Giúp Lê Lợi rút quân an toàn C. Đóng giả Lê Lợi và hi sinh thay chủ tướng D. Tất cả cùng đúng Câu 12: Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, ai là người đã đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An? A. Nguyễn Trãi B. Lê Lợi C. Nguyễn Chích D. Trần Nguyên Hãn Câu 13: Chiến thắng nào đã đè bẹp ý chí xâm lược của quân Minh, buộc Vương Thông phải giảng hòa, kết thúc chiến tranh? A. Tân Bình, Thuận Hóa B. Tốt Động, Chúc Động C. Chi Lăng- Xương Giang D. Ngọc Hồi- Đống Đa Câu 14: Điểm tập kích đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn sau khi chuyển căn cứ từ Thanh Hóa vào Nghệ An là A. Thành Trà Lân. B. Thành Nghệ An. C. Diễn Châu. D. Đồn Đa Căng. Câu 15: Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là A. Trận Hạ Hồi và trận Ngọc Hồi – Đống Đa. B. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút và trận Bạch Đằng. C.Ttrận Tây Kết và trận Đông Bộ Đầu. D. Trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang. Câu 16: Sau khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua vào năm nào, đặt tên nước là gì? A. Lên ngôi năm 1428 – tên nước là Đại Việt B. Lên ngôi năm 1428 – tên nước là Đại Nam C. Lên ngôi năm 1427 – tên nước là Việt Nam
  3. D. Lên ngôi năm 1427 – tên nước là Nam Việt Câu 17: Thời Lê sơ (1428-1527), tổ chức bao nhiêu khoa thi tiến sĩ? Chọn lựa bao nhiêu người làm trạng nguyên? A. 62 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên B. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 89 người làm trạng nguyên C. 12 khoa thi tiến sĩ. Chọn 9 người làm trạng nguyên D. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên Câu 18: Ai là người căn dặn các quan trong triều: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ”. A. Lê Thái Tổ B. Lê Thánh Tông C. Lê Nhân Tông D. Lê Hiển Tông Câu 19: Đại Việt sử kí toàn thư là tác phẩm của ai? A. Ngô Sĩ Liên B. Lê Văn Hưu C. Ngô Thì Nhậm D. Nguyễn Trãi Câu 20: Thời Lê sơ, tôn giáo nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội? A. Phật giáo B. Đạo giáo C. Nho giáo D. Thiên Chúa giáo Câu 21: Tại sao đến đầu thế kỉ XVI nhà Lê bắt đầu suy thoái? A. Vua quan ăn chơi sa đọa B. Nội bộ giai cấp thống trị giành quyền lực C. Quan lại địa phương hà hiếp, vơ vét của dân D. Tất cả đều đúng Câu 22: Cuộc chiến tranh giữa họ Trịnh và họ Nguyễn (Từ 1627 - 1672) diễn ra mấy lần? Ở đâu? A. 7 lần. Ở Quảng Bình, Hà Tĩnh B. 5 lần. Ở Quảng Bình, Nghệ An C. 6 lần. Ở Thanh Hóa, Nghệ An D. 4 lần. Ở Hà Tĩnh. Nghệ An Câu 23: Cuộc chiến tranh giữa nhà Lê và nhà Mạc (Nam – Bắc triều) kết thúc vào năm nào? A. Năm 1545 B. Năm 1592 C. Năm 1590 D. Năm 1560 Câu 24: Thời Lê Sơ, đầu thế kỷ XVI có mâu thuẫn nào gay gắt nhất? A. Mâu thuẫn giữa các phe phái phong kiến. B. Mâu thuẫn giữa quan lại địa phương với nhân dân. C. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ. D. Mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà nước phong kiến. Câu 25: Chiến tranh Trịnh – Nguyễn kết thúc với kết quả như thế nào? A. Chiến thắng thuộc về họ Trịnh, họ Nguyễn bị lật đổ. B. Chiến thắng thuộc về họ Nguyễn, họ Trịnh bị lật đổ. C. Hai bên không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước làm hai đàng.
  4. D. Hai thế lực phong kiến Trịnh và Nguyễn lần lượt bị nhà Tây Sơn đánh bại. Câu 26: Ở Đàng Ngoài, bọn cường hào đem cầm bán ruộng công đã làm cho đời sống của người nông dân như thế nào? A. Người nông dân mất đất, đói khổ, bỏ làng phiêu bạt B. Người nông dân phải chuyển làm nghề thủ công C. Người nông dân phải chuyển làm nghề thương nhân D. Người nông dân phải khai hoang, lập ấp mới Câu 27: Vào thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo ở nước ta như thế nào? A. Được xem như quốc giáo B. Được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại C. Không hề được quan tâm D. Đã bị xóa bỏ hoàn toàn Câu 28: Nhờ đâu nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển mạnh mẽ vào thế kỉ XVII – XVIII? A. Nhờ khuyến khích nông dân sản xuất tại chỗ B. Nhờ việc giảm tô, thuế C. Nhờ khai hoang mở rộng diện tích nông nghiệp D. Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi Câu 29: Chúa Trịnh, chúa Nguyễn có thái độ như thế nào trong việc mua bán với người nước ngoài? A. Khuyến khích mua bán, trao dổi với thương nhân ước ngoài. B. Bế quan tỏa cảng, không cho giao thương với ngưới nước ngoài. C. Ban đầu tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Về sau hạn chế ngoại thương. D. Ban đầu hạn chế ngoại thương nhưng càng về sau càng khuyến khích buôn bán với thương nhân nước ngoài. Câu 30: Người có công lớn nhất đối với sự ra đời của chữ Quốc ngữ là ai? A. Alexandre de Rhôdes. B. Chúa Nguyễn. C. Chúa Trịnh. D. Vua Lê.