Đề kiểm tra trắc nghiệm giữa học kì II năm học 2021-2022 môn Lịch sử & Địa lý Lớp 6 - Trường THCS Tán Lĩnh

docx 4 trang Phương Ly 05/07/2023 5740
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra trắc nghiệm giữa học kì II năm học 2021-2022 môn Lịch sử & Địa lý Lớp 6 - Trường THCS Tán Lĩnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_trac_nghiem_giua_hoc_ki_ii_nam_hoc_2021_2022_mon.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra trắc nghiệm giữa học kì II năm học 2021-2022 môn Lịch sử & Địa lý Lớp 6 - Trường THCS Tán Lĩnh

  1. UBND HUYỆN BA VÌ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TẢN LĨNH NĂM HỌC: 2021 – 2022 Môn: Lịch sử & Địa lý- Lớp 6 Thời gian: 60 phút PHẦN ĐỊA LÍ: Đọc kĩ các câu hỏi sau và chọn đáp án đúng nhất. Câu 1. Đâu là thành phần chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất nóng lên? A. Ni-tơ. B. Ôxi. C. Cacbonic. D. Ô-dôn. Câu 2. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu là A. độ ẩm tăng, lượng mưa tăng, mực nước biển dâng. B. sự nóng lên toàn cầu, khí áp tăng, mực nước biển dâng. C. khí áp tăng, độ ẩm tăng, gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan. D. sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng, gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan. Câu 3. Hiện tượng nào sau đây không phải là biểu hiện của biến đổi khí hậu? A. Ô nhiễm môi trường. B. Băng tan. C. Nhiệt độ trái đất tăng lên. D. Mực nước biển dâng lên. Câu 4. Nguồn năng lượng nào dưới đây là năng lượng thân thiện với môi trường? A. Năng lượng từ than. B. Năng lượng từ thủy điện. C. Năng lượng từ Mặt Trời. D. Năng lượng từ dầu mỏ. Câu 5. Phương tiện nào dưới đây thân thiện với môi trường nhất? A. Ô tô. B. Xe đạp. C. Tàu hỏa. D. Xe buýt. Câu 6. Trong biểu đồ nhiệt độ, lượng, nhiệt độ trung bình năm có kí hiệu là gì? A. C. B. F. C. T. D. G. Câu 7. Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm A. nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa, nước trong lòng trái đất. B. nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa, hơi nước trong khí quyển. C. nước trên lục địa, nước trong lòng Trái Đất, hơi nước trong khí quyển. D. nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa, nước trong lòng Trái Đất, hơi nước trong khí quyển. Câu 8. Trục nằm ngang trong biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa thể hiện A. 12 tháng trong 1 năm. B.yếu tố lượng mưa. C.Yếu tố khí hậu. D.các tháng trong mùa mưa. Câu 9. Băng hà có vai trò gì? A. Cung cấp nước cho sinh hoạt của nhân dân. B. Góp phần điều hòa khí hậu, cung cấp nước cho sông. C. Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. D. Cố định các lớp đất đá, ngăn chặn sự sụt lún. Câu 10. Một hệ thống sông bao gồm: A. sông chính, phụ lưu, chi lưu. B. lưu vực sông, chi lưu, phụ lưu. C. sông chính, chi lưu, lưu vực sông. D. sông chính, phụ lưu, lưu vực sông.
  2. Câu 11. Ý nào sau đây không đúng với lợi ích của sông, hồ? A. Phát triển giao thông, du lịch, thủy điện. B. Cung cấp nước cho sinh hoạt, tưới tiêu. C. Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. D. Ngăn chặn sụ sụt lún của đất đá. Câu 12. Hồ Tây ở Hà Nội có nguồn gốc hình thành từ A. miệng núi lửa. B. một khúc uốn của sông Hồng. C. con người tạo nên. D. thiên nhiên ban tặng. Câu 13. Đới nóng( hay nhiệt đới) là : A. Nơi có nhiệt cao, quanh năm nóng. B. Nơi có nhiệt thấp, quanh năm lạnh. C. Nơi có nhiệt trung bình, quanh năm nóng. D.Nơi lạnh nhất trên Trái Đất. Câu 14: Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng A. 18km. B. 14km. C. 16km. D. 20km. Câu 15: Dựa vào tiêu chí nào sau đây để đặt tên cho các khối khí? A. Khí áp và độ ẩm khối khí. B. Nhiệt độ và bề mặt tiếp xúc. C. Độ ẩm và nhiệt độ khối khí. D. Đặc tính và bề mặt tiếp xúc PHẦN LỊCH SỬ Đọc kĩ các câu hỏi sau và chọn đáp án đúng nhất. Câu 1. Trong thời kỳ đấu tranh chống giặc phương Bắc cuộc khởi nghĩa nào sau đây nổ ra sớm nhất ? A. Khởi nghĩa Ký Bí B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. C. Khởi nghĩa Bà Triệu D.Khởi nghĩa Phùng Hưng Câu 2. Vua Hùng Vương là người đứng đầu nhà nước nào A. Nước Âu Lạc B. Nước Văn Lang C. Nước Vạn Xuân D. Nước Đại Việt. Câu 3. Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang là: A. Gạo nếp. gạo tẻ B. Các loại củ như khoai, sắn. C. Các loại sản phẩm của nghề đánh cá D. Bắp, các loại rau Câu 4: Công cụ mà người dân Văn Lang sử dụng để xới đất, gieo cấy là: A. Công cụ bằng đồng. B. Công cụ bằng đá. C. Công cụ bằng thiếc. D. Công cụ bằng sắt. Câu 5: Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang là ? A. Nhà làm bằng đất. B. Nhà sàn làm băng gỗ, tre, nứa C. Nhà làm bằng ngói. D. Nhà làm bằng đất sét trộn rơm. Câu 6: Truyện bánh chưng bánh giầy cho ta biết truyền thống gì của cư dân Văn Lang ? A. tổ chức lễ hộ B. thờ cúng tổ tiên. C. yêu nước D. yêu quê hương. Câu 7: Việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở nước ngoài đủ để khẳng đinh ? A. trình độ phát triển kĩ thuật luyện kim đồng thau của cư dân Văn Lang.
  3. B. tài năng và kĩ thuật tuyệt vời của cư dân Văn Lang. C. cư dân Văn Lang đã có một nền văn hóa phát triển cao. D. cả ba câu trên đều đúng. Câu 8: Trong các ngày hội, thường vang lên tiếng A. hò reo của người dân B. chế tác công cụ lao động. C. trống đồng D. đập các thanh tre với nhau Câu 9: Nước Vạn Xuân là tên gọi nước ta thời Vua nào sau đây: A. Vua Lý Bí còn gọi là vua Mai Hắc Đế. B. Vua Hùng Vương C. Vua Trần Thái Tông D. Vua Quang Trung Câu 10. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng sau đây: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”? A. Bà Triệu Thị Trinh. B. Bà Bùi Thị Xuân. C. Bà Nguyễn Thị Bình. D. Bà Lê Chân. Câu 11. Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở A. Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội). B. đầm Dạ Trạch (Hưng Yên). C. núi Nưa (Triệu Sơn - Thanh Hóa). D. Hoan Châu (thuộc Nghệ An - Hà Tĩnh hiện nay). Câu 12. Cư dân Văn Lang thường tổ chức ngày hội, với tiếng trống đồng rộn vang, thể hiện mong muốn gì? A. Mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, làm ăn yên ổn. B. Con cháu đông đủ, mùa màng bội thu. C. Cầu mong sức khỏe cho dân làng. D. Đất nước yên bình. Câu 13. Tín ngưỡng truyền thống nào vẫn được người Việt duy trì trong suốt thời Bắc thuộc? A. Thờ cúng tổ tiên. B. Thờ thần tài. C. Thờ Đức Phật. D. Thờ thánh A-la. Câu 14. Năm 40, Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa, chống lại ách cai trị của A. nhà Hán. B. nhà Ngô. C. nhà Lương. D. nhà Đường. Câu 15. Nội dung nào dưới đây khi nói về sức sống bền bỉ của văn hóa nước ta dưới thời Bắc thuộc? A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tiếp tục được duy trì. B. Phong tục ăn trầu được truyền từ đời này sang đời khác. C. Người Việt vẫn hoàn toàn nghe - nói bằng tiếng Việt. D. Tất cả các nội dung trên. Câu 16. Trong suốt thời kì Bắc thuộc, người Việt vẫn nghe và nói hoàn toàn bằng A. tiếng Hán. B. tiếng Việt. C. tiếng Anh. D. tiếng Thái. Câu 17. Tín ngưỡng truyền thống nào vẫn được người Việt duy trì trong suốt thời Bắc thuộc? A. Thờ cúng tổ tiên. B. Thờ thần tài. C. Thờ Đức Phật. D. Thờ thánh A-la.
  4. Câu 18. Nhà Hán đã làm gì để thực hiện chính sách đồng hoá dân tộc Lạc Việt? A. Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta. B.Đưa người Việt sang ở lẫn với dân Hán. C.Thúc đẩy nền văn hoá Lạc Việt phát triển. D.Không kìm hãm nền văn hoá Lạc Việt. Câu 19. Ý nào dưới đây thể hiện điểm khác biệt trong tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương so với thời Hùng Vương? A. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành. B. Giúp việc cho vua có các lạc hầu. C. Cả nước chia thành 15 bộ, do lạc tướng đứng đầu. D. Nhà nước được tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước. Câu 20. Nghề thủ công mới nào xuất hiện ở nước ta trong thời kì Bắc thuộc? A. Nghề rèn sắt. B. Nghề đúc đồng. C. Nghề làm giấy. D. Nghề làm gốm. Câu 21. Sau khi xâm lược Âu Lạc (179 TCN), nhà Triệu chia Âu Lạc thành hai quận là A. Cửu Chân và Nhật Nam B. Giao Chỉ và Cửu Chân C. Giao Chỉ và Nhật Nam D. Minh Châu và Hoàng Châu Câu 22. Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc xưng vương (Trưng Nữ Vương), đóng đô ở A. Cổ Loa B. Hoa Lư C. Mê Linh D. Luy Lâu Câu 23. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng nổ ra nhằm chống lại ách cai trị của A. Nhà Hán B. Nhà Tống C. Nhà Ngô D. Nhà Lương Câu 24. Triệu Đà đã sử dụng âm mưu gì để làm suy yếu nước Âu Lạc? A. Giả vờ xin hòa và dùng mưu chia rẽ nội bộ Âu Lạc. B. Mua chuộc các tướng lĩnh tài giỏi. C. Xúi giục các bộ lạc ở trong nước nổi dậy D. Tập trung thêm quân để tiêu diệt Âu Lạc. Câu 25. Khi du nhập vào Việt Nam, Tết Trung thu (rằm tháng 8 hằng năm) mang ý nghĩa là A. Tết diệt sâu bọ. B. Tết đoàn viên. C. Tết báo hiếu. D. Tết thiếu nhi.