Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

docx 15 trang hatrang 24/08/2022 5141
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2019_2020_co.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT SÌN HỒ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 7 TRƯỜNG THCS CHĂN NƯA NĂM HỌC 2019 - 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ Đề thi có 01 trang Lớp : 7a Ngày thi: 19/12/2019 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát, chép đề) ĐỀ BÀI Câu 1: (2điểm) Lãnh địa phong kiến là gì? Tổ chức hoạt động và đặc trưng cơ bản của Lãnh địa phong kiến? Câu 2: (4điểm) Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thế kỉ XIII? Theo em nhà Trần đã có cách đánh giặc đúng đắn sáng tạo như thế nào? Câu 3: ( 4điểm) Em hãy cho biết nội dung những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly? Em có nhận xét gì về những cải cách này? HẾT
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ 7A Câu Nội dung Điểm 1 ( 2đ) - Lãnh địa: Vùng đất riêng, rộng lớn, do Lãnh chúa cai quản, 0,5 như một vương quốc thu nhỏ. - Tổ chức và hoạt động của lãnh địa + Lãnh địa bao gồm có đất đai, dinh thự với tầng cao, hào sâu, 0,5 kho tàng của lãnh chúa. + Nông nô: nhận đất canh tác của lãnh chúa và nộp tô thuế, 0,5 ngoài ra còn phải nộp nhiều thứ thuế khác đói nghèo, khổ cực đấu tranh chống lãnh chúa. + Lãnh chúa: bóc lột nông nô, không phải lao động, sống sung 0,25 sướng, xa hoa. - Đặc trưng cơ bản của lãnh địa: Là đơn vị kinh tế, chính trị 0,25 độc lập mang tính tự cung tự cấp, đóng kín. *Nguyên nhân thắng lợi: - Được sự ủng hộ và tham gia tích cực của mọi tầng lớp nhân 0,5 dân trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân. - Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của nhà Trần, tạo được sự 0,5 gắn bó với nhân dân. - Tướng sĩ đồng lòng không ngại hy sinh gian khổ xông lên 0,5 2 giết giặc cứu nước. ( 4đ) - Có chiến lược chiến thuật đúng đắn, sáng tạo với sự chỉ huy 0,5 tài tình kiên quyết của vua Trần và Trần Quốc Tuấn. *Ý nghĩa lịch sử + Trong nước: - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của giặc Nguyên, bảo 0,5 vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc - Làm phong phú thêm truyền thống và nghệ thuật quân sự 0,25 của nước ta. + Thế giới - Chặn đứng cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các 0,25 nước khác: Nhật, châu Âu, châu Á. * Cách đánh giặc đúng đắn sáng tạo: - Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, thực hiện kế hoạch “ Vườn 1,0 không nhà trống”, tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ, lấy đoàn kết toàn dân làm sức mạnh. *Nội dung: - Chính trị: - Cải tổ hàng ngũ võ quan. 0,25 - Cử quan lại về các lộ để nắm sát tình hình. 0,25 - Kinh tế- tài chính:
  3. 3 - Phát hành tiền giấy thay tiền đồng. 0,25 ( 4đ) - Ban hành chính sách hạn điền quy định lại thuế đinh, thuế ruộng. 0,25 - Xã Hội - Ban hành chính sách hạn nô. 0,25 - Năm đói kém bắt nhà giàu bán thóc cho nông dân, tổ chức 0,25 chữa bệnh cho nông dân. - VH-GD: - Giảm bớt sư tăng 0,25 - Đề cao chữ Nôm, sửa đổi chế độ thi cử, học tập. 0,25 - Quân sự: - Tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng, làm lại sổ đinh. 0,25 - Xây dựng một số thành kiên cố. 0,25 * Tác dụng: - Hạn chế việc tập trung ruộng đất, làm suy yếu thế lực họ Trần. 0,25 - Tăng nguồn thu nhập cho nhà nước, tăng cường quyền lực 0,25 của nhà nước TW tập quyền. * Nhận xét: Một số chính sách chưa triệt để ( Gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình 1,0 thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân. HẾT
  4. PHÒNG GD&ĐT SÌN HỒ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 7 TRƯỜNG THCS CHĂN NƯA NĂM HỌC 2019 - 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ Đề thi có 01 trang Lớp : 7b, c Ngày thi: 19/12/2019 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát, chép đề) ĐỀ BÀI Câu 1: (3điểm) Lãnh địa phong kiến là gì? Tổ chức hoạt động và đặc trưng cơ bản của Lãnh địa phong kiến? Câu 2: (4điểm) Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thế kỉ XIII? Theo em nhà Trần đã có cách đánh giặc đúng đắn sáng tạo như thế nào? Câu 3: ( 3 điểm) Trình bày tình hình kinh tế của thời Trần sau chiến tranh? HẾT
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ 7 b,c Câu Nội dung Điểm 1 ( 3đ) - Lãnh địa: Vùng đất riêng, rộng lớn, do Lãnh chúa cai 0,5 quản, như một vương quốc thu nhỏ. - Tổ chức và hoạt động của lãnh địa + Lãnh địa bao gồm có đất đai, dinh thự với tầng cao, hào 0,5 sâu, kho tàng của lãnh chúa. + Nông nô: nhận đất canh tác của lãnh chúa và nộp tô thuế, 1 ngoài ra còn phải nộp nhiều thứ thuế khác đói nghèo, khổ cực đấu tranh chống lãnh chúa. + Lãnh chúa: bóc lột nông nô, không phải lao động, sống 0,5 sung sướng, xa hoa. - Đặc trưng cơ bản của lãnh địa: Là đơn vị kinh tế, chính trị 0,5 độc lập mang tính tự cung tự cấp, đóng kín. *Nguyên nhân thắng lợi: - Được sự ủng hộ và tham gia tích cực của mọi tầng lớp 0,5 nhân dân trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân. - Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của nhà Trần, tạo được 0,5 sự gắn bó với nhân dân. - Tướng sĩ đồng lòng không ngại hy sinh gian khổ xông 0,5 2 lên giết giặc cứu nước. ( 4đ) - Có chiến lược chiến thuật đúng đắn, sáng tạo với sự chỉ 0,5 huy tài tình kiên quyết của vua Trần và Trần Quốc Tuấn. *Ý nghĩa lịch sử + Trong nước: - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của giặc Nguyên, 0,5 bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc - Làm phong phú thêm truyền thống và nghệ thuật quân sự 0,25 của nước ta. + Thế giới - Chặn đứng cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các 0,25 nước khác: Nhật, châu Âu, châu Á. * Cách đánh giặc đúng đắn sáng tạo: - Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, thực hiện kế hoạch “ 1,0 Vườn không nhà trống”, tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ, lấy đoàn kết toàn dân làm sức mạnh. a. Nông nghiệp: - Khai hoang, lập làng, đê điều được củng cố, mở rộng. Các 0,5 vương hầu, quý tộc chiêu tập dân nghèo đi khai hoang lập điền trang.
  6. 3 - Ruộng đất tư phát triển mạnh. 0,5 ( 3đ) - Nhà Trần ban thái ấp cho quý tộc => kinh tế phục hồi và 0,5 phát triển b. Thủ công nghiệp và thương nghiệp: * TCN: - Phát triển dưới nhiều hình thức: nhà nước, các làng thủ công 0,5 chuyên nghiệp, các hộ sản xuất riêng. 0,5 - Sản phẩm phong phú, kĩ thuật tinh xảo. * TN: 0,25 - Buôn bán diễn ra tấp nập. 0,25 - Các trung tâm buôn bán sầm uất; Thăng Long, Vân Đồn. HẾT
  7. PHÒNG GD&ĐT SÌN HỒ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 7 TRƯỜNG THCS CHĂN NƯA NĂM HỌC 2019 - 2020 ĐỀ DỰ BỊ Môn: LỊCH SỬ Đề thi có 01 trang Ngày thi: 19/12/2019 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát, chép đề) ĐỀ BÀI Câu 1: (3điểm) Nhà Lý được thành lập trong hoàn cảnh nào? Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lý? Câu 2: (4điểm) Trình bày diễn biến, kết quả cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ hai năm 1285 và cho biết cách đánh giặc của nhà Trần trong ba lần kháng chiến? Câu 3: ( 3điểm) Trình bày những nét chính về Văn hóa, khoa học - kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến? HẾT
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM ĐỀ DỰ BỊ SỬ 7 Câu Nội dung Điểm 1 ( 3đ) * Bối cảnh ra đời nhà Lý: - Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh nối Ngôi và năm 0,5 1009 thì qua đời. - Năm 1009, Triều thần chán ghét nhà Lê, tôn Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) lên Ngôi vua → Nhà Lý được thành lập. 0,5 - Năm 1010, Lý Thái Tổ dời Đô về Đại La, đổi tên là 0,5 Thăng Long ( Rồng bay lên) 0,5 + Năm 1054, đổi tên nước là Đại Việt. + Tổ chức lại bộ máy nhà nước: * Chính quyền TW: Vua, quan đại thần 0,5 Quan văn quan võ * Chính quyền địa phương: Lộ, phủ 0,5 Huyện Hương, Xã 2( 4đ) * Diễn biến: - Tháng 1/1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ 0,5 huy theo hai đường thủy bộ tiến vào nước ta. - Quân ta do Trần Quốc Tuấn chỉ huy sau một số trận chiến 0,5 ở biên giới đã chủ động rút về Vạn Kiếp ( Chí Linh – Hải Dương). - Giặc đến ta rút về Thăng Long Thực hiện “ Vườn không 0,5 nhà trống”, rồi rút về Thiên Trường ( Nam Định). Quân giặc chiếm được Thăng Long nhưng chỉ dám đóng quân ở phía bắc sông Nhị ( S Hồng). 0,5 - Quân giặc Tạo thế gọng kìm hòng tiêu diệt quân chủ lực ta và bắt sống vua Trần. - Quân ta chiến đấu dũng cảm, Thoát Hoan phải rút quân về 0,5 Thăng Long, quân nguyên lâm vào tình thế bị động, thiếu
  9. lương thực trầm trọng. 0,5 - T5- 1285, quân ta phản công, nhiều trận đánh lớn : Tây Kết, Hàm Tử ( Khoái châu – Hưng Yên). * Kết quả: 0,5 - Đánh tan hơn 50 vạn quân Nguyên, Toa Đô bị chém đầu. * Cách đánh giặc đúng đắn sáng tạo: 0,5 - Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, thực hiện kế hoạch “ Vườn không nhà trống”, tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ, lấy đoàn kết toàn dân làm sức mạnh. 3( 3đ) a. Văn hóa: - Tư tưởng: Nho giáo thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp 0,5 phong kiến. - Văn học: Thời Đường xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng 0,5 như Lý Bạch, Đỗ phủ đến thời Minh Thanh xuất hiện những bộ tiểu thuyết có giá trị: Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí 0,5 - Sử học: Các bộ sử kí (Tư Mã Thiên), Hán thư, Đường thư, Minh thư 0,5 - Nghệ thuật kiến trúc: Với những công trình kiến trúc độc đáo như cố cung, những bức tượng phật sinh động b. Khoa học kĩ thuật: 0,5 - Tứ đại phát minh : Giấy viết, nghề in, la bàn, thuốc súng. 0,5 - Kĩ thuật đóng tàu, luyện sắt, khai mỏ có nhiều đóng góp cho nhân loại. HẾT
  10. PHÒNG GD&ĐT SÌN HỒ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 6 TRƯỜNG THCS CHĂN NƯA NĂM HỌC 2019 - 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ Đề thi có 01 trang Lớp: 6b Ngày thi: 19/12/2019 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát, chép đề) ĐỀ BÀI: Câu 1 ( 3đ) : Các quốc gia cổ đại Phương Đông được hình thành ở đâu, từ bao giờ? Kể tên các giai cấp trong xã hội các quốc gia cổ đại Phương Đông ? Câu 2 ( 3đ) : Những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy là gì? Câu 3 ( 4đ); Vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước Văn Lang ? Em có nhận xét gì tổ chức nhà nước Văn Lang ? HẾT
  11. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ 6b Câu Nội dung Điểm 1 Được hình thành trên các lưu vực sông lớn: sông Nin (Ai 1,0 Cập), sông Tigơrơ, Ơphơrát (Lưỡng Hà), sông Ấn, Hằng (Ấn Độ), sông Trường Giang, Hoàng Hà (Trung Quốc). 0,5 Từ cuối thiên niên kỉ IV đầu TNK III TCN. * Xã hội cổ đại Phương Đông gồm nông dân công xã, quý 1,5 tộc và nô lệ. 2 Những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy : + Biết sử dụng đồ trang sức. 1,0 1,0 + Hình thành một số phong tục, tập quán. - Việc chôn công cụ sản xuất theo người chết chứng tỏ xã hội 1,0 bắt đầu phân hóa giàu nghèo 3 Sơ đồ tổ chức nhà nước Văn lang 3,0 Nhận xét: Nhà nước Văn Lang còn sơ khai, đơn giản, chưa có 0,5 luật pháp và quân đội. Tuy còn đơn giản nhưng đã là 1 tổ chức chính quyền cai quản 0,5 cả nước. HẾT
  12. PHÒNG GD&ĐT SÌN HỒ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 6 TRƯỜNG THCS CHĂN NƯA NĂM HỌC 2019 - 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ Đề thi có 01 trang Lớp: 6a Ngày thi: 19/12/2019 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát, chép đề) ĐỀ BÀI: Câu 1( 3đ) : Các quốc gia cổ đại Phương Đông được hình thành ở đâu, từ bao giờ? Kể tên các giai câp trong xã hội các quốc gia cổ đại Phương Đông ? Câu 2( 3đ) : Những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy là gì? Câu 3 ( 3đ); Vẽ sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang ? Em có nhận xét gì tổ chức nhà nước Văn Lang ? Câu 4 (1đ): Nêu bài học kinh nghiệm rút ra sau thất bại của An Dương Vương ? HẾT
  13. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ 6a Câu Nội dung Điểm 1 - Được hình thành trên các lưu vực sông lớn: sông Nin (Ai 1,0 Cập), sông Tigơrơ, Ơ phơrát (Lưỡng Hà), sông Ấn, sông Hằng (Ấn Độ), sông Trường Giang, Hoàng Hà (Trung Quốc). 0,5 - Từ cuối thiên niên kỉ IV đầu TNK III TCN. * Xã hội cổ đại Phương Đông gồm nông dân công xã, quý 1,5 tộc và nô lệ. 2 Những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy : + Biết sử dụng đồ trang sức. 1,0 1,0 + Hình thành một số phong tục, tập quán. - Việc chôn công cụ sản xuất theo người chết chứng tỏ xã hội 1,0 bắt đầu phân hóa giàu nghèo 3 Sơ đồ tổ chức nhà nước Văn lang 2 Nhận xét: Nhà nước Văn Lang còn sơ khai, đơn giản, chưa có 0,5 luật pháp và quân đội. Tuy còn đơn giản nhưng đã là 1 tổ chức chính quyền cai quản 0,5 cả nước. 4 Bài học kinh nghiệm: - Chuẩn bị lực lượng quân đội mạnh, vũ khí tốt, sẵn sàng 0,5 chiến đấu. - Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng tập hợp sức mạnh 0,5 toàn dân chống giặc ngoại xâm. HẾT
  14. PHÒNG GD&ĐT SÌN HỒ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 6 TRƯỜNG THCS CHĂN NƯA NĂM HỌC 2019 - 2020 ĐỀ DỰ BỊ Môn: LỊCH SỬ Đề thi có 01 trang Lớp: 6 Ngày thi: 19/12/2019 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát, chép đề) ĐỀ BÀI Câu 1: ( 2,5đ) Các quốc gia cổ đại phương Tây, được hình thành ở đâu, từ bao giờ? Kể tên các giai cấp trong xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây. Câu 2: ( 4 đ) Những thành tựu nổi bật của văn hóa cổ đại phương Đông? Câu 3 ( 3,5 đ): Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc ? Bộ máy tổ chức Nhà nước Âu Lạc có gì khác so với Nhà nước Văn Lang ? HẾT
  15. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ DỰ BỊ LỊCH SỬ 6 Câu Nội dung Điểm 1 - Khoảng đầu TNK I TCN, trên bán đảo Ban căng và Italia 1,5 đã hình thành 2 quốc gia Hy Lạp và Rô Ma. * Xã hội cổ đại Phương Tây gồm hai giai cấp chính: Chủ 1,0 nô và nô lệ. 2 Thành tựu nổi bật của văn hóa cổ đại phương Đông - Dựa vào sự chuyển động của mặt trăng, mặt trời và các 1,0 hành tinh, người phương Đông cổ đại đã có những kiến thức về thiên văn và sáng tạo ra lịch. - Chữ viết và chữ số: + Chữ tượng hình, giấy pa pi rút. 1,0 + Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, tính số pi=3,16, Lưỡng 1,0 Hà giỏi số học. Ấn Độ tìm ra số 0. - Kiến trúc, điêu khắc: Kim tự tháp (Ai Cập), thành Babilon 1,0 (Lưỡng Hà) 3 Sơ đồ tổ chức nhà nước Âu Lạc 2,5 > Nhận xét: Bộ máy nhà nước tuy không có gì thay đổi tuy nhiên vào thời nhà nước Âu Lạc vua nắm nhiều quyền hành hơn trong 1,0 việc trị nước, và có quân đội lớn so với nhà nước Văn Lang. HẾT