Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_lich_su_7_nam_hoc_2021_2022_co_dap.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Lịch sử 7 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
- PHÒNG GD ĐT ĐIỆN BÀN KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN: LỊCH SỬ 7 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề) A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1: Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là A. trận Hạ Hồi và trận Ngọc Hồi – Đống Đa. B. trận Rạch Gầm – Xoài Mút và trận Bạch Đằng. C. trận Tây Kết và trận Đông Bộ Đầu. D. trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang. Câu 2: Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, ai là người đã đề nghị tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An? A. Nguyễn Trãi B. Lê Lợi C. Nguyễn Chích D. Trần Nguyên Hãn Câu 3: Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào? A. Lê Thái Tổ. B. Lê Nhân Tông. C. Lê Thánh Tông. D. Lê Thái Tông. Câu 4: Thời Lê Sơ, tôn giáo nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội? A. Phật giáo. B. Đạo giáo. C. Nho giáo. D. Thiên Chúa giáo. Câu 5: Ai là người căn dặn các quan trong triều: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ”. A. Lê Thái Tổ B. Lê Thánh Tông C. Lê Nhân Tông D. Lê Hiển Tông Câu 6: Thời Lê Sơ, đầu thế kỉ XVI xã hội tồn tại những mâu thuẫn nào? A. Mâu thuẩn toàn xã hội B. Mâu thuẫn giữa vua quan và địa chủ, quý tộc C. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến D. Mâu thuẫn giữa tư tưởng Nho giáo và Phật giáo Câu 7: Cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến trong thế kỉ XVI - XVII không để lại hậu quả nào sau đây? A. Đất nước bị chia cắt. B. Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt. C. Sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm. D. Nền kinh tế hàng hóa có điều kiện phát triển. Câu 8: Điều kiện nào thúc đẩy nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển mạnh mẽ vào thế kỉ XVII- XVIII? A. Nhờ khuyến khích nông dân sản xuất tại chổ. B. Nhờ việc giảm tô, thuế. C. Nhờ khai hoang, điều kiện tự nhiên thuận lợi. D. Nhờ khai hoang, mở rộng diện tích nông nghiệp. Câu 9: Cuộc khởi nghĩa nào mở đầu cho phong trào nông dân Đàng Ngoài? A. Khởi nghĩa lê Duy Mật. B. Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng. C. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương. D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu.
- Câu 10: Chữ Quốc Ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Dân tộc ta chưa có chữ viết. B. Đạo Thiên Chúa đã truyền vào nước ta. C. Dân tộc ta đã có chữ viết là chữ Hán. D. Tiếng Việt của dân tộc đã phong phú và trong sáng. Câu 11: Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785) A.Trận Bạch Đằng.B.Trận Rạch Gầm - Xoài Mút. C. Trận Chi Lăng - Xương Giang. D. Trận Ngọc Hồi - Đống Đa. Câu 12: Nội dung nào không phản ánh đúng tình trạng Đàng Ngoài vào thế kỉ XVIII? A. Phủ chúa quanh năm hội hè, yến tiệc. B. Ruộng đất của nông dân bị lấn chiếm. C. Quan lại, binh lính đục khoét nhân dân. D. Nhà nước Lê-Trịnh chăm lo đời sống người dân. Câu 13: Các cuộc khởi nghĩa nông dân vào đầu thế kỉ XVI đã A. giành được thắng lợi. B. làm cho nhà Lê sụp đổ. C. làm cho đất nước bị chia cắt lâu dài. D. góp phần làm cho nhà Lê mau chóng sụp đổ. Câu 14: Tại sao chính sách quân điền của nhà Nguyễn khi ban hành không có hiệu quả ? A. Vì chính sác này đã được thực hiện bởi nhà Lê sơ. B. Vì nhân dân không ủng hộ sự lên ngôi của nhà Nguyễn. C. Vì nông dân bị trói buộc vao ruộng đất. D. Vì ruộng đất chủ yếu tập trung vào tay địa chủ. Câu 15: Tại sao thời Nguyễn, diện tích canh tác được mở rộng nhưng vẫn còn tình trạng dân lưu vong? A. do nông dân bị cường hào, địa chủ cướp mất ruộng đất B. do nhà nước không quan tâm đến thủy lợi C. do chế độ thuế khóa nặng nề D. do nạn bắt lính B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. Câu 2. (2,0 điểm) Trình bày chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, công thương nghiệp dưới thời nhà Nguyễn. Câu 3: ( 1,0 điểm) Tại sao việc sửa đắp đê ở thời Nguyễn gặp khó khăn ? Hết
- PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 7 A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi câu đúng đạt 0,33 điểm, 3 câu đúng đạt 1,0 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐA D B C C B C D C B D B D D D A B.TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 (2,0đ) - Nguyên nhân thắng lợi 1,0 + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi 0,5 sinh cao cả của nhân dân ta. + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. 0,5 Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại. - Ý nghĩa lịch sử: 1,0 + Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến 0,5 thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia. + Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và 0,5 Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập cuả Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc. 2 (2,0đ) Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp của nhà Nguyễn 2,0 a) Nông nghiệp: 1,25 - Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh nhưng ruộng đất bị bỏ hoang vẫn còn 0,25 nhiều. - Chính sách quân điền được đặt lại nhưng ruộng đất tập trung vào tay địa chủ. 0,5 Chế độ quân điền không còn tác dụng phát triển nông nghiệp và ổn định đời sống nhân dân. 0,5 - Việc sửa chữa đăp đê không được chú trọng, lụt lội vẫn thường xuyên xảy ra khiến làng xóm tiêu điều, mùa màng bị tàn phá. 0,5 b) Thủ công nghiệp: 0,75 - Thủ công nghiệp có điều kiện phát triển thêm. Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng 0,25 đúc tiền, đúc súng, đóng tàu, - Khai thác mỏ được mở rộng nhưng hình thức còn lạc hậu, hoạt động thất thường, sa sút 0,25 -Thủ công nghiệp ở nông thôn và thành thị không ngừng phát triển nhưng phân tán và bị đánh thuế nặng 0,25
- 3 Việc sửa chữa, đắp đê dưới thời Nguyên gặp khó khăn vì: 1,0 đ (1,0đ) - Nhà Nguyễn không chú trọng đắp đê 0,5 - Lụt lội, hạn hán thường xuyên xảy ra 0,25 - Tài chính thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến 0,25 Người duyệt đề Giáo viên ra đề Tổ trưởng chuyên môn Duyệt của Lãnh đạo