Đề kiểm tra học kì II môn Khoa học Lớp 4 - Năm học 2020-2021

docx 12 trang hatrang 23/08/2022 5740
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Khoa học Lớp 4 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_khoa_hoc_lop_4_nam_hoc_2020_2021.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Khoa học Lớp 4 - Năm học 2020-2021

  1. MA TRẬN KHOA HỌC - HKII ( 2020 - 2021 ) Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng Mạch kiến thức, kĩ Số câu, STT và điểm năng TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề: Vật chất Số câu 2 1 1 3 1 1 ( bài 21 đến 25) Số điểm 1.0 0.5 0.5 1.5 0.5 Chủ đề: Năng Số câu 2 1 1 1 4 1 lượng 2 Số điểm 1.0 0.5 0.5 0.5 2.0 0.5 (Từ bài 26 đến 29) Chủ đề: Thực vật Số câu 2 1 1 1 4 1 3 ( Từ bài 30 và 31) Số điểm 1.0 0.5 0.5 1.0 2.0 1.0 Chủ đề: Động vật Số câu 2 1 1 3 1 4 ( Từ bài 32 và 33) Số điểm 1.0 0.5 1.0 1.5 1.0 Tổng số câu 8 4 2 2 2 14 4 Tổng số điểm 4,0 2,0 1,0 1,0 2,0 7,0 3,0
  2. KHOA HỌC LỚP 4 - HỌC KÌ II - Năm học 2020 - 2021 I. Chủ đề : Vật chất Câu 1: Khoanh vào chữ cái câu đúng nhất (M1) A.Âm thanh khi lan truyền ra xa sẽ mạnh lên B.Càng xa nguồn âm, ta nghe âm thanh càng nhỏ C.Âm thanh có thể truyền qua chất rắn nhưng không truyền qua chất lỏng D.Âm thanh có thể truyền qua chất khí và chất lỏng nhưng không truyền qua chất rắn Câu 2: Chúng ta sử dụng âm thanh để làm : (M1) A.Nói chuyện được với nhau B.Học tập. vui chơi C.Truyền tin, thưởng thức âm nhạc, D.Tất cả những ý trên đều đúng Câu 3: Tiếng ồn làm cho chúng ta : (M1) A.Đau đầu B.Mất ngủ, có hại cho tai C.Suy nhược thần kinh D.Tất cả các ý trên đều đúng Câu 4: Vật phát ra âm thanh khi nào? : (M1) A.Khi vật va đập với vật khác B.Khi uốn cong vật C.Khi làm vật rung động D.Khi nén vật Câu 5: Điền Đ hay S vào ô trống (M2) Đ Cần thực hiện quy định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng S Có thể thoải mái gây tiếng ồn ở nhà . Đ
  3. Các vật ngăn cách có thể làm giảm tiếng ồn. Đ Nhà máy cần được xây dựng ở xa khu nhà dân để hạn chế tiếng ồn. Câu 6: Điền từ trong ngoặc đơn vào chỗ chấm: ( học tập, cuộc sống, tai nạn, âm nhạc) (M2) Âm thanh rất cần cho cuộc sống của con người. Nhờ có âm thanh, con người có thể nói chuyện được với nhau,.học tập , truyền tin, thưởng thức âm nhạc , tránh được tai nạn Câu 7: Vì sao con người cần ánh sáng ? : (M2) Trả lời: Con người cần ánh sáng vì ánh sáng giúp con người nhìn rõ mọi vật, giúp con người khỏe mạnh, giúp thực vật xanh tốt, nhờ đó con người có được thức ăn từ thực vật để sống . Câu 8 : Nêu ba việc nên làm để tránh tác hại do ánh sáng gây ra đối với mắt khi đọc sách, xem ti vi? (M2) Trả lời: - Đọc sách cần ngồi chỗ có đủ ánh sáng - Xem ti vi không ngồi quá gần màn hình - Không đọc sách hoặc xem ti vi quá lâu Câu 9 : Trong chăn nuôi người ta làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng? (M2 ) Trả lời: Trong chăn nuôi người ta cần làm để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng là dùng ánh sáng điện để kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày. Chủ đề: Năng lượng
  4. Câu 10: Nhiệt độ của cơ thể người bình thường là: (M1) A.35 độ C B. 36 độ C C.37 độ C D.38 độ C Câu 11: Khi mặt trời chiếu sáng đằng sau em, bóng của em sẽ ở phía nào?(M1) A.Phía trước mặt em B.Phía bên trái em C.Phía bên phải em D.Phía sau em Câu 12: Vật nào sau đây vừa là nguồn nhiệt, vừa là nguồn sáng? (M1) A.Mặt trời B.Đèn pin C.Máy sấy tóc D. Các ý trên đều đúng Câu 13: Cách chống rét cho con người là: (M1) A.Tắm nhiều lần trong ngày B. Mặc áo ấm. C. Uống nhiều nước đá D. Mở các cửa sổ cho thoáng mát. Câu 14: Điều gì sẽ xảy ra nếu trái đất không được mặt trời sưởi ấm? (M2) A. Trái đất sẽ trở nên lạnh giá B. Nước sẽ ngừng chảy và đóng bang, sẽ không có mưa C. Trái đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống D. Tất cả các ý trên Câu 15: Ghi chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai :(M2) Mỗi chúng ta có thể góp phần làm giảm biến đổi khí hậu, ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu qua hành động thiết thực như: Đ Sử dụng năng lượng hợp lí S Đốt rác thải ngoài đồng
  5. S Chặt phá rừng để buôn bán gỗ Đ Tham gia trồng cây, làm vệ sinh môi trường Câu 16: Nêu cách chống nóng cho động vật? (M2) Trả lời: Vào những ngày nắng nóng, người nông dân sẽ cho động vật uống nhiều nước, chuồng trại thoáng mát nhằm để chống nóng cho động vật. Câu 17: : Nêu cách chống rét cho thực vật? (M2 ) Trả lời: Vào những ngày rét buốt, người nông dân sẽ chống rét cho thực vật bằng cách ủ ấm cho gốc cây bằng rơm rạ. Câu 18: Viết 2 ví dụ vật vừa là nguồn sáng vừa là nguồn nhiệt (M2) Trả lời: - Mặt trời - Ngọn lửa Câu 19: Vì sao trời rét, đặt tay vào vật bằng đồng ta thấy lạnh hơn so với đặt tay vào vật bằng gỗ? (M3) A. Vì vật bằng đồng có nhiệt độ thấp hơn vật bằng gỗ. B. Vì đồng tỏa nhiệt lạnh cho tay ta nhiều hơn gỗ C. Vì đồng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên nhiệt từ tay ta truyền cho đồng nhiều hơn gỗ D. Vì đồng có chất lạnh, gỗ không có chất lạnh nên chạm tay vào có cảm giác lạnh hơn Câu 20: Khoanh vào chữ trước câu trả lời không đúng (M3) A. Mặt trời là nguồn nhiệt rất quan trọng đối với con người. B. Không thể dùng nguồn nhiệt để làm nóng chảy các vật bằng kim loại. C. Khi được đun nấu, nhiệt độ của thức ăn sẽ tăng lên.
  6. D. Khi dùng nguồn nhiệt để sấy khô các vật, nước trong các vật bay hơi nhanh hơn làm cho vật mau khô hơn. Câu 21: Nối cột A với cột B cho phù hợp: (M3) A B a.Tưới cây, che giàn 1.Chống rét cho cây b.Cho uống nhiều nước, chuồng trại thoáng mát. 2.Chống rét cho động vật 3.Chống nóng cho cây c.Ủ ấm cho gốc cây bằng rơm rạ d.Cho ăn nhiều chất bột, chuồng 4.Chống nóng cho động vật trại kín gió Chủ đề: Thực vật Câu 22 : Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm:(khí ô –xi, khí các- bô- níc) ( M1) Trong quá trình sống, thực vật còn cần phải hô hấp. Khi hô hấp, thực vật hấp thụ khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc. Câu 23: Các yếu tố nào dưới đây cần cho quá trình quang hợp của cây?(M1) A. Nước, nhiệt độ, khí ô-xi B. Nước, khí các-bô-níc, ánh sáng mặt trời
  7. C. Nước, khí ô-xi, ánh sáng mặt trời D. Nước, khí các-bô-níc, nhiệt độ. Câu 24: Quá trình nào ở thực vật hấp thụ khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc? (M1) A.Thoát hơi nước B. Quang hợp C. Hô hấp D. Các ý trên đều đúng Câu 25: Vào giai đoạn nào cây ăn quả cần ít nước?(M1) A. Lúc cây còn non B. Lúc cây trưởng thành C. Khi quả chín D. Khi cây rụng lá Câu 26: Bộ phận nào của cây có chức năng hấp thụ nước có trong đất?(M1) A. Rễ B. Thân C. Lá D. Hoa Câu 27: Bộ phận nào của cây có chức năng thải ra hơi nước?(M1) A. Rễ B. Thân C. Lá D. Hoa Câu 28: Bộ phận nào của cây có chức năng hấp thụ các chất khoáng cần cho cây và thải ra các chất khoáng khác?(M1) A. Rễ B. Thân C. Lá D. Hoa Câu 29 : Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm: ( khí ô –xi, nước, chất khoáng, các chất khoáng khác, hơi nước, khí các – bô-níc). (M2) Trong quá trình sống, thực vật hấp thụ khí các-bô-níc , nước và chất khoáng . Đồng thời thải ra khí ô-xi ,hơi nước và các chất khoáng khác . Quá trìnhđó được gọi là sự trao đổi thức ăn ở thực vật. Câu 30: Các loại cây rau và cây lấy sợi( như cây đay, cây gai, ) cần được bón nhiều loại phân nào?(M2) A.Phân đạm và phân lân B. Tro rơm, rạ C. Phân đạm D. Phân đạm và phân phốt-pho
  8. Câu 31 : Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm: ( trồng trọt, cây, chất khoáng, bón phân, giai đoạn). (M2) - Cùng một cây. ở những giai đoạn phát triển khác nhau, nhu cầu về chất khoáng cũng khác nhau . - Trong trồng trọt ., nếu biết bón phân đủ, đúng lúc, đúng cách sẽ có thu hoạch cao. Câu 32: Ghi chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai Cây sẽ như thế nào nếu được bón đủ và đúng liều lượng mà cây cần? (M3) S Bị còi cọc, phát triển kém S Có thể ra hoa nhưng không tạo thành quả được S Ra hoa kết quả được nhưng năng suất thấp. Đ Cây phát triển tốt nhất: ra hoa, kết quả và cho năng suất cao. Câu 33: Ghi chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai (M3) Đ Nước là một trong những thành phần chính cấu tạo nên cơ thể thực vật S Nước có thể thay thế các chất khoáng mà thực vật cần Đ Nhờ có nước mà rễ cây hấp thụ được các chất khoáng hòa tan trong đất S Nhờ có nước mà cây cối có thể chống được sâu bệnh Câu 34 : Điền các từ còn thiếu vào chỗ chấm và đánh mũi tên trong sơ đồ sự trao đổi khí ở thực vật trong hô hấp cho phù hợp?( M3) Hấp thụ Thải ra Khí ô-xi
  9. Thực vật Khí các-bô-níc Câu 35: Vì sao vào những ngày nắng nóng, ta cần tưới nhiều nước cho cây hơn? (M3) Trả lời: Vào những ngày nắng nóng, ta cần tưới nhiều nước cho cây hơn vì lá cây thoát nhiều hơi nước nên nhu cầu về nước của cây cũng cao hơn. Vì thế chúng ta nên tưới nước nhiều cho cây vào những ngày nắng nóng. Câu 36: Viết 2 cây thuộc mỗi loại sau đây: (M3) a) Cây sống dưới nước: sen, súng, bèo tây, lục bình, rong, . b) Cây ưa ẩm: rau nhút, rau cần nước, rau ngỗ, cây trầu bà, . c) Cây chịu được khô hạn: xương rồng, cây sống đời, cây hoa đá, . Chủ đề: Động vật Câu 37 : Trong quá trình sống, động vật thường xuyên hấp thụ từ môi trường những gì? ( M1) A. Khí ô-xi, nước, các chất hữu cơ trong thức ăn B. Khí các-bô-níc, nước tiểu, các chất hữu cơ trong thức ăn C. Khí ô-xi, nước, các chất thải D. Khí các-bô-níc, nước tiểu, các chất thải Câu 38: Trong quá trình sống, động vật thường xuyên thải ra môi trường những gì? ( M1) A. Khí ô-xi, nước, các chất hữu cơ trong thức ăn B. Khí các-bô-níc, nước tiểu, các chất hữu cơ trong thức ăn
  10. C. Khí ô-xi, nước, các chất thải D. Khí các-bô-níc, nước tiểu, các chất thải Câu 39: Điều gì sẽ xảy ra nếu một mắc xích trong chuỗi thức ăn bị đứt?(M1) A. Thực vật chết B. Động vật chết C. Thực vật và động vật chết, con người vẫn khỏe mạnh D. Mọi sinh vật đều chết Câu 40: Các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ: (M1) A. Thực vật B. Động vật C. Con người D. Tất cả các ý trên Câu 41: Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn mà em biết? (M2) sâu Câu 42: Chuỗi thức ăn là gì? (M2) Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật .có quan hệ .thức ăn với nhau. Trong .chuỗi thức ăn, mỗi sinh vật là một mắc xích Câu 43: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm ( vi khuẩn, nai, cỏ, cọp)(M2) Cỏ là thức ăn của nai , nai là thức ăn của cọp , xác chết của cọp là thức ăn của vi khuẩn , vi khuẩn phân hủy các xác chết tạo thành các chất đơn giản( chất vô cơ) trả lại cho môi trường. Câu 44: Trong số những động vật dưới đây, chuột đồng không phải là thức ăn của động vật nào? (M2) A. Đại bàng B. Cú mèo
  11. C. Gà D. Rắn hổ mang Câu 45: Vẽ sơ đồ trao đổi chất giữa động vật và môi trường (M3) Hấp thụ Thải ra Khí ô-xi Khí các-bô-níc Nước tiểu . Nước ĐỘNG Các chất hữu VẬT cơ trong thức ăn Các chất thải Câu 46 : Nêu quá trình trao đổi chất của động vật với môi trường?( M3) Trả lời: Quá trình trao đổi chất của động vật với môi trường là động vật thường xuyên lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi và thải ra các chất cặn bã, khí các-bô-níc, nước tiểu Câu 47: Nêu vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất?(M3) Trả lời: Thực vật có vai trò rất quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất. Thực vật đóng vai trò cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. Sự sống trên Trái Đất được bắt đầu từ thực vật. Vì vậy, chúng ta phải bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ thực vật đặc biệt là bảo vệ rừng.