Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Đề 01 - Năm học 2021-2022

docx 6 trang Tài Hòa 18/05/2024 1780
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Đề 01 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_2_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_de_01_nam.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Đề 01 - Năm học 2021-2022

  1. SỞ GD-ĐT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THPT MÔN GDCD LỚP 12 NĂM HỌC 2021-2022 Họ và tên: ĐỀ1 Lớp: A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM) Chọn đáp án đúng. Câu 1:Không ai được tự ý bắt và giam giữ người là nói đến quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng. B. Quyền được đảm bảo an toàn về sức khỏe. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Câu 2: Tự tiện bóc mở thư của người khác là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được bí mật đời tư. B. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Câu 3:Đánh người gây thương tích là hành vi xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe. B. Quyền được đảm bảo an toàn về sức khỏe và tính mạng. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Câu 4: Công dân được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị ,văn hóa, xã hội của đất nước là nội dung của quyền nào sau đây? A.Tự do ngôn luận. B.Tự do tranh luận. C.Tự do cá nhân. D.Tự do hội họp Câu 5:Nội dung nào sau đây đúng với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Công an khám nhà tội phạm khi có lệnh của Viện Kiểm sát. B. Ai cũng được khám nhà người khác nếu thấy dấu hiệu tội phạm. C. Người đủ 18 tuổi trở lên được phép khám nhà người khác. D. Thủ trưởng cơ quan được phép khám nhà nhân viên. Câu 6:Bịa đặt, tung tin xấu, nói xấu người khác là vi phạm quyền nào dưới đây? A. Quyền được bảo vệ bí mật đời tư cá nhân. B. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. Câu 7: Đối với tính mạng, sức khỏe của người khác, công dân không được thực hiện hành vi nào dưới đây? A.Tư vấn các loại hình bảo hiểm. B.Nâng cao sức khỏe tinh thần. C.Gây tổn hại đến sức khỏe. D.Quảng bá các dịch vụ y tế. Câu 8: Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào dưới đây? A. Đưa tin tức không hay về trường mình lên Facebook. B. Phát biểu ý kiến xây dựng trường, lớp mình trong các cuộc họp. C. Chê bai trường mình ở nơi khác. D. Tự do nói bất cứ điều gì về trường mình. Câu 9: Người làm nhiệm vụ chuyển phát vi phạm quy định quyền đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín của khách hàng khi thực hiện hành vi sau? A.Tăng mức phí dịch vụ. B.Tiêu hủy thư không rõ địa chỉ nhận. C.Tra cứu địa chỉ giao nhận. D.Chậm quá trình chuyển phát thư. Câu 10: Hành vi nào dưới đây là trái với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Sang chữa cháy nhà hàng xóm khi chủ nhân không có nhà. B. Tự ý đuổi người khác khỏi chỗ ở của họ. C. Công an vào khám nhà khi có lệnh của người có thẩm quyền.
  2. D. Khi cần bắt người phạm tội đang lẩn trốn ở đó. Câu 11: Công dân vi phạm quyền tự do ngôn luận khi thực hiện hành vi nào sau đây? A.Phát tán tin đồn thất thiệt. B.Bảo mật quan điểm cá nhân. C.Né tránh đấu tranh phê phán. D.Nhận xét chương trình nghệ thuật. Câu 12:Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực A.kinh tế. B.chính trị. C.văn hóa. D. xã hội. Câu 13: Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là A. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. B. dân chủ, công bằng, tiến bộ, văn mình. C. khẩn trương, công khai, minh bạch. D. phổ biến, rộng rãi, chính xác Câu 14: Trường hợp nào dưới đây không được tự tiện vào chỗ ở của người khác? A. Khi có căn cứ chỗ ở đó chứa dao, súng để đi cướp của. B. Khi nghi ngờ chỗ ở đó chứa dao, súng để đi cướp của. C. Khi có căn cứ chỗ ở đó có người phạm tội lẩn tránh. D. Khi chỗ ở đó đang bị cháy lớn. Câu 15: Một trong các nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia A. thảo luận vào các công việc chung của đất nước. B. xây dựng văn bản pháp luật về chính trị, kinh tế. C. phê phán cơ quan nhà nước trên Facebook. D. giữ gìn an ninh, trật tự xã hội. Câu 16: Ai dưới đây có quyền khiếu nại? A. Mọi cá nhân, tổ chức. B. Chỉ có cá nhân. C. Những người từ 20 tuổi trở lên. D. Chỉ những người là công chức nhà nước. Câu 17: "Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước" là hình thức dân chủ A. trực tiếp. B. gián tiếp C. tập trung. D. xã hội chủ nghĩa. Câu18: Khi bầu cử, mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau là thể hiện nguyên tắc bầu cử A. bình đẳng. B. phổ thông. C. công bằng. D. dân chủ. Câu 19: Công dân từ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân? A. Từ đủ 18 tuổi. B. Từ đủ 19 tuổi. C. Từ đủ 20 tuổi. D. Từ đủ 21 tuổi. Câu 20: Người nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử? A. Người đang phải chấp hành hình phạt tù. B. Người đang bị tình nghi vi phạm pháp luật. C. Người đang ốm nằm điều trị ở nhà. D. Người đang đi công tác xa nhà. Câu 21:Trong phạm vi nào nhân dân được quyền thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân? A.Phạm vi cả nước. B.Phạm vi cơ sở. C.Phạm vi huyện, xã. D.Phạm vi địa phương. Câu 22:Mục đích của tố cáo là A.nhằm phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật. B.nhằm khôi phục quyền và lợi ích người khiếu nại. C.nhằm trả thù cá nhân. D.nhằm hạn chế và làm giảm uy tín của người khác. Câu 23: Mẹ nhờ em đi bỏ phiếu bầu cử thay. Việc làm của mẹ mình vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
  3. A. Quyền ứng cử. B. Quyền bầu cử. C. Quyền tham gia vào quản lí xã hội. D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 24: Những người thuộc trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử? A. Đang điều trị ở bệnh viện. B. Bị quản chế bắt buộc tại địa phương. C. Đang đi công tác ở biên giới, hải đảo. D. Đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật. Câu 25: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây? A. Nhận tiền công khác với thỏa thuận. B. Phát hiện cơ sở sản xuất tiền giả. C. Phải kê khai tài sản cá nhân. D. Bị buộc thôi việc không rõ lí do. Câu 26: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây? A. Phát hiện nơi tội phạm lẩn trốn B. Chứng kiến hành vi hung hãn C. Bắt gặp đối tượng khủng bố D. Bị truy thu thuế chưa thỏa đáng Câu 27:Công dân không thực hiện quyền bầu cử trong trường hợp nào sau đây? A.Bị mất năng lực hành vi dân sự. B.Tạm thời chưa có thu nhập ổn định. C.Được đề nghị àm nhân chứng vụ án. D.Đang thi hành nhiệm vụ ở hải đảo. Câu 28: Khi thường xuyên bị người khác dùng vũ lực đe dọa giết, công dân có thể thực hiện quyền nào sau đây? A.Tố cáo. B.Kiếu nại. C.Bãi nại. D.Tố tụng. II/ TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 1:( 2điểm) Gia đình chị A,B là hàng xóm. Chị A phát hiện thư mình bị anh X nhân viên bưu điện chuyển nhầm sang nhà chị B nên lúc chị B đi vắng, chị A đã vào nhà riêng chị B để tìm kiếm.Bức xúc chị B đã phản ánh lên cuộc họp của tổ dân phố. Trong tình huống trên: a/ Anh X và chị A đã vi phạm những quyền tự do cơ bản nào? Chỉ rõ hành vi vi phạm cụ thể của từng người? b/Chị B đã thực hiện quyền tự do cơ bản nào? Quyền tư do đó có thể được thực hiện bằng những hình thức nào? Câu 2:( 1điêm) Anh N tự ứng cử vào “Danh sách ứng cử viên Hội đồng nhân dân Huyện T”,đã gây xôn xao dư luận. Có người khen anh N có năng lực, tự tin.Cũng có người như ông A cho rằng :Anh N là người tốt, tích cực nhưng chỉ mới 22 tuổi, làm quản lí một doanh nghiệp tư nhân nhỏ nên chưa đủ điều kiện ứng cử vào Hội đồng nhân dân”. Nghe vậy , ông B phản đối “Ông nói sai rồi, anh N có đủ điều kiện ứng cử vào Hội đồng nhân dân” Em hãy cho biết nhận xét của em về ý kiến của hai ông A và B? căn cứ vào đâu để em đưa ra nhận xét đó? BÀI LÀM I/Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đ/án Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đ/án
  4. SỞ GD-ĐT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THPT MÔN GDCD LỚP 12 NĂM HỌC 2021-2022 Họ và tên: ĐỀ2 Lớp: A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM) Chọn đáp án đúng. Câu 1: Công dân vi phạm quyền tự do ngôn luận khi thực hiện hành vi nào sau đây? A Né tránh đấu tranh phê phán. B.Bảo mật quan điểm cá nhân. C. Đặt điều nói xấu người khác. D.Nhận xét chương trình nghệ thuật. Câu 2:Mục đích của khiếu nại là A.nhằm phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật. B.nhằm khôi phục quyền và lợi ích người khiếu nại. C.nhằm trả thù cá nhân. D.nhằm hạn chế và làm giảm uy tín của người khác. Câu 3:Đánh người gây thương tích là hành vi xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe. B. Quyền được đảm bảo an toàn về sức khỏe và tính mạng. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Câu 4: Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là A. phổ biến, rộng rãi, chính xác B. dân chủ, công bằng, tiến bộ, văn mình. C. khẩn trương, công khai, minh bạch. D. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Câu 5:Nội dung nào sau đây đúng với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Công an khám nhà tội phạm khi có lệnh của Viện Kiểm sát. B. Ai cũng được khám nhà người khác nếu thấy dấu hiệu tội phạm. C. Người đủ 18 tuổi trở lên được phép khám nhà người khác. D. Thủ trưởng cơ quan được phép khám nhà nhân viên. Câu 6:Bịa đặt, tung tin xấu, nói xấu người khác là vi phạm quyền nào dưới đây? A. Quyền được bảo vệ bí mật đời tư cá nhân. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín. Câu 7: Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào dưới đây? A. Đưa tin tức không hay về trường mình lên Facebook. B. Phát biểu ý kiến xây dựng trường, lớp mình trong các cuộc họp. C. Chê bai trường mình ở nơi khác. D. Tự do nói bất cứ điều gì về trường mình. Câu 8: Đối với tính mạng, sức khỏe của người khác, công dân không được thực hiện hành vi nào dưới đây? A.Tư vấn các loại hình bảo hiểm. B.Nâng cao sức khỏe tinh thần. C.Đánh người gây thương tích. D.Quảng bá các dịch vụ y tế. Câu 9: Người làm nhiệm vụ chuyển phát vi phạm quy định quyền đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín của khách hàng khi thực hiện hành vi sau? A.Tăng mức phí dịch vụ. B.Giao nhầm thư cho người khác. C.Tra cứu địa chỉ giao nhận. D.Chậm quá trình chuyển phát thư. Câu 10: Hành vi nào dưới đây là trái với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Sang chữa cháy nhà hàng xóm khi chủ nhân không có nhà. B. Tự ý đuổi người khác khỏi chỗ ở của họ.
  5. C. Công an vào khám nhà khi có lệnh của người có thẩm quyền. D. Khi cần bắt người phạm tội đang lẩn trốn ở đó. Câu 11:Không ai được tự ý bắt và giam giữ người là nói đến quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng. B. Quyền được đảm bảo an toàn về sức khỏe. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Câu 12: Trường hợp nào dưới đây không được tự tiện vào chỗ ở của người khác? A. Khi có căn cứ chỗ ở đó chứa dao, súng để đi cướp của. B. Khi nghi ngờ chỗ ở đó chứa dao, súng để đi cướp của. C. Khi có căn cứ chỗ ở đó có người phạm tội lẩn tránh. D. Khi chỗ ở đó đang bị cháy lớn. Câu 13: Mẹ nhờ em đi bỏ phiếu bầu cử thay. Việc làm của mẹ mình vi phạm quyền nào sau đây của công dân? A. Quyền ứng cử. B. Quyền bầu cử. C. Quyền tham gia vào quản lí xã hội. D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 14: Công dân được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị ,văn hóa, xã hội của đất nước là nội dung của quyền nào sau đây? A.Tự do ngôn luận. B.Tự do tranh luận. C.Tự do cá nhân. D.Tự do hội họp Câu 15: Một trong các nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia A. thảo luận vào các công việc chung của đất nước. B. xây dựng văn bản pháp luật về chính trị, kinh tế. C. phê phán cơ quan nhà nước trên Facebook. D. giữ gìn an ninh, trật tự xã hội. Câu 16: Ai dưới đây có quyền tố cáo? A. Mọi cá nhân, tổ chức. B. Chỉ có cá nhân. C. Những người từ 20 tuổi trở lên. D. Chỉ những người là công chức nhà nước. Câu 17: "Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước" là hình thức dân chủ A. trực tiếp. B. gián tiếp C. tập trung. D. xã hội chủ nghĩa. Câu 18:Khi thường xuyên bị người khác dùng vũ lực đe dọa giết, công dân có thể thực hiện quyền nào sau đây? A.Tố cáo. B.Kiếu nại. C.Bãi nại. D.Tố tụng. Câu 19: Công dân từ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân? A. Từ đủ 18 tuổi. B. Từ đủ 19 tuổi. C. Từ đủ 20 tuổi. D. Từ đủ 21 tuổi. Câu 20: Người nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử? A. Người đang phải chấp hành hình phạt tù. B. Người đang bị tình nghi vi phạm pháp luật. C. Người đang ốm nằm điều trị ở nhà. D. Người đang đi công tác xa nhà. Câu 21:Trong phạm vi nào nhân dân được quyền thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân? A.Phạm vi cả nước. B.Phạm vi cơ sở. C.Phạm vi huyện, xã. D.Phạm vi địa phương. Câu 22: Tự ý đọc tin nhắn của người khác là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được bí mật đời tư. B. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
  6. Câu 23:Quyền khiếu nại, tố cáo là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực A.kinh tế. B.chính trị. C.văn hóa. D. xã hội. Câu 24: Những người thuộc trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử? A. Đang điều trị ở bệnh viện. B. Bị quản chế bắt buộc tại địa phương. C. Đang đi công tác ở biên giới, hải đảo. D. Đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật. Câu 25: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây? A. Phát hiện đường dây khai thác gỗ lậu. B. phiếu thăm dò ý kiến cá nhân. C. Tham gia hoạt động tôn giáo D. thông báo tuyển dụng nhân sự. Câu 26: Theo quy định của pháp luật, công dan có thể thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây? A. Phát hiện tù nhân trốn trại. B. Bị phần tử khủng bố đe dọa tính mạng. C. Nhận quyết định kỉ luật chưa thỏa đáng. D. Chứng kiến bắt cóc con tin. Câu 27:Công dân không thực hiện quyền bầu cử trong trường hợp nào sau đây? A.Bị mất năng lực hành vi dân sự. B.Tạm thời chưa có thu nhập ổn định. C.Được đề nghị àm nhân chứng vụ án. D.Đang thi hành nhiệm vụ ở hải đảo. Câu 28: Khi bầu cử, mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau là thể hiện nguyên tắc bầu cử A. bình đẳng. B. phổ thông. C. công bằng. D. dân chủ. II/ TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 1:( 2điểm) Gia đình chị A,B là hàng xóm. Chị A phát hiện thư mình bị anh X nhân viên bưu điện chuyển nhầm sang nhà chị B nên lúc chị B đi vắng, chị A đã vào nhà riêng chị B để tìm kiếm.Bức xúc chị B đã phản ánh lên cuộc họp của tổ dân phố. Trong tình huống trên: a/ Anh X và chị A đã vi phạm những quyền tự do cơ bản nào? Chỉ rõ hành vi vi phạm cụ thể của từng người? b/Chị B đã thực hiện quyền tự do cơ bản nào? Quyền tư do đó có thể được thực hiện bằng những hình thức nào? Câu 2:( 1điêm) Anh N tự ứng cử vào “Danh sách ứng cử viên Hội đồng nhân dân Huyện T”,đã gây xôn xao dư luận. Có người khen anh N có năng lực, tự tin.Cũng có người như ông A cho rằng :Anh N là người tốt, tích cực nhưng chỉ mới 22 tuổi, làm quản lí một doanh nghiệp tư nhân nhỏ nên chưa đủ điều kiện ứng cử vào Hội đồng nhân dân”. Nghe vậy , ông B phản đối “Ông nói sai rồi, anh N có đủ điều kiện ứng cử vào Hội đồng nhân dân” Em hãy cho biết nhận xét của em về ý kiến của hai ông A và B? căn cứ vào đâu để em đưa ra nhận xét đó? BÀI LÀM I/Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đ/án Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đ/án