Đề kiểm tra giữa học kì I Lớp 10 môn Hóa học (Mã đề 132) sách Cánh diều - Năm học 2022-2023

doc 2 trang Tài Hòa 17/05/2024 3040
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I Lớp 10 môn Hóa học (Mã đề 132) sách Cánh diều - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_lop_10_mon_hoa_hoc_ma_de_132_sach.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I Lớp 10 môn Hóa học (Mã đề 132) sách Cánh diều - Năm học 2022-2023

  1. SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN Môn: Hóa học 10 – THPT Thời gian: 45 phút( không kể thời gian phát đề). (đề có 2 trang) ĐỀ: Mã đề: 132 Họ, tên thí sinh: Lớp 10A ; Số báo danh: Phòng số: A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM). Câu 1: Cấu hình electron nào sau đây là của kim loại? A. 1s2 2s2 2p6. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3. C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4. D. 1s2 2s2 2p6 3s2. Câu 2: Hạt nhân nguyên tử nguyên tố X có điện tích +9,72.10–19 C. Số electron ở lớp vỏ nguyên tử nguyên tố X là (biết điện tích của e là -1,602.10−19 C) A. 5.B. 7. C. 6. D. 8. 5 7 9 11 12 Câu 3: Cho các nguyên tử: 2 X , 3 R , 4 Z , 5 M , 5T . Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là A. Z và T. B. M và T. C. X và Z. D. R và M. Câu 4: Kích thước của nguyên tử chủ yếu là A. kích thước của lớp vỏ electron. B. kích thước của hạt electron. C. kích thước của hạt proton. D. kích thước của hạt nhân. Câu 5: Nguyên tắc nào để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn sau đây là sai? A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử. B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. C. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. D. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột. Câu 6: Cấu hình electron của nguyên tử S (Z = 16) là A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3. C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4. Câu 7: Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của nó có cùng: A. Số electron B. Số electron hóa trị C. Số lớp eletron D. Số electron ở lớp ngoài cùng. Câu 8: Số electron tối đa trên phân lớp d là A. 2. B. 6. C. 10. D. 14. Câu 9: Sự phân bố electron vào các lớp và phân lớp căn cứ vào A. nguyên tử khối tăng dần. B. điện tích hạt nhân tăng dần. C. mức năng lượng electron. D. số khối tăng dần. 13 65 13 63 40 Câu 10: Cho các nguyên tử: 7 E , 29 X , 6Y , 29 Z , 20T . Các nguyên tử là đồng vị của nhau là A. E và X. B. Y và T. C. X và Z. D. E và Y. Câu 11: Trong nguyên tử, hạt nào không mang điện? A. Proton. B. Neutron. C. Proton và neutron. D. Electron. Câu 12: Lớp electron nào sau đây gần hạt nhân nhất? A. N. B. M. C. K. D. L. Câu 13: Trong các kí hiệu phân lớp sau, khí hiệu nào sai? A. 3d. B. 2p. C. 4f. D. 2d. Câu 14: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng A. số khối A. B. số proton và số neutron. C. số neutron. D. số proton. Câu 15: Dãy gồm các phân lớp electron đã bão hòa là A. s1, p3, d5, f7. B. s2, p6, d9, f10. C. s2, p6, d10, f14. D. s2, p3, d10, f14. Trang 1/2 - Mã đề thi 132
  2. 64 Câu 16: Nguyên tử Copper ( 29 Cu ) có số hiệu nguyên tử là A. 29. B. 64. C. 35. D. 93. Câu 17: Thành phần cấu tạo nên lớp vỏ nguyên tử là A. neutron. B. proton. C. proton và neutron. D. electron. Câu 18: Chu kì là dãy các nguyên tố có cùng: A. số lớp electron. B. số electron hóa trị. C. số proton. D. số điện tích hạt nhân. Câu 19: Tổng số electron trên các phân lớp s của nguyên tử là 7. Nguyên tử đó là A. 17Cl. B. 20Ca. C. 18Ar. D. 19K. 39 Câu 20: Số hạt không mang điện trong nguyên tử Potassium ( 19 K ) là A. 39. B. 20. C. 19. D. 38. Câu 21: Mỗi orbital nguyên tử chứa tối đa A. 1 electron. B. 2 electron. C. 3 electron. D. 4 electron. Câu 22: Nguyên tử fluorine có 9 proton, 9 electron và 10 neutron. Số khối của nguyên tử fluorine là A. 19. B. 9. C. 10. D. 28. Câu 23: Đồng vị là những nguyên tử có cùng A. số khối nhưng khác nhau số neutron. B. điện tích hạt nhân và số khối. C. số khối nhưng khác điện tích hạt nhân. D. số proton nhưng khác nhau số neutron. Câu 24: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là A. proton và neutron. B. electron và neutron. C. electron và proton. D. electron, proton và neutron. Câu 25: Cho cấu hình electron của Mn [Ar]3d54s2. Mn thuộc nguyên tố nào? A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố p. C. Nguyên tố d. D. Nguyên tố f. Câu 26: Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron ở phân lớp p là 5. Vị trí của nguyên tố A trong bảng tuần hoàn là: A. Nhóm VA, chu kì 3. B. Nhóm VIIA, chu kì 2. C. Nhóm VIIB, chu kì 2. D. Nhóm VIA, chu kì 3. Câu 27: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIIA, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là: A. 1s22s22p3. B. 1s22s22p63s23p1. C. 1s22s22p5. D. 1s22s22p63s23p3. Câu 28: Trong nguyên tử, theo mô hình hiện đại, electron chuyển động rất nhanh trong khu vực không gian xung quanh hạt nhân và A. theo quỹ đạo tròn. B. theo quỹ đạo bầu dục. C. không theo những quỹ đạo xác định. D. theo những quỹ đạo xác định. B. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM). Câu 29 (1 điểm). Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố 13Al, 17Cl. Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, từ đó cho biết chúng là kim loại, phi kim, hay khí hiếm? Vì sao? Câu 30 (1 điểm). Hợp kim chứa nguyên tố X nhẹ và bền, dùng chế tạo vỏ máy bay, tên lửa. Nguyên tố X còn được sử dụng trong xây dựng, ngành điện và đồ gia dụng. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (proton, electron, neutron) là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12. Xác định số hạt proton, electron, neutron trong X và viết kí hiệu nguyên tử của X. Câu 31 (0,5 điểm). Khi cho 0,5g một kim loại X thuộc nhóm IIA vào nước thấy sinh ra 280 ml khí H2 (đktc). Xác định tên kim loại X? Câu 32 (0,5 điểm). Trong tự nhiên, Copper có hai đồng vị bền là 63Cu và 65Cu, trong đó 65Cu chiếm 63 27,00 %. Tính phần trăm khối lượng của Cu trong CuCl2 ( biết Cl = 35,5). (Cho biết nguyên tử khối: Be=9; Mg=24; Ca=40; Sr=88; Ba=137; Al=27;Cl=35,5). HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 132