Đề kiểm tra cuối kỳ II năm học 2021-2022 môn Lịch sử Lớp 9 - Mã đề A - Sở Giáo dục và đào tạo Quảng Nam

docx 2 trang Phương Ly 05/07/2023 5060
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kỳ II năm học 2021-2022 môn Lịch sử Lớp 9 - Mã đề A - Sở Giáo dục và đào tạo Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ky_ii_nam_hoc_2021_2022_mon_lich_su_lop_9_m.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kỳ II năm học 2021-2022 môn Lịch sử Lớp 9 - Mã đề A - Sở Giáo dục và đào tạo Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2021-2022 QUẢNG NAM Môn: LỊCH SỬ – Lớp 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ A A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Hãy chọn ý đúng trong các câu sau: Câu 1: Trong những năm 1923 – 1925, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở những nước nào ? A. Pháp – Liên Xô. B. Pháp – Anh. C. Liên Xô – Anh. D. Liên Xô – Trung Quốc . Câu 2: Hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng trong thời kỳ 1936-1939 là A. bất hợp pháp, công khai. B. đấu tranh công khai. C. hợp pháp nửa hợp pháp, công khai nửa công khai. D. đấu tranh bí mật. Câu 3: Trước ngày 6/3/1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược gì? A. Hoà với Tưởng để đánh Pháp ở Nam Bộ. B. Hoà với Pháp để đuổi Tưởng ra khỏi miền Bắc. C. Hoà với Pháp và Tưởng để chuẩn bị lực lượng. D. Tập trung lực lượng đánh cả Pháp lẫn Tưởng. Câu 4: Trong Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám 1945, địa phương nào giành chính quyền cách mạng sớm nhất? A. Hà Nội. B. Sài Gòn. C. Quảng Nam. D. Huế. Câu 5: Tháng 9-1940, ở Đông Dương đã diễn ra sự kiện lịch sử gì ? A. Phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương. B. Nhật đầu hàng hoàn toàn quân Đồng minh. C. Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương. D. Pháp kí với Nhật Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương. Câu 6: Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức nào? A. Hội Liên hiệp thuộc địa. B. Đông Dương Cộng sản đảng. C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Câu 7: Hội nghị lần thứ 8 (5/1941) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định tạm gác khẩu hiệu nào? A. Thực hiện “Người cày có ruộng”. B. “Giảm tô, giảm tức chia lại ruộng công”. C. “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”. D. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”. Câu 8: Năm 1936, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập mặt trận gì? A. Mặt trận nhân dân Đông Dương. B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. C. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương. D. Mặt trận Dân chủ thống nhất Đông Dương. Câu 9: “ Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thì thắng lợi nhất định về dân tộc ta!” lời dẫn trên được nêu trong văn kiện lịch sử nào? A. Chỉ thị toàn dân kháng chiến. B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. C. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam. D. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi. Trang 1/2 – Mã đề A
  2. Câu 10: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lê nin với A. phong trào công nhân. B. phong trào công nhân và phong trào yêu nước. C. phong trào dân tộc, dân chủ. D. phong trào công nhân và phong trào nông dân. Câu 11: Sự kiện lịch sử nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)? A. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. B. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội. C. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng. D. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Câu 12: Trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975), nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút” bằng thắng lợi nào? A. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi). B. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968). C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972. D. Hiệp định Pa-ri được kí kết về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Câu 13: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta? A. Tranh thủ được điều kiện quốc tế thuận lợi. B. Đảng ta đã có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm từ 1930 – 1945. C. Nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn từ các nước tư bản phát triển. D. Truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân. Câu 14: Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là A. “Dùng người Việt đánh người Việt”. B. “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. C. đưa quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam. D. đưa quân Mĩ ào ạt vào miền Nam Việt Nam. Câu 15: Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) là A. làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ. B. tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. C. nguồn cổ vũ với phong trào cách mạng thế giới. D. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1: (2,5 điểm).Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954). Câu 2: (2,5 điểm). Hãy cho biết sự đúng đắn sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam trong việc đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam? Nội dung của chủ trương, kế hoạch đó là gì? HẾT ( Lưu ý: HS làm bài trên giấy thi, không được làm bài trên đề thi) Trang 2/2 – Mã đề A