Đề kiểm tra cuối kì II môn Hóa học 10 - Năm học 2021-2022 - Đề số 102 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì II môn Hóa học 10 - Năm học 2021-2022 - Đề số 102 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_hoa_hoc_10_nam_hoc_2021_2022_de_s.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì II môn Hóa học 10 - Năm học 2021-2022 - Đề số 102 (Có đáp án)
- SỞ GD & ĐT HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Trường THPT Ngọc Tảo Môn: HÓA HỌC Năm học: 2021 – 2022 Đề số: 102 Họ và tên: .Lớp: Câu 1: Chất khí màu xanh nhạt, có mùi đặc trưng là: A. Cl2. B. SO2. C. O3. D. H2S. Câu 2: Cách pha loãng H2SO4 đặc an toàn là: A. Rót nhanh axit vào nước và khuấy đều. B. Rót nhanh nước vào axit và khuấy đều. C. Rót từ từ nước vào axit và khuấy đều. D. Rót từ từ axit vào nước và khuấy đều. Câu 3: Một mẫu khí thải được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra? A. H2S. B. NO2. C. SO2. D. CO2. Câu 4: Trong công nghiệp người ta thường điều chế clo bằng cách : A. Điện phân nóng chảy NaCl. B. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. C. Cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl. D. Cho HCl đặc tác dụng với MnO2 ; đun nóng. Câu 5: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là: A. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác. B. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt. C. nồng độ, nhiệt độ và áp suất. D. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác. Câu 6: Trong nhiệt kế chứa thủy ngân rất độc. Khi nhiệt kế bị vỡ người ta thường dùng chất nào sau đây để thu hồi thủy ngân là tốt nhất? A. Cát. B. Lưu huỳnh. C. Than. D. Muối ăn. Câu 7: H2SO4 đặc, nguội không tác dụng được với tất cả các kim loại thuộc nhóm nào? A. Al, Mg, Fe. B. Fe, Al, Cr. C. Ag, Cu, Au. D. Ag, Cu, Fe. Câu 8: Khí X làm đục nước vôi trong và được dùng để làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy. Chất X là: A. CO2. B. SO2. C. NH3. D. O3. Câu 9: Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây? A. Tốc độ phản ứng. B. Cân bằng hoá học. C. Phản ứng một chiều. D. Phản ứng thuận nghịch. Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là: A. 8,96 lít. B. 4,48 lít. C. 17,92 lít. D. 11,20 lít. Câu 11: Khi nung nóng hỗn hợp bột gồm 9,6 gam lưu huỳnh và 22,4 gam sắt trong ống nghiệm kín, không chứa không khí, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được rắn Y. Thành phần của rắn Y là: A. Fe. B. Fe và FeS. C. FeS. D. S và FeS. Câu 12: Thực hiện 2 thí nghiệm theo hình vẽ sau. 10 ml dd H2SO4 0,1M 10 ml dd H2SO4 0,1M 10ml dd Na S O 0,1M 2 2 3 10ml dd Na S O 0,05M 2 2 3 Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Ở thí nghiệm nào có kết tủa xuất hiện trước? A. TN1 có kết tủa xuất hiện trước. B. TN2 có kết tủa xuất hiện trước. C. Kết tủa xuất hiện đồng thời. D. Không có kết tủa xuất hiện. Câu 13: Những phản ứng nào sau đây chứng minh tính oxi hóa của ozon mạnh hơn oxi? 푡표 (1) O3 + Ag → (2) O3 + KI + H2O → 푡표 푡표 (3) O3 + Fe → (4) O3 + CH4 → A. 1, 2. B. 2, 3. C. 2, 4. D. 3, 4. Câu 14: Cho 2,8 gam Fe kim loại tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được dung +6 dịch X và V lít SO2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất của S ). Giá trị của V là A. 2,24. B. 1,008. C. 1,12. D. 1,68.
- Câu 15: Cho cân bằng hóa học: H2 (k) + I2 (k) ⇇ 2HI (k); H > 0. Cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch khi: A. giảm áp suất chung của hệ. B. Tăng nồng độ HI. C. tăng nhiệt độ của hệ. D. tăng nồng độ H2. Câu 16: Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì thấy: A. tạo thành chất rắn màu đen. B. dung dịch chuyển thành màu nâu đen. C. không có hiện tượng gì xảy ra. D. dung dịch bị vẩn đục màu vàng Câu 17: Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ một chất là 0,024 mol/l. Sau 10 giây xảy ra phản ứng, nồng độ của chất đó là 0,022 mol/l. Tốc độ phản ứng trong trường hợp này là : A. 0,0003 mol/l.s. B. 0,00025 mol/l.s. C. 0,00015 mol/l.s. D. 0,0002 mol/l.s. Câu 18: Dung dịch H2S không phản ứng với chất hoặc dung dịch nào sau đây ở điều kiện thường? A. khí O2. B. dung dịch CuSO4. C. dung dịch FeSO4. D. khí Cl2. Câu 19: Hòa tan 3,38 gam oleum X vào nước thu được dung dịch Y. Trung hòa dung dịch Y cần 800 mL dung dịch KOH 0,1 M. Oleum có công thức: A. H2SO4. SO3. B. H2SO4.2SO3. C. H2SO4. 3SO3. D. H2SO4.4SO3. Câu 20: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Trộn dung dịch NaF với dung dịch AgNO3 (2) Cho O3 tác dụng với dung dịch KI. (3) Sục khí SO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong . (4) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4 (5) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2 (6) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S (7) Sục khí HCl vào dung dịch AgNO3 (8) Trộn 2 dung dịch BaCl2 và dung dịch CuSO4 Số thí nghiệm tạo ra chất rắn là: A. 3. B. 6. C. 4. D. 5 Câu 21: Hấp thụ hoàn toàn 0,16 mol SO2 vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05M được kết tủa X và dung dịch Y. Khi đó khối lượng dung dịch Y so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu sẽ là A. Tăng 5,44g. B. Giảm 5,44g. C. Tăng 7,04g. D. Giảm 7,04g. Câu 22: Có các dung dịch đựng riêng biệt: NaOH, NaCl, H2SO4, Na2SO4, Ba(OH)2. Chỉ được dùng thêm một dung dịch thì dùng dung dịch nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên? A. Dung dịch phenolphtalein B. Quỳ tím C. Dung dịch AgNO3 D. Dung dịch BaCl2 Câu 23: Hòa tan hết 8 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng dung dịch HCl, dư thu được dung dịch Y và thoát ra 4,48 lít khí H2 ở đktc. Cho dung dịch Y phản ứng với dung dịch KOH dư thu được kết tủa Z. Lọc bỏ dung dịch, lấy kết tủa Z đem ngoài trong bình kín không có không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn T. Giá trị của m là: A. 21 g. B. 12 g. C. 12,1 g. D. 11,2 g. Câu 24: Cho các phát biểu sau: (1) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng. (2) Cho 2 thanh kim loại Fe lần lượt vào dung dịch (1) và (2) chứa H2SO4 đặc nóng dư và H2SO4 loãng thu được 2 muối. (3) HCl chỉ thể hiện tính oxi hóa, không có tính khử. (4) Oxi có số oxi hóa –2 trong mọi hợp chất và khí O2 phản ứng được với hầu hết kim loại trừ Ag, Au, Pt. (5) Để làm khô các khí HCl, Cl2, O2, H2S và SO2 có thể dùng dung dịch H2SO4 đặc. - (6) Ozon có thể khử ion I thành I2. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là: A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 25: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 6,72 lít khí SO2 duy nhất (đktc) và 160 gam Fe2(SO4)3. Số mol H2SO4 đã tham gia phản ứng và khối lượng hỗn hợp ban đầu là: A. 1,4 và 22,4 B. 1,5 và 59,2 C 0,7 và 5,92 D. 1,5 và 27,2 HẾT
- BẢNG ĐÁP ÁN 1.C 2.D 3.A 4.B 5.C 6.B 7.B 8.B 9.A 10.A 11.B 12.A 13.A 14.D 15.B 16.D 17.D 18.C 19.C 20.D 21.A 22.B 23.D 24.D 25.B