Đề kiểm tra cuối kì 2 năm học 2022-2023 môn Hóa học Lớp 10 - Đề số 005 (Có đáp án)

docx 5 trang Phương Ly 06/07/2023 4700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì 2 năm học 2022-2023 môn Hóa học Lớp 10 - Đề số 005 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ki_2_nam_hoc_2022_2023_mon_hoa_hoc_lop_10_d.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì 2 năm học 2022-2023 môn Hóa học Lớp 10 - Đề số 005 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 005 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn thi: Hóa học - Lớp 10 Thời gian làm bài: 45 phút không tính thời gian phát đề Họ và tên học sinh: Lớp: . (Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H =1; F = 19; O =16; Na =23; N= 14; Cl=35,5; Ag =108; Br=80). I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Cho các yếu tố sau: (a) Nồng độ (b) Nhiệt độ (c) Chất xúc tác (d) Áp suất (e) Khối lượng chất rắn (f) Diện tích bề mặt chất rắn Số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là A. 3 B. 4 C. 5 D. 6. Câu 2. Amonia (NH3) là nguyên liệu sản xuất nitric acid và nhiều loại phân bón. Số oxi hóa của nitrogen trong amonia là A. 3.B. 0. C. +3. D. -3. Câu 3. Xét phản ứng điều chế H2 trong phòng thí nghiệm: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 Chất đóng vai trò chất khử trong phản ứng là A. H2.B. ZnCl 2.C. HCl. D. Zn. Câu 4. Tủ lạnh để bảo quản thức ăn là ứng dụng cho yếu tố ảnh hưởng tốc độ phản ứng nào? A. Nhiệt độ.B. Nồng độ.C. Chất xúc tác. D. Diện tích bề mặt tiếp xúc. Câu 5. Phản ứng tỏa nhiệt là gì? A. Là phản ứng giải phóng năng lượng dạng nhiệt. B. Là phản ứng hấp thụ năng lượng dạng nhiệt. C. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt. D. Là phản ứng giải phóng ion dưới dạng nhiệt Câu 6. Trong các quá trình sau, quá trình nào là quá trình thu nhiệt? A. Vôi sống tác dụng với nước.B. Đốt than đá. C. Đốt cháy cồn. D. Nung đá vôi. Câu 7. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với A. áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298K (25oC). B. áp suất 2 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298K (25oC). C. áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 2 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298K (25oC). D. áp suất 2 bar (đối với chất khí), nồng độ 2 mol L-1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298K (25oC). Câu 8. Kí hiệu của nhiệt tạo thành chuẩn là 표 표 표 표 A. ∆ H298.B. ∆ H . C. ∆ H273.D. ∆ H1. Câu 9. Phản ứng nào dưới đây xảy ra thuận lợi nhất? o A. 2CO(g) + O2 (9) → 2CO2 (g) ∆tH 298K = - 283 kJ o B. C (s) + H2O (g) → CO (g) + H2 (9) ∆tH 298K = + 131,25 kJ o C. H2 (g) + F2 (g) → 2HF (g) ∆tH 298K = - 546 kJ o D. H2 (9) + Cl2 (g) → 2HCI (g) ∆tH 298K = - 184,62 kJ
  2. 표 Câu 10. Cho phản ứng sau: CaCO3(s) →CaO(s) + CO2(g) có ∆ H298= 178,29 kJ. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Để tạo thành 1 mol CaO thì phản ứng giải phóng một lượng nhiệt là 178,29 kJ. B. Phản ứng là phản ứng tỏa nhiệt. C. Phản ứng diễn ra thuận lợi. D. Phản ứng diễn ra không thuận lợi. Câu 11. Tốc độ phản ứng là A. độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. B. độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian. C. độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian. D. độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. Câu 12. Phương án nào dưới đây mô tả đầy đủ nhất các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? A. Nồng độ, nhiệt độ, chất xúc tác, áp suất. B. Nồng độ, nhiệt độ, chất xúc tác. C. Nồng độ, nhiệt độ, chất xúc tác, áp suất, tốc độ khuấy trộn, diện tích bề mặt chất rắn. D. Nồng độ, nhiệt độ, chất xúc tác, áp suất, tốc độ khuấy trộn, khối lượng chất rắn. Câu 13. Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yếu tố nào đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng ? A. Nhiệt độ, áp suất.B. Diện tích tiếp xúc.C. Nồng độ.D. Xúc tác. Câu 14. Nhận định nào dưới đây là đúng? A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng. B. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng. C. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm. D. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Câu 15. So sánh tốc độ của 2 phản ứng sau? (thực hiện ở cùng nhiệt độ, khối lượng Zn sử dụng là như nhau). Zn (bột) + dung dịch CuSO4 1M (1) Zn (hạt) + dung dịch CuSO4 1M (2) Kết quả thu được là A. (1) nhanh hơn (2). B. (2) nhanh hơn (1). C. như nhau. D. ban đầu như nhau, sau đó (2) nhanh hơn(1). Câu 16. Cho phản ứng phân huỷ hydrogen peoxit trong dung dịch 2H2O2 2H2O + O2 Yếu tố KHÔNG ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là A. nồng độ H2O2. B. thời gian C. nhiệt độ. D. chất xúc tác MnO2. Câu 17. Cho Fe (hạt) phản ứng với dung dịch HCl 1M. Thay đổi các yếu tố sau. (1) Thêm vào hệ một lượng nhỏ dung dịch CuSO4. (2) Thêm dung dịch HCl 1M lên thể tích gấp đôi. (3) Nghiền nhỏ hạt sắt thành bột sắt. (4) Pha loãng dung dịch HCl bằng nước cất lên thể tích gấp đôi. Có bao nhiêu cách thay đổi tốc độ phản ứng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 18. Phản ứng trong thí nghiệm nào dưới đây có tốc độ lớn nhất? A. a gam Zn (hạt) + dung dịch HCl 0,2M ở 30°C; B. a gam Zn (bột) + dung dịch HCl 0,2M ở 30°C;
  3. C. a gam Zn (hạt) + dung dịch HCl 0,2M ở 40°C; D. a gam Zn (bột) + dung dịch HCl 0,2M ở 40°C. Câu 19. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VIIA là A. ns2np4. B. ns2np6. C. ns2np5. D. ns2np3. Câu 20. Tính oxi hóa của các halogen biến đổi theo dãy nào sau đây? A. Cl > Br > F > I. B. Br > Cl > F > I. C. I > Br > Cl > F. D. F > Cl > Br > I. Câu 21. Số oxi hóa của nguyên tố chlorine trong các chất NaClO là A. +1. B. -1. C. +3.D.+5. Câu 22. Ở điều kiện thường halogen nào sau đây tồn tại ở trạng thái rắn? A. I2. B. Cl2. C. Br2. D. F2. Câu 23. Không dùng bình thủy tinh để chứa dung dịch acid nào sau đây? A. HCl. B. HF. C. H2SO4. D. HNO3. Câu 24. Kim loại nào sau đây khi tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl 2 cho cùng loại muối chloride kim loại? A. Zn. B. Fe. C. Cu. D. Ag. Câu 25. Ở điều kiện thường, đơn chất chlorine có màu A. Lục nhạt. B. Vàng lục. C. Nâu đỏ. D. Tím đen. Câu 26. Chất nào đây được dùng để diệt trùng nước sinh hoạt? A. Cl2. B. Br2. C. O2. D. N2. Câu 27. Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl? A. NaNO3.B. Cu. C. Ag. D. NaOH. Câu 28. Thuốc thử thường dùng để nhận biết ion chloride là A. AgNO3. B. quỳ tím. C. Br2. D. hồ tinh bột. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 29. (0,5 điểm) Cân bằng các phản ứng sau đây theo phương pháp thăng bằng electron. Xác định chất khử, chất oxi hóa trong mỗi phương trình? a) C + HNO3  CO2 + NO + H2O b) Fe2O3 + CO → Fe + CO2 Câu 30. (1 điểm) Tiến hành ozone hóa 100 gam oxygen theo phản ứng sau: 3O2(g)  2O3(g) o Hỗn hợp thu được có chứa 24% ozone về khối lượng, tiêu tốn 71,2 kJ. Tính nhiệt tạo thành f H298 của ozone (kJ/mol) ? Câu 31: (0,5 điểm) Tại sao khi làm than để đun bếp người ta lại làm các lỗ rỗng (gọi là than tổ ong), hay khi cần đun bếp cho lửa cháy to thì chẻ nhỏ củi, trong khi cần cháy lâu, lửa nhỏ thì người ta lại dùng thanh củi lớn? Câu 31. (1,0 điểm) Cho 6 gam bromine (Br2) có lẫn tạp chất chlorine vào một dung dịch chứa 1,6 gam NaBr. Sau khi chlorine phản ứng hết, ta làm bay hơi hỗn hợp sau thí nghiệm và sấy khô chất rắn thu được. Khối lượng chất rắn sau khi sấy khô là 1,36 gam. Tính hàm lượng phần trăm của chlorine trong 6 gam bromine nói trên? Hết
  4. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn thi: Hóa học- Lớp10 PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án C D D A A D A A C D C C A A Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án A B C D C D A A B A B A D A * Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm. PHẦN TỰ LUẬN Câu hỏi Nội dung Điểm 0 5 4 2 (a) C H N O   C O N O H O 3 2 2 C.K C.OXH 4x N 5 + 1e  N 4 1x C  C 4 + 4e C + 4HNO3  4CO2 + NO + 2H2O Chất khử: C Câu 29 0,25 Chất oxi hóa: HNO3 (0,5 điểm) 3 2 (b) (1) Fe2 O CO  Fe CO 3 2 C.K C.OXH 1x 2Fe 3 + 2.3e  2Fe0 3x C 2  C 4 + 2e Chất khử: CO 0,25 Chất oxi hóa: Fe2O3 BTKL m = 100 gam m = 24 gam  n = 0,5 mol Câu 30 hh O3 O3 0,25 0 (1 điểm)  rH298 = 71,2.2/5 = 284,8 kJ 0,25 0 0 0 r H 298 = 2. f H 298 (O 3 ) 3. f H 298 (O 2 ) 0,25 0 0,25   f H 298 (O 3 ) = [284,8 3.0]/2 = 142,4 kJ/mol
  5. Phản ứng cháy của than và củi là phản ứng của chất rắn (than, củi) với 0,25 chất khí (oxi trong không khí) là phản ứng dị thể. Nên để tăng tốc độ phản Câu 31 ứng cần tăng diện tích bề mặt. Để tăng khả năng cháy của than và củi người (0,5 điểm) ta tăng diện tích bề mặt của than và củi, khi muốn thanh củi cháy chậm lại 0,25 người ta dùng thanh củi to để giảm diện tích bề mặt. Cl + 2NaBr (x)  2NaCl (x) + I 2 2 0,25 Br + Cl  NaBr 1,36 gam NaCl + NaBr + Br 2 2 1,6 gam 2 0,25 Câu 32  m  = 1,6 1,36 = 80x 35,5x = 0,24 x = 5,4.10 3 mol 0,25 (1,0 điểm) PTHH n = 2,7.10 3 mol m = 0,1917 gam  %Cl = 3,19% Cl2 Cl2 2 0,25 Hết