Đề kiểm tra cuối kì 1 Lớp 10 môn Hóa học (Mã đề 170) sách Cánh diều - Năm học 2022-2023
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì 1 Lớp 10 môn Hóa học (Mã đề 170) sách Cánh diều - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_ki_1_lop_10_mon_hoa_hoc_ma_de_170_sach_canh.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì 1 Lớp 10 môn Hóa học (Mã đề 170) sách Cánh diều - Năm học 2022-2023
- SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN MÔN: HÓA HỌC LỚP 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ: (Đề thi có 03 trang) Mã đề 170 Họ và tên học sinh: Số báo danh: Lớp A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Liên kết hóa học trong phân tử KCl là: A. Liên kết cộng hóa trị không cực. B. Liên kết cộng hóa trị có cực. C. Liên kết hiđro. D. Liên kết ion. Câu 2: Mỗi orbital nguyên tử chứa tối đa A. 1 electron. B. 2 electron. C. 3 electron. D. 4 electron. Câu 3: Mức độ ảnh hưởng của tương tác van der Waals so với liên kết hydrogen A. Cân bằng. B. Mạnh hơn. C. Không so sánh được. D. Yếu hơn. Câu 4: Công thức cấu tạo nào sau đây là công thức Lewis? A. B. C. D. Câu 5: Số liên kết π và liên kết σ trong phân tử C3H6 mạch hở là A. 2 và 5. B. 2 và 6. C. 1 và 7. D. 1 và 8. Câu 6: Trong phản ứng: Fe +2HCl → FeCl2 + H2. Fe đóng vai trò: A. Là chất khử. B. Vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá. C. Là chất oxi hoá. D. Không bị khử, không bị oxi hoá. Câu 7: Năng lượng liên kết (Eb) đặc trưng cho điều gì? A. Độ bền liên kết. B. Độ dài liên kết. C. Tính chất liên kết. D. Loại liên kết. Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng sau: C + HNO3→CO2 + NO2 + H2O Hệ số phương trình tương ứng là: A. 1; 4; 1; 4; 4. B. 1; 4; 1; 4; 2. C. 4; 1; 4; 1; 2. D. 3; 1; 4; 5; 2. Câu 9: Phương pháp thăng bằng electron dựa trên nguyên tắc A. Tổng số electron do chất oxi hoá cho bằng tổng số electron mà chất khử nhận. B. Tổng số electron do chất oxi hoá cho bằng tổng số electron chất bị khử nhận. C. Tổng số electron do chất khử cho bằng tổng số electron mà chất oxi hoá nhận. D. Tổng số electron do chất khử cho bằng tổng số electron mà chất bị oxi hoá nhận. Câu 10: Phát biểu nào sau đây luôn đúng? A. Số oxi hóa của oxi trong hợp chất luôn là -2. B. Số oxi hóa của oxi luôn là +1 trong tất cả các hợp chất. C. Tổng số oxi hóa các nguyên tử trong ion bằng không. D. Số oxi hóa của nguyên tố trong đơn chất bằng không. Câu 11: Tổng hệ số trong phản ứng sau: Zn + HNO3→ Zn(NO3)2 + NO + H2O là: A. 24. B. 22. C. 20. D. 26. Câu 12: Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết: A. cộng hoá trị có cực. B. Ion. C. cộng hoá trị không cực. D. hiđro. Câu 13: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng: A. số proton. B. số nơtron và proton. C. số khối. D. số nơtron. Câu 14: Sự xen phủ của hai obital theo cách xen phủ bên sẽ tạo nên liên kết nào? A. Liên kết tĩnh điện. B. Liên kết đơn. C. liên kết σ. D. Liên kết π. Trang 1/3 - Mã đề thi 170
- Câu 15: Ta có độ âm điện của C là 2,55; của H 2,20. Dựa vào hiệu độ âm điện em hãy cho biết phân tử CH4 có liên kết thuộc loại nào? A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hóa trị không cực. C. Liên kết cộng hóa trị có cực. D. Liên kết hydrogen. Câu 16: Nguyên tố X thuộc nhóm VIA, công thức oxit cao nhất của nguyên tố X là: A. X2O. B. XO2. C. XO. D. XO3. Câu 17: Trong phản ứng sau, phản ứng là phản ứng oxi hóa – khử là? A. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2+ 2H2O. B. ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O C. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3. D. Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O. Câu 18: Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử Oxygen (O) (Z = 8) theo quy tắc octet là: A. O + 6e ⟶O6−. B. O + 2e ⟶O2+. C. O + 2e ⟶O2−. D. O⟶O2++ 2e. 2- Câu 19: Số oxi hoá của Mn trong: Mn; MnCl2; MnO4 lần lượt là: A. +2; +3; +4. B. +3; +1; +7. C. 0; + 2; +6. D. 2; +2; -5. Câu 20: Trong phản ứng. 3Cu + 8HNO3 3Cu(NO3)2 + 2NO +4H2O. Số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa là: A. 8. B. 6. C. 4. D. 2. Câu 21: Dấu hiệu để nhân biết một phản ứng oxi hóa khử là: A. Có tạo ra chất khí. B. Có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố. C. Có sự thay đổi màu sắc của các chất. D. Có tạo ra chất kết tủa. Câu 22: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi: A. Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. B. Sự cho – nhận cặp electron hóa trị. C. Lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và electron tự do. D. Sự góp chung các electron độc thân. Câu 23: Cho phương trình 3SO2 + 2HNO3 + H2O 2NO + 3H2SO4. Tỉ lệ hệ số cân bằng giữa chất khử và chất oxi hóa là: A. 3:2. B. 2:3. C. 1:2. D. 1:4. Câu 24: Cho 2 nguyên tố X, Y thuộc cùng 1 nhóm và ở 2 chu kì liên tiếp, tổng số điện tích hạt nhân của X và Y là 32. Biết Zx < ZY. X là: A. Ca. B. Mg. C. Mn. D. Al. Câu 25: Nguyên tử của nguyên tố R có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 3e. Vậy số hiệu nguyên tử của nguyên tố R là: A. 13. B. 14. C. 15. D. 3. Câu 26: Trong bảng hệ thống tuần hoàn, số thứ tự của chu kỳ bằng A. số electron lớp ngoài cùng. B. số lớp electron. C. số hiệu nguyên tử. D. số electron hoá trị. Câu 27: Trong 1 chu kì, đi từ trái sang phải, theo chiều Z tăng dần, bán kính nguyên tử: A. Tăng dần B. Giảm dần C. Không đổi D. Không xác định. Câu 28: Nguyên tố có Z = 18 thuộc loại: A. Phi kim. B. Á kim. C. Khí hiếm. D. Kim loại. B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 29 (1 điểm): Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố X là 16. Số khối của nguyên tử X là 11. Xác định số proton, neutron, electron nguyên tử của X và viết kí hiệu nguyên tử X? Câu 30 (1 điểm): Thiết lập phương trình phản ứng oxi hóa - khử sau theo phương pháp thăng bằng electron và cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O Câu 31 (0,5 điểm): Điều gì đã khiến H2O có nhiệt độ sôi cao hơn H2S? Giải thích? Trang 2/3 - Mã đề thi 170
- Câu 32 (0,5 điểm): Để m gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được 11,8g hỗn hợp các chất rắn Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp đó bằng dung dịch HNO 3 loãng thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc). Tính giá trị của m? Cho khối lượng mol của: H = 1; N = 14; O = 16; Fe = 56. Độ âm điện của: H = 2,2; O = 3,44; S = 2,58. Số hiệu nguyên tử của: Mg = 12; Al = 13; Ca = 20; Mn = 24. HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 170