Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Vật lý 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 103 (Có đáp án)

docx 3 trang hatrang 25/08/2022 6220
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Vật lý 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 103 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_8_nam_hoc_2021_2022_de.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Vật lý 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 103 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD-ĐT VĨNH LINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS CỬA TÙNG NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: Vật lý 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi có 03 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: Số báo danh: Mã đề 103 I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 1. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Khối lượng B. Khối lượng và vận tốc của vật C. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất D. Trọng lượng riêng Câu 2. Điều nào sau đây đúng khi nói về cơ năng? A. Cơ năng phụ thuộc vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn. B. Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. C. Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. D. Các câu A,B,C đều đúng. Câu 3. Con ngựa kéo xe chuyển động đều với vận tốc 2,5m/s. Lực kéo là 200N. Công suất của ngựa có thể nhận giá trị nào sau? A. p = 1500W B. p = 500W C. p= 1000W D. p = 250W Câu 4. Xe đạp chạy lên dốc có cơ năng ở dạng nào? A. Thế năng hấp dẫn và động năng. B. Không có động năng. C. Không có cơ năng. D. Thế năng đàn hồi. Câu 5. Khi một chiếc cung đã được giương lên, cơ năng của nó ở dạng A. thế năng đàn hồi và động năng B. động năng C. thế năng đàn hồi D. động năng và thế năng hấp dẫn Câu 6. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Khối lượng. B. Khối lượng và chất làm vật. C. Độ biến dạng của vật đàn hồi. D. Vận tốc của vật. Câu 7. Câu nào sau đây nói về công cơ học là đúng? A. Cứ có lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển dời là có công cơ học. B. Cứ có chuyển động là có công cơ học. C. Cứ có lực tác dụng là có công cơ học. D. Công cơ học là một dạng năng lượng. Câu 8. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công suất? A. Jun trên giây (J/s) B. Oát (W) C. Kilô oát (kW) D. Cả ba đơn vị trên Câu 9. Ở tại vị trí nào hòn bi có thế năng lớn nhất? A. Tại môt vị trí khác B. Tại A C. Tại B D. Tại C Câu 10. Để kéo một vật có khối lượng 80kg lên cao 10m, người ta dùng 1 máy kéo có công suất 1750W và hiệu suất 80%. Tính thời gian máy thực hiện việc trên. A. t = 5,8s B. t = 5,9s C. t = 5,7s D. t = 5,85s Mã đề 103 Trang 1/3
  2. Câu 11. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng? A. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật cũng tăng. B. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng tăng. C. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật cũng tăng. D. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì thể tích của vật cũng tăng. Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo của các chất? A. Giữa các phân tử, nguyên tử luôn có khoảng cách. B. Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng. C. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử, nguyên tử. D. Các phát biểu nêu ra đều đúng. Câu 13. Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn trong một chất khí khi A. giảm nhiệt độ của khối khí. B. cho khối khí dãn nở. C. tăng nhiệt độ của khối khí. D. tăng độ chênh lệch nhiệt độ trong khối khí. Câu 14. Chọn phát biểu sai? A. Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách. B. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất. C. Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử. D. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại. Câu 15. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp? A. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài. B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại. C. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại. D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài. Câu 16. Động năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Khối lượng và chất. B. Vận tốc. C. Khối lượng. D. Khối lượng và vật tốc của vật. Câu 17. Trộn lẫn một lượng rượu có thể tích V1 và khối lượng m1 vào một lượng nước có thể tích V2 và khối lượng m2 . Kết luận nào sau đây là đúng? A. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V > V1 + V2 B. Khối lượng hỗn hợp (rượu + nước) là m < m1 + m2 C. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V < V1 + V2 D. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V = V1 + V2 Câu 18. Dùng mặt phẳng nghiêng để đưa vật có trọng lượng 1440N lên cao 5m bằng một lực kéo 900N. Biết chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 10m. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng? A. H = 80% B. H = 70% C. H = 60% D. Một giá trị khác Câu 19. Điều nào sau đây đúng khi nói về công suất? A. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. B. Công suất được xác định bằng công thực hiện khi vật dịch chuyển được 1 mét C. Công suất được xác định bằng công thức p = A . t D. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 giây Câu 20. Đổ 100cm3 rượu vào 100cm3 nước, thể tích hỗn hợp rượu và nước thu được có thể nhận giá trị nào sau đây? A. 100cm3. B. Lớn hơn 200cm3 C. 200cm3 D. Nhỏ hơn 200cm3 Mã đề 103 Trang 2/3
  3. Câu 21. Trong các vật sau, vật nào không có động năng? A. Hòn bi lăn trên sàn nhà B. Viên đạn đang bay C. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn D. Máy bay đang bay Câu 22. Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Câu giải thích nào sau đây là đúng? A. Vì khuấy nhiều nước và đường cùng nóng lên. B. Vì khi bỏ đường vào và khuấy lên thể tích nước trong cốc tăng. C. Một cách giải thích khác. D. Vì khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước. Câu 23. Một quả dừa có trọng lượng 20N rơi từ trên cây xuống mặt đất, công của trọng lực tác dụng lên nó là 200J. Vậy quả dừa rơi từ trên cây cách mặt đất khoảng cách bao nhiêu? A. 125 m. B. 8 m. C. 10 m. D. 5000 cm. Câu 24. Ở tại vị trí nào hòn bi có động năng lớn nhất? A. Tại C B. Tại B C. Tại A D. Tại một vị trí Khác. Câu 25. Một máy bay trực thăng khi cất cánh, động cơ tạo ra một lực phát động 10500N, sau 90 giây máy bay đạt độ cao 850m. Công suất của động cơ máy bay có thể nhận giá trị nào sau. A. p = 991666,67W B. p = 9916,67W C. p = 99166,67W D. Một giá trị khác Câu 26. Trường hợp nào sau đây không có cơ năng? A. Lò xo bị nén. B. Chiếc lá đang rơi. C. Thác nước đang chảy. D. Viên gạch nằm trên mặt đất. Câu 27. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công? A. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi. B. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công. C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. D. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công, trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi. Câu 28. Một con ngựa kéo một xe với lực không đổi là 80N và đi được 4,5 km trong nửa giờ. Công và công suất trung bình của con ngựa có thể nhận giá trị nào sau? A. A = 360000 J; p = 200W B. A = 360000 J; p = 2000W C. A = 3600000 J; p = 2000W D. A = 36000J; p= 20W II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm). Nhiệt dung riêng của thép là 460J/kg.K con số đó cho ta biết gì? Hãy viết công thức tính nhiệt lượng? Câu 3 (2,0 điểm). Một ấm đồng có khối lượng 300g chứa 1 lít nước ở nhiệt độ ban đầu 250C. a/ Tính nhiệt lượng cần để đun sôi ấm nước? b/ Bỏ vào ấm nước sôi trên một vật bằng nhôm có khối lượng 1,5kg ở nhiệt độ ban đầu là 30 0C. Tính nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt? Chỉ có đồng, nước, nhôm truyền nhiệt cho nhau. Không mất nhiệt ra môi trường ngoài. Cho: cđồng= 380 J/kg.K, cnhôm= 880 J/kg.K, cnước= 4200 J/kg.K Lấy kết quả làm tròn 1 chữ số sau dấu phẩy (,). HẾT Mã đề 103 Trang 3/3