Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Mã đề 378 (Có đáp án)

doc 1 trang hatrang 5800
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Mã đề 378 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ki_i_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc_201.doc
  • docxđáp án.docx
  • docxma trận.docx
  • docxtu luan CT.docx
  • docxtu luan DB.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng học kì I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Mã đề 378 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS&THPT KPĂ KLƠNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I TỔ TOÁN - LÝ LỚP 8 - NĂM HỌC 2018-2019 Môn học: Vật lý ĐỀ DỰ BỊ Thời gian làm bài:45 phút, không kể thời gian phát đề; (12 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 378 Họ và tên thí sinh: Lớp: . Số báo danh: I. Phần trắc nghiệm(3 điểm -15 phút): Câu 1: Chuyển động cơ học là sự thay đổi A. khoảng cách của vật so với vật khác B. vị trí của vật so với vật khác C. hình dạng của vật so với vật khác D. phương chiều của vật. Câu 2: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc? A. kg/m3 B. km/h C. m/phút D. m/s Câu 3: Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố: A. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. C. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật. Câu 4: Công thức tính áp suất chất lỏng là: d h A. p B. p d.V C. p D. p d.h h d Câu 5: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại là vì: A. Khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi. B. Việc hút mạnh đã làm bẹp hộp. C. Áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng. D. Áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khi quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp. Câu 6: Trường hợp nào sau đây có áp suất khí quyển lớn nhất? A. Trên bãi biển. B. Tại đáy hầm mỏ. C. Tại chân núi. D. Tại đỉnh núi. Câu 7: Trong các cách làm dưới đây, cách nào làm tăng lực ma sát? A. Khi di chuyển vật năng, bên dưới đặt các con lăn B. Rắc cát trên đường ray xe lửa C. Tra dầu vào xích xe đạp D. Tăng thêm vòng bi ở ổ trục Câu 8: Công thức tính lực đẩy Acsimét là: A. FA= Pvật B. FA= D.V C. FA= d.V D. FA= d.h Câu 9: Vận tốc của ô tô là 36km/h, của người đi xe máy là 34.000m/h và của tàu hỏa là 14m/s. Sắp xếp độ lớn vận tốc của các phương tiện trên theo thứ tự từ bé đến lớn là A. ô tô – xe máy – tàu hỏa B. ô tô – tàu hỏa – xe máy. C. tàu hỏa – ô tô – xe máy. D. xe máy – ô tô – tàu hỏa Câu 10: Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì: A. để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất B. để tăng áp suất lên mặt đất C. để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất D. để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất Câu 11: Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố : A. Phương, chiều. B. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn. C. Điểm đặt, phương, chiều. D. Điểm đặt, phương, độ lớn. Câu 12: Muốn tăng áp suất thì: A. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực B. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ C. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ D. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. CBCT không giải thích gì thêm. Chữ kí CBCT 1: Chữ kí CBCT 2: Trang 1/1 – Mã đề thi 378