Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn Hóa học Lớp 10 - Đề 6 - Hoàng Viết Tiến

docx 4 trang Phương Ly 06/07/2023 4600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn Hóa học Lớp 10 - Đề 6 - Hoàng Viết Tiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_10_de_6_hoang_v.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn Hóa học Lớp 10 - Đề 6 - Hoàng Viết Tiến

  1. Thầy Hoàng Viết Tiến – Dạy Kèm Theo Nhóm - 0369.28.88.28 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT . MÔN HÓA HỌC Lớp 10 Ho, tên thí sinh: Lớp: SBD : Phòng: ĐỀ 6 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là A. dung dịch H2SO4 đậm đặc B. Na2SO3 khan C. CaO D. dung dịch NaOH đặc Câu 2: Vật dụng bằng kim loại đồng dễ bị phủ bởi lớp copper(II) oxide. Có thể sử dụng một số dung dịch thường có sẵn trong gia đình để tẩy rửa copper(II) oxide. Đó có thể là A. Dầu ăn. B. xăng. C. Giấm ăn. D. nước muối NaCl. Câu 3: Chất không dùng để làm khô khí hydrogen chloride: A. P2O5 B. NaOH rắn C. H2SO4 đậm đặc D. CaCl2 khan Câu 4: phản ứng dùng để điều chế khí hydrogen chloride trong phòng thí nghiệm hiện nay là to A. H2 + Cl2  2HCl B. CaF2 + H2SO4 đậm đặc  CaSO4 + 2HF C Cl2 + SO2 + 2H2O  2HCl + H2SO4 D. NaCl tinh thể + H2SO4 đậm đặc → NaHSO4 + HCl. Câu 5: Nhận định nào sau đây sai A. Khi tăng nhiệt độ, các hạt (phân tử, nguyên tử hoặc ion) sẽ chuyển động nhanh hơn, động năng cao hơn. Khi đó, số va chạm hiệu quả giữa các hạt tăng lên, dẫn đến tốc độ phản ứng tăng. B. Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff là tỉ số giữa tốc độ phản ứng tại nhiệt độ T và T+10 nên giá trị càng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến phản ứng càng mạnh. C.Ở 20 oC, tốc độ một phản ứng là 0,05 mol/(L.min). Ở 30oC, tốc độ phản ứng này là 0,15 mol/(L.min) thì hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của phản ứng bằng 3. D. Thực hiện hai phản ứng phân hủy H2O2; một phản ứng có xúc tác MnO2, một phản ứng không xúc tác. Phản ứng có xúc tác xảy ra chậm hơn Câu 6: Cho các phương trình phản ứng sau: Áp suất ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nào sau đây? A. (1) và (2) B. (1) và (3) C. (2) và (4) D. (3) và (4) Câu 7: Có mấy yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 1
  2. Thầy Hoàng Viết Tiến – Dạy Kèm Theo Nhóm - 0369.28.88.28 Câu 8: Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào xảy ra nhanh? A. Trung hòa acid - base B. Sắt bị gỉ. C. Tinh bột lên men rượu. D. Thức ăn bị ôi thiu. Câu 9: Trong phản ứng: Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Clo chỉ đóng vai trò chất oxi hóaB. Clo chỉ đóng vai trò chất khử C. Clo vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử D. Nước chỉ đóng vai trò chất khử Câu 10: Số oxi hóa của nguyên tố Clo trong hợp chất nào sau đây là cao nhất A. NaCl B. NaClO C. NaClO4 D. AlCl3 Câu 11: Trong một thí nghiệm khi Calcium phản ứng với nước ở nhiệt độ nước thay đổi từ 250C đến 490C . Phản ứng của Calcium với nước là A. Phản ứng thuận nghịch. B. Phản ứng phân huỷ. C. Phản ứng thu nhiệt. D. Phản ứng toả nhiệt Câu 12: Để xác định hàm lượng iron(II) sulfate qua phản ứng oxi hoá - khử với potassium permanganate: FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O . Thể tích (mL) dd KMnO4 0,03 M để phản ứng vừa đủ với 20 mL dd FeSO4 0,150M có giá trị thoả mãn là A. 40 B. 10 C. 60 D. 20. Câu 13: Nước Gia-ven có tính chất sát trùng và tẩy màu là do: A. nguyên tử Cl trong NaClO có số oxi hóa +1 thể hiện tính oxi hóa mạnh B. NaClO phân hủy ra oxi nguyên tử có tính oxi hóa mạnh C. NaClO phân hủy ra Cl2 có tính oxi hóa mạnh D. NaCl trong nước Gia-ven có tính tẩy màu và sát trùng Câu 14: dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh: A. HCl B. H2SO4 C. HNO3 D. HF Câu 15: đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ không có phản ứng: A. NaF B. NaBr C. NaI D. NaCl Câu 16: Cho kim loại M tác dụng với Cl 2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dd HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. M có thể là A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Fe. Câu 17: Cho phản ứng của các chất ở thể khí: X + Y → XY Biết tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với nồng độ các chất tham gia và phản ứng với số mũ là hệ số tỉ lượng của chất đó trong phương trình hóa học. Ở một nhiệt độ xác định, hằng số tốc độ của phản ứng này là 2,5.10-4 L/(mol.s). Nồng độ đầu của X và Y lần lượt là 0,02 M và 0,03 M. Tốc độ phản ứng tại thời điểm đã hết một nửa lượng X là A. 1,5 . 10-7(mol/(Ls)) B. 3 . 10-7(mol/(Ls)) C. 2,5 . 10-7(mol/(Ls)) D. 5 . 10-8(mol/(Ls)). 2
  3. Thầy Hoàng Viết Tiến – Dạy Kèm Theo Nhóm - 0369.28.88.28 Câu 18: Đồ thị biểu diễn đường cong động học của phản ứng giữa oxygen và hydrogen tạo thành nước, O2(g) + 2H2(g) → 2H2O(g). Đường cong nào của hydrogen? A. Đường cong số (1). B. Đường cong số (2). C. Đường cong số (3). D. Đường cong số (2) hoặc (3) đều đúng. Câu 19: Đơn vị của enthalpy tạo thành chuẩn ( Nhiệt tạo thành chuẩn) có thể là A. J. mol. B. kJ/mol C. kJ/ mol-1. D. kJ. Câu 20: Cho phản ứng hoá học sau: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O Tổng hệ số cân bằng (là số nguyên, tối giản) của các chất trong sản phẩm là: A. 34 B. 26 C. 58 D. 20. Câu 21: Cho các phương trình phản ứng sau: a. K2Cr2O7 + HCl KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O b. MnO2 + HCl MnCl2 + Cl2 + H2O c. Al + HCl AlCl3 + H2 d. Zn + HCl ZnCl2 + H2 Số phương trình phân tử HCl bị oxi hóa là A. 1. B. 4. C. 2 D. 3. Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị II không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (đktc). Kim loại M là A. Ca. B. Be. C. Cu. D. Mg Câu 23: Đổ dung dịch chứa 1g HBr vào dung dịch chứa 1g NaOH. Nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được, quỳ tím chuyển sang màu: A. đỏ B. không màu C. xanh D. tím Câu 24: Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với hỗn hợp gồm 0,1 mol NaF và 0,1 mol NaCl. Khối lượng kết tủa tạo thành là 3
  4. Thầy Hoàng Viết Tiến – Dạy Kèm Theo Nhóm - 0369.28.88.28 A. 10,8 gam. B. 27,05 gam. C. 14,35 gam D. 21,6 gam. Câu 25: Cho 40 gam hỗn hợp gold, silver, copper, iron, zinc tác dụng với O2 dư nung nóng thu được 46,4 gam hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X này tác dụng vừa đủ dung dịch HCl cần V lit dung dịch HCl 2M.Tính V. A 400 ml B. 200 ml C. 800 ml D. 100 ml Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lit khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ tương ứng là 4:1. Trung hòa dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối tạo ra là: A. 12,78 gam B. 14,62 gam C 18,46 gam D. 13,70 gam Câu 27. Cho phản ứng: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2 Lúc đầu nồng độ Br2 là 0,045 mol/L, sau 90 giây phản ứng nồng độ Br 2 là 0,036 mol/L. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian 90 giây tính theo Br2 là? A. 10-2; B. 10-3; C. 10-4 D. 10-5. Câu 28: Yếu tố nào sau đây làm tăng tốc độ phản ứng nhưng nó không bị biến đổi về lượng và chất sau phản ứng? A. Nhiệt độ; B. Nồng độ; C. Chất xúc tác; D. Diện tích bề mặt tiếp xúc. Câu 29. Tủ lạnh để bảo quản thức ăn là ứng dụng cho yếu tố ảnh hưởng tốc độ phản ứng nào? A. Nhiệt độ; B. Nồng độ; C. Chất xúc tác; D. Diện tích bề mặt tiếp xúc. Câu 30: Nhiệt phân 48,1gam hỗn hợp chất rắn X gồm KMnO4, MnO2, KCl một thời gian thu được 46,82 gam hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong V lít dung dịch HCl 1,6M đun nóng thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối có cùng nồng độ mol và 8,288 lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V là A 1,2. B 1,4. C 1,0. D 0,9 II. Tự Luận: Câu 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau ( ghi rõ điều kiện nếu có) KMnO4 Cl2 Br2 I2 HI AgI Câu 2: Hiện tượng nào dưới đây thể hiện ảnh hưởng của những yếu tố nào sau đây: Nhiệt độ, nồng độ, diện tích tiếp xúc, chất xúc tác, áp suất đến tốc độ phản ứng? a. Thanh củi được chẻ nhỏ hơn thì sẽ cháy nhanh hơn. b. Quạt gió vào bếp than để thanh cháy nhanh hơn c. Thức ăn lâu bị ôi thui hơn khi để trong tủ lạnh. d. Các enzyme làm thúc đẩy các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Câu 3: Hoà tan 7,8 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng, khối lượng dung dịch tăng 7,0 gam và thoát ra a gam khí hiđro. a. Tính thành phần phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X. b. Biết dung dịch HCl dùng dư 20% so với lượng phản ứng. Tính nồng độ phần trăm các chất tan trong dung dịch sau phản ứng. 4