Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn Hóa học Lớp 10 - Đề 1 - Hoàng Viết Tiến
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn Hóa học Lớp 10 - Đề 1 - Hoàng Viết Tiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_10_de_1_hoang_v.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết học kì II môn Hóa học Lớp 10 - Đề 1 - Hoàng Viết Tiến
- Thầy Hoàng Viết Tiến – Dạy Kèm Theo Nhóm - 0369.28.88.28 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT . MÔN HÓA HỌC Lớp 10 Ho, tên thí sinh: Lớp: SBD : Phòng: ĐỀ 1 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Liên kết trong phân tử nào sau đây có độ phân cực lớn nhất? A. H-F B. H-Cl. C. H-Br. D. H-I. Câu 2: Vật dụng bằng kim loại đồng dễ bị phủ bởi lớp copper(II) oxide, có thể sử dụng chất nào để tẩy rửa copper (II) oxide? A. Dung dịch H2SO4 đặc nóng B. Dung dịch HNO3 đặc nóng C. H2O D. Dung dịch HCl Câu 3: Trong nhóm halogen, từ F đến I, bán kính nguyên tử biến đổi theo chiều nào? A. Giảm dần B. Không đổi C. Tăng dần. D. Tuần hoàn Câu 5: Cho 7,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng vừa đủ với 5,6 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm Cl2 và O2 thu được 19,7 gam hỗn hợp Z gồm 4 chất. Phần trăm thể tích Cl2 trong hỗn hợp Y là A. 40% B. 60%. C. 50%. D. 70%. Câu 6. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt? A. Phản ứng tôi vôi B. Phản ứng đốt than và củi; C. Phản ứng phân hủy đá vôi D. Phản ứng đốt nhiên liệu. Câu 7: Hoàn thành phát biểu về tốc độ phản ứng sau: "Tốc độ phản ứng được xác định bởi độ biến thiên (1) của (2) trong một đơn vị (3) " A. (1) nồng độ, (2) một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thể tích. B (1) nồng độ, (2) một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thời gian. C. (1) thời gian, (2) một chất sản phẩm, (3) nồng độ. D. (1) thời gian, (2) các chất phản ứng, (3) thể tích Câu 8: Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí chlorine. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch H2SO4 loãng B. Dung dịch NaCl C. Dung dịch HCl D. Dung dịch NH3 . Câu 9: Hòa tan khí Cl2 vào dung dịch NaOH loãng, dư ở nhiệt độ phòng thu được dung dịch chứa các chất: A. NaCl, NaClO, Cl2 B. NaCl, NaClO, NaOH, H2O. C. NaCl, Cl2, NaOH D. NaCl, NaClO3, NaOH, H2O. Câu 10: Cho phản ứng: X(khí) + Y(khí) → Z(khí) + T(khí). Nếu tăng nồng độ chất Y lên 4 lần và nồng độ chất X giảm đi 2 lần thì tốc độ phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu lần? A. 2 B. 4 C. 8. D. 10 1
- Thầy Hoàng Viết Tiến – Dạy Kèm Theo Nhóm - 0369.28.88.28 Câu 11: Đồ thị dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nồng độ chất phản ứng. Từ đồ thị trên, ta thấy tốc độ phản ứng A. Giảm khi nồng độ của chất phản ứng tăng. B. Không phụ thuộc vào nồng độ của chất phản ứng. C. Tỉ lệ thuận với nồng độ của chất phản ứng D. Tỉ lệ nghịch với nồng độ của chất phản ứng. Câu 12: Cho một mẫu quỳ tím vào nước chlorine, người ta thấy A. Mẫu giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh. B. Lúc đầu mẫu giấy quỳ tím hoá đỏ, sau đó chuyển sang màu trắng. C. Mẫu giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ. D. Mẫu giấy quỳ tím không chuyển màu. Câu 13: Cho phản ứng: X → Y Tại thời điểm t1 nồng độ của chất X bằng C1, tại thời điểm t2 (với t2 > t1), nồng độ của chất X bằng C2. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên được tính theo biểu thức nào sau đây ? C1 ― C2 C2 ― C1 C1 ― C2 C1 ― C2 A. v = t1 ― t2 B. v = t2 ― t1 C. v = t2 ― t1 . D. v = ― t2 ― t1 Câu 14: Chia 22,0 gam hỗn hợp X gồm Mg, Na, Ca thành 2 phần bằng nhau : •Phần 1 cho tác dụng hết với O 2 thu được 15,8 gam hỗn hợp 3 oxit. •Phần 2 cho tác dụng vừa đủ V mL dung dịch HCl 0,5M thu được a mL khí H2 . Giá trị của V là A. 600 B. 300 C. 200 D. 150 Câu 15: Cho phản ứng A + 2B → C Cho biết nồng độ ban đầu của A là 0,8M, của B là 0,9M và hằng số tốc độ k = 0,3. Hãy tính tốc độ phản ứng khi nồng độ chất A giảm 0,2M. A. 0,025 B. 0,054 C. 0,045. D. 0,068 Câu 16: Hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3, Hòa tan hoàn toàn 44 gam X bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 85,25 gam muối. Mặt khác, nếu khử hoàn toàn 22 gam X bằng CO dư, cho hỗn hợp khí thu được sau phản ứng lội từ từ qua dung dịch Ba(OH)2 (dư) thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 76,755 B. 73,875. C. 147,750 D. 78,875 2
- Thầy Hoàng Viết Tiến – Dạy Kèm Theo Nhóm - 0369.28.88.28 Câu 17: Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với hydrochloric acid? A. Fe2O3, KMnO4, Cu, Fe, AgNO3. B. Fe, CuO, H2SO4, Ag, Mg(OH)2. C. KMnO4, Cu, Fe, H2SO4, Mg(OH)2. D. Fe2O3, KMnO4¸Fe, CuO, AgNO3. Câu 18: Cho phương trình phản ứng sau: N2(g) + O2 (g) → 2NO (g) Dựa vào năng lượng liên kết sau: liên kết N≡N với Eb = 945 kJ/mol, liên kết O=O với Eb = 498 kJ/mol, liên kết N=O với Eb = 607 kJ/mol. Nhận định nào sau đây là sai. o A.∆ rH 298 = 299KJ, phản ứng thu nhiệt. B. Để phản ứng xảy ra, cần cung cấp lượng nhiệt lớn 229 kJ/mol. C. Nitrogen chỉ phản ứng với oxygen khi ở nhiệt độ cao hoặc có tia lửa điện để tạo thành NO. o D.∆ rH 298 = -160 KJ, phản ứng tỏa nhiệt Câu 19: Cho phản ứng hóa học có dạng: A + B → C. Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi: a. Nồng độ A tăng 2 lần, giữ nguyên nồng độ B thì tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần. b. Nồng độ B tăng 2 lần, giữ nguyên nồng độ A thì tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần. c. Nồng độ của cả hai chất đều tăng lên 2 lần thì tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần. d. Nồng độ của chất này tăng lên 2 lần, nồng độ của chất kia giảm đi 2 lần thì tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần e. Tăng áp suất lên 2 lần đối với hỗn hợp phản ứng, coi đây là phản ứng của các chất khí thì tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần. Số nhận định đúng là A. 2 B. 5 C. 4. D. 3 Câu 20: Hãy chỉ ra câu phát biểu nào không chính xác? A. Trong tất cả các hợp chất, Fluorine chỉ có số oxi hoá là – 1. B. Trong tất cả các hợp chất, các halogen chỉ có số oxi hoá là – 1. C. Tính oxi hoá của các halogen giảm dần từ Fluorine đến Iodine. D. Trong hợp chất với hydrogen và kim loại, các halogen luôn thể hiện số oxi hoá là – 1. Câu 21: Tính chất sát trùng và tẩy màu của nước Javen (Gia-ven) là do nguyên nhân nào sau đây ? A. Do chất NaClO phân huỷ ra oxi nguyên tử có tính oxi hoá mạnh. B. Do chất NaClO phân huỷ ra Cl2 là chất oxi hoá mạnh. C. Do trong chất NaClO, nguyên tử Cl có số oxi hoá là +1, thể hiện tính oxi hoá mạnh. D. Do chất NaCl trong nước Javen (Gia-ven) có tính tẩy màu và sát trùng. Câu 22. Sunlfur tác dụng với acid sunlfuric đặc, nóng: S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử sunlfur bị khử : số nguyên tử sunlfur bị oxi hóa là: A. 1 : 2 B. 1 : 3 C. 3 : 1 D. 2 : 1 Câu 23: Số oxi hoá là một số đại số đặc trưng cho đại lượng nào sau đây của nguyên tử trong phân tử? A. Hoá trị. B. Điện tích C. Khối lượng. D. Số hiệu. 3
- Thầy Hoàng Viết Tiến – Dạy Kèm Theo Nhóm - 0369.28.88.28 Câu 24: Ở điều kiện chuẩn, cần phải cung cấp 26,48 kJ nhiệt lượng cho quá trình 0,5 mol H2(g) phản ứng với 0,5 mol I2(s) để thu được 1 mol HI (g). Như vậy, enthalpy tạo thành của hydrogen iodide (HI) là A. 26,48 kJ mol-1 B. –26,48 kJ mol-1. C. 13,24 kJ mol-1. D. –13,24 kJ mol-1. Câu 25: Cho phản ứng hóa học có dạng: A + B → C. Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi: Nồng độ của chất này tăng lên 2 lần, nồng độ của chất kia giảm đi 2 lần thì A. tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần. B. độ phản ứng tăng lên 4 lần. C. tốc độ phản ứng tăng lên 8 lần. D. tốc độ phản ứng không thay đổi Câu 26: Khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng là đúng với phản ứng có chất nào tham gia? A. Chất lỏng B. Chất rắn C. Chất khí D.Cả 3 đều đúng. Câu 27: Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây? A. đốt trong lò kín B. xếp củi chặt khít C. thổi hơi nước D. thổi không khí khô. Câu 28: Cho 31,84 gam hỗn hợp NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố halogen ở hai chu kì liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 57,34 gam kết tủa. Hai nguyên tố X ,Y là A. NaF và NaCl B. NaCl và NaBr C. NaBr và NaI. D. NaF và NaCl hoặc NaBr và NaI II. Tự Luận: Câu 1: Mỗi quá trình sau đây là ảnh hưởng của: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích tiếp xúc, chất xúc tác? a. Cho hai mẫu đá vôi (CaCO3) có cùng khối lượng: mẫu 1 dạng khối, mẫu 2 dạng bột mịn vào hai cốc đựng cùng thể tích dung dịch HCl (dư, cùng nồng độ, ở điều kiện thường). b. Quạt gió vào bếp than để thanh cháy nhanh hơn. c. Thức ăn lâu bị ôi thiêu hơn khi để trong tủ lạnh. d. Các enzyme làm thúc đẩy các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. e. Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang). Câu 2: Viết các phương trình phản ứng sau ( ghi rõ điều kiện nếu có) a. Cl2 + Fe b. HCl + MnO2 c. Cl2 + dung dịch NaOH ở điều kiện thường d. F2 + H2O e. Br2 + Al Câu 3: Cho 26, 6 gam hỗn hợp X gồm KCl, NaCl vào nước thành 500 gam dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3 thì thu được 57,4 gam kết tủa và dung dịch Z. a. Tính thành phần, phần trăm khối lượng các muối trong hỗn hợp X. b. Tính nồng độ phần trăm các muối tan trong dung dịch Z. 4