Đề cương tham khảo ôn tập kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Phòng Giáo dục và đào tạo Quận I
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương tham khảo ôn tập kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Phòng Giáo dục và đào tạo Quận I", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_cuong_tham_khao_on_tap_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop.docx
Nội dung text: Đề cương tham khảo ôn tập kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Phòng Giáo dục và đào tạo Quận I
- PHÒNG GD-ĐT QUẬN I BỘ MÔN SỬ ĐỀ CƯƠNG THAM KHẢO ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN LỊCH SỬ 6 – NH 2018-2019 I/ Các quốc gia cổ đại Nội dung Ở phương Đông Ở phương Tây Thời gian Cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III Đầu thiên niên kỉ I TCN. hình thành TCN. Ở trên lưu vực các dòng sông lớn như Trên các bán đảo Ban Căng ở I-ta-li-a, ở Địa điểm sông Nin ở Ai Cập, Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ đó có rất ít đồng bằng, chủ yếu là đất đồi, ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn khô và cứng, nhưng lại có nhiều hải cảng Độ, Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung tốt, thuận lợi cho buôn bán đường biển. Quốc. Đời sống + Ngành kinh tế chính là nông nghiệp. + Ngành kinh tế chính là thủ công nghiệp kinh tế Các tầng + 3 tầng lớp chính + 2 giai cấp chính lớp xã hội - Nông dân công xã là tầng lớp lao động, sản - Giai cấp chủ nô: gồm các chủ xưởng thủ xuất chính trong xã hội. công, thuyền buôn, trang trại , rất giàu và - Quý tộc là tầng lớp có nhiều của cải có thế lực về chính trị, sở hữu nhiều nô lệ. - Nô lệ là những người hầu hạ, phục dịch cho - Giai cấp nô lệ: là lực lượng lao động quý tộc chính trong xã hội, bị chủ nô bóc lột và đối xử rất tàn bạo. Tổ chức + Tổ chức bộ máy nhà nước do vua đứng + Tổ chức bộ máy nhà nước do giai cấp xã hội đầu chủ nô bầu ra ,làm vệc có thời hạn Giai cấp + Bộ máy hành chính từ Trung ương đến thống trị là chủ nô, nắm giữ mọi quyền địa phương: giúp việc cho vua, lo thu thuế, hành nhưng có sự phân quyền hơn so với xây dựng cung điện, đền tháp và chỉ huy phương Đông quân đội Những + Biết làm lịch và dùng lịch âm + Biết làm lịch và dùng lịch dương thành tựu + Sáng tạo chữ viết, gọi là chữ tượng hình + Sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c văn hóa + Toán học: phát minh ra phép đếm đến + Khoa học phát triển cao, đặt nền móng cho chính 10, các chữ số từ 1 đến 9 và số 0, tính được các ngành khoa học sau này. số Pi bằng 3,14 + Kiến trúc và điêu khắc với nhiều công trình + Kiến trúc: xây dựng các công trình kiến nổi tiếng như: đền Pác-tê-nông ở A-ten; đấu trúc đồ sộ như Kim tự tháp ở Ai Cập, thành trường Cô-li-đê ở Rô-ma, tượng Lực sĩ ném Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà đĩa, thần Vệ nữ ở Mi-lô II/Buổi đầu lịch sử nước ta 1. Đặc điểm của người tối cổ? - Sống theo bầy, săn bắt hái lượm, ngủ trong hang động đã biết chế tạo công cụ và phát minh ra lửa 2. Đặc điểm người tinh khôn?
- - Sống theo nhóm, gần gũi gọi là thị tộc, tư duy phát triển , sinh hoạt gần giống con người ngày nay 3. Đời sống kinh tế của người nguyên thủy nước ta có những chuyển biến như thế nào? - Công cụ sản xuất liên tục được cải tiến - Phát minh ra thuật luyện kim - Nghề nông trồng lúa nước ra đời 4. Nghề nông trồng lúa nước ra đời có ý nghĩa gì trong quá trình tiến hóa của con người? - Con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn - Cuộc sống ổn định về vật chất lẫn tinh thần 5. Đời sống xã hội của người nguyên thủy nước ta có những chuyển biến như thế nào? - Hình thành sự phân công lao động - Chế độ phụ hệ thay thế chế độ mẫu hệ - Có sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt III/ Thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc 1. Nhà nước văn lang ra đời trong điều kiện nào? - Do nảy sinh mâu thuẫn giữa người giàu người nghèo - Có nhu cầu giải quyết vấn đề thủy lợi - Nhu cầu giải quyết những xung đột giữa các bộ lạc 2. Đời sống vật chất của người Văn lang -Nước Văn Lang là một nước nông nghiệp, thóc lúa đã trở thành lương thực chính, ngoài ra còn trồng khoai, đậu, cà, bầu, bí, chuối, cam - Nghề trồng dâu, đánh cá, chăn nuôi gia súc và các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải, xây nhà, đóng thuyền đều được chuyên môn hóa. - Thức ăn chính của người Văn Lang là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá, biết làm mắm và dùng gừng làm gia vị. Họ ở nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền làm bằng gỗ, tre, nứa, lá. Làng, chạ thường gồm vài chục gia đình, sống ven đồi, ven sông, ven biển. Họ đi lại bằng thuyền. -Về trang phục, nam đóng khố mình trần, nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực, tóc cắt ngắn hoặc bỏ xõa, búi tó hoặc tết đuôi sam. Ngày lễ họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, đội mũ cắm lông chim hoặc bông lau. • Lưu ý : - Đề kiểm tra tự luận dựa vào các nội dung tham khảo ở trên (có kiểm tra kiến thức thực tiễn 20% -30% số điểm) - Có thay đổi các dạng câu hỏi CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
- PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN I BỘ MÔN LỊCH SỬ THAM KHẢO ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN LỊCH SỬ 7 – NH 2018-2019 I/ Xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây 1. Quá trình hình thành và phát triển xã hội phong kiến ở các nước phương Đông và phương Tây - P.Đông: hình thành sớm, phát triển chậm, mức độ tập quyền lớn - P.Tây: ra đời muộn, phát triển nhanh, lúc đầu quyền lực nhà vua hạn chế bởi lãnh địa, sau khi các quốc gia PK được thống nhất, quyền lực mới tập trung trong tay nhà vua 2. Trình bày những nét chính về cơ sở kinh tế - xã hội của chế độ phong kiến phương Đông và phương Tây ? - Cơ sở kinh tế chủ yếu của chế độ phong kiến là sản xuất nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công. Sản xuất nông nghiệp đóng kín ở các công xã nông thôn (phương Đông) hay các lãnh địa (phương Tây). - Tư liệu sản xuất, ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa hay địa chủ, giao cho nông dân hay nông nô sản xuất. - Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh (p. Đông), lãnh chúa phong kiến và nông nô (p.Tây). Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô bằng địa tô. - Riêng ở xã hội phong kiến phương Tây, từ thế kỉ XI, công thương nghiệp phát triển mạnh. I/ Nước Đại Việt thời Lý 1. Kinh tế: Nông nghiệp: Nhà nước có nhiều biện pháp quan tâm sản xuất nông nghiệp (lễ cày tịch điền, khuyến khích khai hoang, đào kênh mương, đắp đê phòng lụt, cấm giết hại trâu bò ), nhiều năm mùa màng bội thu. Thủ công nghiệp và xây dựng: nghề dệt, làm đồ gốm, xây dựng chùa chiền, cung điện, nhà cửa rất phát triển. Các nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc; làm giấy, đúc đồng, rèn sắt đều được mở rộng. Nhiều công trình nổi tiếng đã được các thợ thủ công dựng nên như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định). Thương nghiệp: việc mua bán trong nước và với nước ngoài được mở mang hơn trước. Cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) là nơi giao thương buôn bán với nước ngoài rất sầm uất. 2. Về xã hội: Vua quan là bộ phận chính trong giai cấp thống trị, một số quan lại, một số ít dân thường có nhiều ruộng cũng trở thành địa chủ. Thành phần chủ yếu trong xã hội là nông dân gắn bó với làng, xã; họ phải làm các nghĩa vụ với nhà nước và nộp tô cho địa chủ; một số đi khai hoang lập nghiệp ở nơi khác. Những người làm nghề thủ công sống rải rác ở các làng, xã phải nộp thuế và làm nghĩa vụ đối với nhà vua. Nô tì phục vụ trong cung điện, các nhà quan. 3. Về văn hóa, giáo dục: Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long, năm 1076, mở Quốc tử giám. Nhà nước rất quan tâm giáo dục, khoa cử. Văn học chữ Hán bước đầu phát triển. Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tô tượng, đúc chuông Ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian; kiến trúc, điêu khắc đều phát triển với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt; tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý, Việc xây dựng Văn Miếu, Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt. Những thành tựu về văn hóa - nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng của dân tộc - văn hóa Thăng Long.
- III/ Nước Đại Việt thời Trần 1. Khái quát những thành tựu của nhà Trần? - Tổ chức bộ máy quan lại và đơn vị hành chính chặt chẽ hơn thời Lý - Ban hành bộ luật mới là Quốc Triều hình luật - Quân đội tuyển theo chính sách “ngụ binh ư nông” - Đưa ra nhiều biện pháp tích cực để phục hồi và phát triển kinh tế - Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên – Mông thắng lợi - Tiếp tục phát huy những thành tựu văn hóa thời nhà Lý 2. Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Nguyên-Mông của nhân dân ta? Tinh thần đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu nhà Trần là hạt nhân lãnh đạo. Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt, nhà Trần rất quan tâm chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân. Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần, đặc biệt là của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi. 3. Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Nguyên-Mông của nhân dân ta? Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc. Thể hiện sức mạnh của dân tộc, góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược. • Lưu ý: - Đề kiểm tra tự luận dựa vào nội dung kiến thức ở trên, 20% -30% điểm cho câu hỏi thực tiễn - Chú ý các dạng thay đổi câu hỏi CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
- PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN I BỘ MÔN LỊCH SỬ THAM KHẢO ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I LỊCH SỬ 8 – NH 2018-2019 I/ CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN (Từ giữa thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX) 1. Nguyên nhân chung dẫn đến các cuộc Cách Mạng Tư Sản ở Tây Âu? - Yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh - Hai giai cấp mới: tư sản và vô sản hình thành - Giai cấp tư sản có thế lực kinh tế nhưng bị chế độ Phong kiến chèn ép, dẫn đến mâu thuẫn gay gắt với chế độ Phong kiến 2. Kết quả chung của các cuộc Cách mạng tư sản? - Nhìn chung CMTS đã xóa bỏ được các trở ngại ngăn cản chủ nghĩa tư bản phát triển, giai cấp tư sản được hưởng nhiều quyền lợi nhưng quyền lợi của nhân dân vẫn chưa được đáp ứng. 3. Đặc điểm nổi bật của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và giải thích. • Chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì: thực dân Anh sống dựa vào sự bóc lột hệ thống thuộc địa lớn nhất thế giới • Chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” vì: 2/3 số tư bản thuộc về 5 ngân hàng, phần lớn đầu tư ra nước ngoài . • Chủ nghĩa đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến” vì: Đức là nhà nước chuyên chế dưới sự thống trị của quí tộc địa chủ và tư sản độc quyền, Giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường, chia lại các khu vực ảnh hưởng trên thế giới. • Mĩ là xứ sở của “Các ông vua công nghiệp”vì: cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền khổng lồ ra đời, đứng đầu là những ông “vua” như “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ, “vua thép” Moóc-gan, “vua ô tô” Pho II/ CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 4. Ý nghĩa lịch sử của CM Tháng Mười 1917? + Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga. Lần đầu tiên, những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ xã hội mới - chế độ XHCN trên một đất nước rộng lớn. + Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. III/ CHÂU ÂU , NHẬT BẢN VÀ NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) 5. Châu Âu trong những năm 1929 -1939 - Năm 1929, cuộc khủng hoảng bùng nổ trong thế giới tư bản và kéo dài đến năm 1933 mới chấm dứt. - Một số nước như Anh, Pháp tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế- xã hội. Trong khi đó, các nước Đức, I-ta-li-a đã phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới. 6. Nhật bản trong những năm 1929-1939 Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 giáng đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật.Giới cầm quyền Nhật chủ trương quân sự hóa đất nước phát động chiến tranh xâm lược để thoát khỏi khủng hoảng.
- 7. Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939. Cuối tháng 10 - 1929, nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội. Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã đưa ra Chính sách mới. Chính sách mới bao gồm các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính và đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Các biện pháp của Chính sách mới đã góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế, đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng. IV/ PHONG TRÀO ĐỘC LẬP Ở CHÂU Á (1918 - 1939). 8. Những nét mới của PT độc lập ở ĐNA (1918-1939) - Phong trào diễn ra sôi nổi và liên tục ở nhiều nước - Giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo đấu tranh - Nhiều nước đã thành lập Đảng Cộng sản - Phong trào dân chủ tư sản tiến bộ rõ rệt, nhiều chính đảng có tổ chức cũng xuất hiện V/ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945) 9. Nguyên nhân bùng nổ và kết cục chiến tranh thế giới hai (1939-1945)? - Nguyên nhân: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929– 1933, những mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh gay gắt giữa các nước đế quốc Giữa các nước đế quốc hình thành hai khối đối địch nhau. Khối Đồng minh( Anh – Pháp – Mĩ) và khối phát xít (Đức – Italia – Nhật) - Kết cục : Chủ nghĩa phát xít Đức,Italia, Nhật bản sụp đổ hoàn toàn.Nhân loại hứng chịu hậu quả thảm khốc của chiến tranh Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất ,khốc liệt nhất, bị tàn phá nặng nề nhất (60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại vật chất khổng lồ) Tình hình thế giới thay đổi về căn bản VI/SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC - KĨ THUẬT VÀ VĂN HÓA THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX 10. Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX. + Bước vào thế kỉ XX, sau cuộc cách mạng công nghiệp, nhân loại tiếp tục đạt được những thành tựu rực rỡ về khoa học - kĩ thuật. + Các ngành khoa học cơ bản như Hóa học, Sinh học, các khoa học về Trái Đất đều đạt được những tiến bộ phi thường, nhất là về Vật lí học với sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là thuyết tương đối có ảnh hưởng lớn của nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh. + Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã được sử dụng như điện tín, điện thoại, rađa, hàng không, điện ảnh Nhờ đó, cuộc sống vật chất và tinh thần của con người đã được nâng cao rõ rệt. + Bên cạnh đó, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật cũng tồn tại những mặt trái của nó như: những thành tựu khoa học - kĩ thuật lại được sử dụng để sản xuất những vũ khí giết người hàng loạt. • Lưu ý: Đề kiểm tra tư luận theo kiến thức tham khảo trên (kiến thức thực tiễn 20%-30% điểm, chú ý các dạng câu hỏi) CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
- PHÒNG GIÁO DỤC ĐT QUẬN I BỘ MÔN LỊCH SỬ ĐỀ CƯƠNG THAM KHẢO KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN LỊCH SỬ 9 - NH 2018-2019 I/ MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY 1. Tình hình kinh tế nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. + Sau CTTG II, Mĩ vươn lên thành nước TB giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống TBCN. Trong những năm 1945- 1950, Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới (56,4%), 3/4 trữ lượng vàng thế giới, là chủ nợ duy nhất. Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử. - Nguyên nhân: Không bị chiến tranh tàn phá, giàu tài nguyên, thừa hưởng các thành quả khoa học kĩ thuật thế giới, thu lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí cho các nước 2. Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh: - Nhằm mưu đồ thống trị thế giới, Mĩ đề ra “Chiến lược toàn cầu” với mục tiêu chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đàn áp phong trào công nhân và dân chủ,tiến hành viện trợ, khống chế các nước, thành lập các khối quân sự gây chiến tranh xâm lược, 3. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh + Là nước bại trận, bị tàn phá nặng nề, xuất hiện nhiều khó khăn lớn + Dưới chế độ chiếm đóng của Mĩ, nhiều cuộc cải cách dân chủ đã được tiến hành như: ban hành Hiến pháp mới (1946), cải cách ruộng đất, xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh, ban hành các quyền tự do dân chủ (Luật Công đoàn, nam nữ bình đẳng ). Những cải cách ấy đã trở thành nhân tố quan trọng giúp NB phát triển mạnh mẽ sau này. 4. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh: + Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh mẽ, được coi là “sự phát triển thần kì” Cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính trên thế giới. + Những nguyên nhân chính của sự phát triển đó là do: truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc; con người NB được đào tạo chu đáo và có ý chí vươn lên; sự quản lí có hiệu quả các của các xí nghiệp, công ti; vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển kinh tế của Chính phủ 5. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh: + Về đối ngoại, sau chiến tranh, Nhật Bản thi hành 1 chính sách lệ thuộc vào Mĩ, Bên cạnh đó là chính sách mềm mỏng về chính trị và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, đang nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị cho tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế. 6. Tình hình kinh tế – chính trị Tây Âu sau chiến tranh + Về kinh tế: Để khôi phục nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề, các nước Tây Âu đã nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “Kế hoạch Mác-san” Kinh tế được phục hồi, nhưng các nước này ngày càng lệ thuộc vào Mĩ. + Về đối ngoại: Nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa. Tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. 7. Sự liên kết khu vực Tây Âu: + Sau chiến tranh, ở Tây Âu xu hướng liên kết khu vực ngày càng nổi bật và phát triển: - Tháng 4/1951, “Cộng đồng than, thép châu Âu” được thành lập, gồm 6 nước: Pháp, Đức, I- ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua. - Tháng 3/1957, “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC) được thành lập, gồm 6 nước trên. Họ chủ trương xóa bỏ dần hàng rào thuế quan, tự do lưu thông hàng hóa, tư bản và công nhân giữa 6 nước. - Tháng 7/1967, “Cộng đồng châu Âu” (EC) ra đời trên cơ sở sáp nhập 3 cộng đồng trên. - Sau 10 năm chuẩn bị, tháng 12/1991, các nước EC họp Hội nghị cấp cao tại Ma-a-xtơ-rích (Hà Lan), Cộng đồng châu Âu (EC) đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) và từ 1/1/1999, đồng tiền chung châu Âu (EURO) ra đời.
- + Tới nay, Liên minh châu Âu là 1 liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất với 27 nước thành viên.(2007) II/ QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY 1. Sự hình thành trật tự thế giới mới: - Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên thủ của ba cường quốc là Liên Xô, Anh, Mĩ đã có cuộc gặp gỡ tại I-an-ta từ 4 đến 11-2-1945. Hội nghị thông qua quyết định quan trọng về khu vực ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ. - Trật tự 2 cực I-an-ta được hình thành do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực. 2. Liên hợp quốc: (tháng 10 - 1945) - Nhiệm vụ: Duy trì hòa bình an ninh thế giới, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các nước. - Vai trò: Giúp đỡ các nước phát triển nền kinh tế, xã hội; giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới, đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. * Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc từ tháng 9 - 1977 và là thành viên thứ 149. 3. Tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh + Sau Chiến tranh lạnh. Nhiều xu hướng mới đã xuất hiện như: - Xu hướng hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. - Một trật tự thế giới mới đang hình thành và ngày càng theo chiều hướng đa cực, đa trung tâm. - Các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế, lấy kinh tế làm trọng điểm. - Nhưng ở nhiều khu vực (như châu Phi, Trung Á, ) lại xảy ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiêm trọng + Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển. III/ CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY 1. Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học - kĩ thuật. - Những phát minh to lớn trong lĩnh vực khoa học cơ bản như Toán học, Vật lí, Hóa học và Sinh học (cừu đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính, bản đồ gen người, ). - Những phát minh lớn về công cụ sản xuất mới như: máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động, - Tìm ra những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú như: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, - Sáng chế ra những vật liệu mới như: pôlime (chất dẻo), những vật liệu siêu bền, siêu nhẹ, siêu dẫn, siêu cứng, - Tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp. - Những tiến bộ thần kì trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc (máy bay siêu thanh, tàu siêu tốc, mạng In-ter-net, ). - Những thành tựu kì diệu trong lĩnh vực du hành vũ trụ. 2. Ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật. + Ý nghĩa, tác động tích cực: - Cho phép thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. - Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. + Hậu quả tiêu cực (chủ yếu do con người tạo ra): - Chế tạo ra các loại vũ khí hủy diệt; khai thác cạn kiệt tài nguyên, hủy diệt và làm ô nhiễm môi trường sinh thái; những tai nạn lao động và giao thông; các loại dịch, bệnh mới, Trong đó hậu quả tiêu cực lớn nhất là cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, sinh thái. • Lưu ý: - Đề kiểm tra tư luận theo kiến thức tham khảo trên (kiến thức thực tiễn 20%-30% số điểm , chú ý các dạng câu hỏi) CHÚC CÁC EM HỌC TỐT