Đề cương ôn tập môn Công nghệ Lớp 10 học kì I

docx 7 trang Tài Hòa 17/05/2024 1600
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Công nghệ Lớp 10 học kì I", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_cong_nghe_lop_10_hoc_ki_i.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Công nghệ Lớp 10 học kì I

  1. TÀI LIỆU ÔN TẬP CÔNG NGHỆ 10 HKI A. TRẮC NGHIỆM Bài 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG Câu 1. Khái niệm về nhà khoa học A. Là người làm công tác nghiên cứu khoa học với các phương pháp nghiên cứu khác nhau trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, phục vụ cho mọi mặt đời sống của con người. B. Là hệ thống tri thức về mọi quy luật và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy. C. Ba gồm các lĩnh vực Vật lí, Hóa học, Sinh học, Thiên văn học và Khoa học Trái Đất. D. Là việc ứng dụng các nguyên lí khoa hoc vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc, thiết bị, công trình, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất. Câu 2. Khái niệm về kĩ thuật A. Là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy. B. Là việc ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc, thiết bị, công trình, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất. C. Là các giải pháp để ứng dụng các phát minh khoa học vào mục đích thực tế, đặc biệt trong công nghiệp D. Cả 3 đáp án trên Câu 3. Khái niệm về công nghệ A. Là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy. B. Là các giải pháp để ứng dụng các phát minh khoa học vào mục đích thực tế, đặc biệt trong công nghiệp C. Là ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc, thiết bị, công trình, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất. D. Cả 3 đáp án trên Câu 4. Quan hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ thể hiện ở đặc điểm nào? A. Khoa học là cơ sở của kĩ thuật. B. Kĩ thuật tạo ra công nghệ mới, dựa trên công nghệ hiện có. C. Công nghệ thúc đẩy khoa học. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 5. Đâu là đặc điểm mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội? A. Công nghệ ảnh hưởng tới tự nhiên như làm thay đổi môi trường, khí hậu B. Tự nhiên cũng làm công nghệ phát triển khi sử dụng các công nghệ sạch, an toàn. C. Công nghệ giúp tạo ra các sản phẩm để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người và xã hội. Ngược lại, nhu cầu ngày càng tăng của con người và xã hội lại thúc đẩy công nghệ phát triển. D. Cả 3 đáp án trên. BÀI 2: HỆ THỐNG KĨ THUẬT Em hãy quan sát hình và cho biết (câu 1, 2): Câu 6. Bộ phận đầu vào của hệ thống kĩ thuật cảnh báo báo cháy gồm những gì? A. Đầu báo khói, đầu báo nhiệt, nút ấn báo cháy. B. Tủ trung tâm báo cháy. C. Chuông báo cháy, còi kết hợp đèn chớp, đèn báo vị trí. D. Cả 3 ý trên. Câu 7. Phần tử xử lí và điều khiển: A. Là nơi tiếp nhận các thông tin của hệ thống kĩ thuật B. Là nơi xử lí thông tin từ phần tử đầu vào và đưa ra tín hiệu điều khiển cho đầu ra.
  2. C. Là các cơ cấu chấp hành, nhận tín hiệu điều khiển để thực hiện nhiệm vụ của hệ thống kĩ thuật. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 8. Phần tử đầu ra: A. Là nơi tiếp nhận các thông tin của hệ thống kĩ thuật B. Là các cơ cấu chấp hành, nhận tín hiệu điều khiển để thực hiện nhiệm vụ của hệ thống kĩ thuật. C. Là nơi xử lí thông tin từ phần tử đầu vào và đưa ra tín hiệu điều khiển cho đầu ra. D. Cả 3 đáp án trên Câu 9. Đầu vào của bàn là là gì? A. Chuyển đổi điện năng thành nhiệt năng B. Điện năng C. Nhiệt năng D. Cả 3 đáp án trên Câu 10. Hệ thống kĩ thuật được chia làm mấy loại? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 11. Bộ phận xử lí của bàn là là gì? A. Điện năng B. Nhiệt năng C. Cơ năng D. Chuyển đổi điện năng thành nhiệt năng Câu 12. Cấu trúc hệ thống kĩ thuật mạch kín và mạch hở khác nhau ở điểm nào? A. Tín hiệu phản hồi B. Đầu vào C. Đầu ra D. Bộ phận xử lí Câu 13. Đây là cấu trúc hệ thống kĩ thuật mạch gì? A. Mạch kín B. Mạch hở C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 14. Đây là cấu trúc hệ thống kĩ thuật mạch gì? A. Mạch kín B. Mạch hở C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 15. Phần tử đầu vào có chức năng gì? A. Là nơi tiếp nhận các thông tin của hệ thống kĩ thuật B. Là các cơ cấu chấp hành thực hiện nhiệm vụ của hệ thống kĩ thuật. C. Là nơi xử lí thông tin từ phần tử đầu vào và đưa ra tín hiệu điều khiển cho đầu ra. D. Là các cơ cấu điều khiển để thực hiện nhiệm vụ của hệ thống kĩ thuật. Câu 16. Hệ thống kĩ thuật của điều hòa nhiệt độ có đầu vào là: A. Điện năng, nhiệt năng B. Điện năng, chế độ làm mátC. máy nén D. Nhiệt năng Câu 17. Thiết bị đầu ra khác của hệ thống báo cháy là: A. còi báo cháy, B. beam báo khói C. nút khẩn cấp. D. Đáp án khác. BÀI 3: CÔNG NGHỆ PHỔ BIẾN Câu 18. Truyền thông không dây có loại nào sau đây? A. Công nghệ wifi B. Công nghệ bluetooh C. Công nghệ mạng di động D. Cả 3 đáp án trên. Câu 19. Công nghệ nào sau đây không thuộc công nghệ gia công áp lực? A. Cán. B. Kéo. C. Dập D. Phay. Câu 20. Công nghệ nào sau đây không thuộc nhóm công nghệ trong lĩnh vực điện, điện tử? A. Điều khiển và tự động hóa. B. Điện – quang. C. Gia công cắt gọt bằng tia lửa điện. D. Mạng di động. Câu 21. Relay là ứng dụng của công nghệ nào? A. điện cơ. B điện quang. C. điều khiển và tự động hóa. D. truyền thông không dây. Câu 22. Theo dạng chuyển động đầu ra công nghệ biến đổi năng lượng điện cơ chia làm mấy loại? A. 2. B.3. C. 4. D. 5.
  3. BÀI 4: MỘT SỐ CÔNG NGHỆ MỚI 23. Công nghệ nano là: A. Công nghệ sử dụng phần mềm CAD để thiết kế chi tiết sau đó chuyển mô hình thiết kế đến phần mềm CAM để lập quy trình công nghệ gia công chi tiết, sau đó sử dụng máy điều khiển số CNC. B. Công nghệ phân tách mô hình 3D thành các lớp 2D xếp chồng lên nhau C. Công nghệ sản xuát năng lượng trên cơ sở chuyển hóa từ các nguồn năng lượng liên tục, vô hạn, ít tác động tiêu cực đến môi trường. D. Công nghệ phân tích, chế tạo và ứng dụng các vật liệu có cấu trúc nano Câu 24. Công nghệ CAD/CAM/CNC là: A. Công nghệ phân tích, chế tạo và ứng dụng các vật liệu có cấu trúc nano B. Công nghệ phân tách mô hình 3D thành các lớp 2D xếp chồng lên nhau C. Công nghệ sử dụng phần mềm CAD để thiết kế chi tiết sau đó chuyển mô hình thiết kế đến phần mềm CAM để lập quy trình công nghệ gia công chi tiết, sau đó sử dụng máy điều khiển số CNC. D. Công nghệ sản xuát năng lượng trên cơ sở chuyển hóa từ các nguồn năng lượng liên tục, vô hạn, ít tác động tiêu cực đến môi trường. Câu 25.Công nghệ in 3D là: A. Công nghệ phân tách mô hình 3D thành các lớp 2D xếp chồng lên nhau B. Công nghệ phân tích, chế tạo và ứng dụng các vật liệu có cấu trúc nano C. Công nghệ sử dụng phần mềm CAD để thiết kế chi tiết sau đó chuyển mô hình thiết kế đến phần mềm CAM để lập quy trình công nghệ gia công chi tiết, sau đó sử dụng máy điều khiển số CNC. D. Công nghệ sản xuát năng lượng trên cơ sở chuyển hóa từ các nguồn năng lượng liên tục, vô hạn, ít tác động tiêu cực đến môi trường. Câu 26. CAM trong công nghệ CAD/ CAM – CNC là gì ? A. Thiết kế có sự trợ giúp của máy tính B. điều khiển số bằng máy tính. C. sản xuất có trợ giúp của máy tính D. điều khiển số Câu 27. Công nghệ nào sau đây không phải là công nghệ mới A. Công nghệ lắp đặt điện tử- điện dân dụng B. Công nghệ vật liệu nano C. Công nghệ in 3D D. Công nghệ năng lượng tái tạo. Câu 28. Công nghệ nào sau đây không thuộc công nghệ mới? A. Tryền thông không dây B. CAD/CAM/CNC C. Năng lượng tái tạo. D. Internet vạn vật. Câu 29. Công nghệ nào sau đây thuộc nhóm công nghệ mới? A. Tryền thông không dây B. Điều khiển và tự động hóa C. Sản xuất điện năng. D. Năng lượng tái tạo. BÀI 5: ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ Câu 30. Mục đích của đánh giá công nghệ là gì? A. Nhận biết được mặt tích cực và tiêu cực của công nghệ. B. Lựa chọn thiết bị công nghệ phù hợp cho bản thân hoặc cho gia đình. C. Lựa chọn công nghệ phù hợp để áp dụng vào dự án khoa học kĩ thuật D. Cả 3 đáp án trên Câu 31. Tiêu chí về kinh tế của đánh giá công nghệ là? A. Đánh giá về năng suất công nghệ. B. Đánh giá về độ chính xác của công nghệ C. Đánh giá chi phí đầu tư D. Đánh giá sự tác động của công nghệ đến môi trường không Câu 32. Tiêu chí về môi trường của đánh giá công nghệ là? A. Đánh giá về năng suất công nghệ. B. Đánh giá về độ chính xác của công nghệ C. Đánh giá chi phí đầu tư D. Đánh giá sự tác động của công nghệ đến môi trường không khí Câu 33. Tiêu chí về hiệu quả của đánh giá công nghệ là? A. Đánh giá về năng suất công nghệ. B. Đánh giá về độ chính xác của công nghệ C. Đánh giá chi phí đầu tư D. Đánh giá sự tác động của công nghệ đến môi trường không khí Câu 34. Tiêu chí về độ tin cậy của đánh giá công nghệ là?
  4. A. Đánh giá về năng suất công nghệ. B. Đánh giá về độ chính xác của công nghệ C. Đánh giá chi phí đầu tư D. Đánh giá sự tác động của công nghệ đến môi trường không khí BÀI 6: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Câu 35. Thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là gì? A. Máy hơi nước của James Watt B. Máy dệt vải của linh mục Edmund C. Luyện thép của Henry Cort D. Cả 3 đáp án trên Câu 36. Thành tựu đạt được của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp nào? A. Ngành dệt may B. Ngành luyện kim C. Ngành giao thông D. Cả 3 đáp án trên Câu 37. Đặc trưng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là: A. Năng lượng điện và sản xuất hàng loạt B. Công nghệ thông tin và tự động hóa C. Động cơ hơi nước và cơ giới hóa D. Công nghệ số và trí tuệ nhân tạo Câu 38. Đặc trưng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là: A. Năng lượng điện và sản xuất hàng loạt B. Động cơ hơi nước và cơ giới hóa C. Công nghệ thông tin và tự động hóa D. Công nghệ số và trí tuệ nhân tạo Câu 39. Đặc trưng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là: A. Động cơ hơi nước và cơ giới hóa B. Công nghệ thông tin và tự động hóa C. Năng lượng điện và sản xuất hàng loạt D. Công nghệ số và trí tuệ nhân tạo Câu 40. Đặc trưng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là: A. Công nghệ thông tin và tự động hóa B. Công nghệ số và trí tuệ nhân tạo C. Động cơ hơi nước và cơ giới hóa D. Năng lượng điện và sản xuất hàng loạt Câu 41. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra khi nào? A. Cuối thể kỉ XVIII B. Đầu thế kỉ XVIII C. Giữa thế kỉ XVIII D. Không xác định Câu 42. Thời gian diễn ra cuộc cách mạng lần thứ ba là: A. Nửa cuối thế kỉ XVIII B. Những năm 70 của thế kỉ XX C. Nửa cuối thế kỉ XIX D. Những năm đầu thế kỉ XXI Câu 43. Thời gian diễn ra cuộc cách mạng lần thứ nhất là: A. Nửa cuối thế kỉ XVIII B. Nửa cuối thế kỉ XIX C. Những năm 70 của thế kỉ XX D. Những năm đầu thế kỉ XXI Câu 44. Năng lượng nào có vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng lần thứ 2? A. Năng lượng gió B. Năng lượng điện C. Năng lượng ánh sáng D. Đáp án khác Câu 19. Cho biết: Động cơ hơi nước do James Watt sáng chế vào năm nào? A. 1784 B. 1874 C. 1984 D. 1794 Câu 45. Đâu là vai trò của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất? A. Tăng năng suất lao động, tăng sản lượng hàng hóa B. Tăng sản lượng hàng hóa, thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp và đô thị hóa C. Chuyển phương thức sản xuất từ lao động thủ công sang sản xuất cơ khí D. Cả 3 đáp án trên Câu 46. Sự xuất hiện của yếu tố nào là đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3? A. máy tính B. công nghệ thông tin C. mạng truyền thông Internet. D. Cả 3 đáp án trên Câu 47. Cho biết: Máy dệt của Edmund Cartwrigh được phát minh vào thời gian nào? A. 1785 B. 1878 C. 1875 D. 1675 Câu 48. Máy kéo sợi được phát minh vào thời gian nào? A. 1785 B. 1765 C. 1764 D. 1758 Câu 49. Chiếc xe hơi đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ đốt trong do Karl Benz chế tạo vào năm A. 1884. B. 1885. C. 1886. D. 1887. Câu 50. Nhà máy điện đầu tiên trên thế giới khai trương vào năm A. 1882. B. 1883. C. 1884. D. 1885. BÀI 7: NGÀNH NGHỀ KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ Câu 51. Khái niệm nghề thuộc ngành cơ khí: A. Là nhóm ngành đào tạo tập trung vào việc áp dụng các nguyên lí của toán học và khoa học. B. Thiết kế, phát triển và đánh giá vận hành các hệ thống thiết bị cơ khí.
  5. C. Được sử dụng trong các hệ thống chế tạo và lắp ráp chuyên dụng. D. Cả 3 ý trên. Câu 52.Khái niệm nghề thuộc ngành điện, điện tử và viễn thông: A. Là nhóm ngành đào tạo tập trung vào việc áp dụng các nguyên lí của toán học và khoa học để thiết kế, phát triển và đánh giá vận hành hệ thống điện, điện tử và viễn thông. B. Là nhóm ngành đào tạo tập trung vào việc áp dụng các nguyên lí của toán học và khoa học để thiết kế, phát triển và đánh giá vận hành các hệ thống thiết bị cơ khí. C. Sử dụng trong các hệ thống chế tạo và lắp ráp chuyên dụng. D. Cả 3 ý trên. Câu 53. Người lao động thuộc ngành cơ khí là: A. Người trực tiếp tham gia thiết kế, lắp ráp, phân tích, đánh giá, vận hành, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, đề xuất sáng kiến, ý tưởng giải pháp cải tiến công nghệ, trang thiết bị máy móc, thuộc cơ khí. B. Người có khả năng thiết kế, xây dựng, vận hành, sử dụng, bảo trì hệ thống điện, điện tử và thiết bị viễn thông. C. Họ có thể tiếp cận, khai thác các sản phẩm, giải pháp kĩ thuật, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực điện, điện tử và viễn thông. D. Cả 3 ý trên. Câu 54. Người lao động thuộc ngành điện, điện tử và viễn thông là: A. Người có khả năng thiết kế, xây dựng, vận hành, sử dụng, bảo trì hệ thống điện, điện tử và thiết bị viễn thông. B. Họ có thể tiếp cận, khai thác các sản phẩm, giải pháp kĩ thuật, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực điện, điện tử và viễn thông. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả Avà B đều sai. Câu 55. Đâu không phải ngành nghề thuộc ngành điện tử - viễn thông? A. Kĩ sư lắp ráp và chế tạo ô tô B. Kĩ sư lắp mạng C. Kĩ sư vận hành hệ thống điện D. Kĩ sư lắp điện dân dụng và công nghiệp Câu 56. Ngành kỹ thuật, công nghệ được phân thành hai nhóm nghành đó là ngành A. cơ khí và điện tử. B. cơ khí và điện, điện tử, viễn thông C. điện và điện tử. D. cơ khí và điện tử, viễn thông. BÀI 8: BẢN VẼ KĨ THUẬT VÀ TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KĨ THUẬT Câu 57. Nội dung và vị trí đặt của khung tên: A. Ghi các nội dung về quản lí bản vẽ, đặt ở góc phải phía dưới bản vẽ. B. Ghi các nội dung về quản lí bản vẽ, đặt ở góc trái phía dưới bản vẽ. C. Ghi các nội dung về quản lí bản vẽ, đặt ở vị trí tùy ý. D. Đáp án khác. Câu 58. Đơn vị đo kích thước dài và sai lệch giới hạn: A. Milimet. B. Deximet. C. Mét. D. Centimet. Câu 59. Kích thước trên bản vẽ là: A. Kích thước thực. B. Không phụ thuộc tỉ lệ. C. Cả A và B. D. Đáp án khác. Câu 60. Với h là khổ chữ của kiểu chữ A thì chiều rộng d của nét chữ được lấy bằng 1 1 1 1 A. d h . B. d h . C. d h . D. d h . 14 12 5 2 Câu 61. Với h là khổ chữ của kiểu chữ B thì chiều rộng d của nét chữ được lấy bằng 1 1 1 1 A. d h . B. d h . C. d h . D. d h . 4 10 5 2 BÀI 9 : HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC Câu 62. Trong phương pháp góc chiếu thứ nhất, ta phải xoay mặt phẳng hình chiếu bằng xuống dưới một góc bao nhiêu độ? A. 90 B.45 C.30 D.60
  6. Câu 63. Trong phương pháp góc chiếu thứ nhất, ta phải xoay mặt phẳng hình chiếu cạnh sang phải một góc bao nhiêu độ? A. 90 B.45 C.30 D.60 Câu 64. Hình chiếu A được gọi là gì? A. Hình chiếu đứng. B. Hình chiếu bằng. C. Hình chiếu cạnh. D. Đáp án khác. Câu 65. Hình chiếu từ trước gọi là hình chiếu gì? A. Hình chiếu đứng. B. Hình chiếu bằng. C. Hình chiếu cạnh. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 66. Hình chiếu từ trên được gọi là: A. Hình chiếu đứng. B. Hình chiếu cạnh. C. Hình chiếu bằng. D. Đáp án khác. Câu 67. Hình chiếu từ trái được gọi là: A. Hình chiếu cạnh. B. Hình chiếu đứng. C. Hình chiếu bằng. D. Đáp án khác. Câu 68. Quan sát hình vẽ, cho biết: Đây là phương pháp chiếu nào? A. Phương pháp góc chiếu thứ nhất. B. Phương pháp góc chiếu thứ ba. C. Cả A và B. D. Đáp án khác Câu 69. Trong phương pháp chiếu góc thức ba, hình chiếu cạnh được đặt ở đâu so với hình chiếu đứng? A. bên phải. B. phía dưới. C. phía trên. D. bên trái. B. TỰ LUẬN 1. Nêu được vai trò, đặc điểm của các cuộc cách mạng công nghiệp. 2.– Trình bày vai trò, yêu cầu, triển vọng, những thông tin chính về thị trường của ngành nghề kĩ thuật, công nghệ. – Đánh giá được sự phù hợp của bản thân đối với những ngành nghề đó. 3. - Biết cách lập các khổ giấy từ khổ giấy A0 - Chỉ ra được các ứng dụng cụ thể của từng loại nét vẽ thường dùng. 4. Vẽ hình chiếu vuông góc của các vật thể sau theo phương pháp chiếu góc thứ nhất.