Chuyên đề bài tập Vật lý 8

docx 25 trang hatrang 9261
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề bài tập Vật lý 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_bai_tap_vat_ly_8.docx

Nội dung text: Chuyên đề bài tập Vật lý 8

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ? TRƯỜNG THPT ?  CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 8 (Theo định hướng phát triển năng lực học sinh) E = mc2 Họ và tên học sinh: Lớp: TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ
  2. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 8 MỤC LỤC MỤC LỤC CHUYÊN ĐỀ I. CƠ HỌC 4 CHỦ ĐỀ 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC 4 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 4 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 6 CHỦ ĐỀ 2. VẬN TỐC 8 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 8 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 11 CHỦ ĐỀ 3. CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU, CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU 13 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 13 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 14 CHỦ ĐỀ 4. BIỂU DIỄN LỰC 17 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 17 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 19 CHỦ ĐỀ 5. SỰ CÂN BẰNG LỰC, QUÁN TÍNH 21 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 21 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 22 CHỦ ĐỀ 6. LỰC MA SÁT 24 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 24 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 26 CHỦ ĐỀ 7. ÁP SUẤT 28 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 28 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 29 CHỦ ĐỀ 8. ÁP SUẤT CHẤT LỎNG, BÌNH THÔNG NHAU 31 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 31 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 33 CHỦ ĐỀ 9. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN 35 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 35 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 37 CHỦ ĐỀ 10. LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT 39 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 39 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 40 CHỦ ĐỀ 11. THỰC HÀNH: NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ACSIMÉT 42 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 42 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 42 CHỦ ĐỀ 12. SỰ NỔI 42 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 42 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 43 CHỦ ĐỀ 13. CÔNGCƠ HỌC 45 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 45 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 46 CHỦ ĐỀ 14. ĐỊNH LUẬT VỆ CÔNG 48 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 48 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 50 CHỦ ĐỀ 15. CÔNG SUẤT 52 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 52 1
  3. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 8 MỤC LỤC B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 53 CHỦ ĐỀ 16. CƠ NĂNG 55 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 55 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 57 CHỦ ĐỀ 17. SỰ CHUYỂN HÓA VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG 59 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 59 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 60 CHỦ ĐỀ 18. TỔNG KẾT CHUYÊN ĐỀ CƠ HỌC 63 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 63 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 67 CHUYÊN ĐỀ II. NHIỆT HỌC 76 CHỦ ĐỀ 1. CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO ? 76 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 76 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 76 CHỦ ĐỀ 2. NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN ? 78 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 78 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 80 CHỦ ĐỀ 3. NHIỆT NĂNG 82 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 82 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 83 CHỦ ĐỀ 4. DẪN NHIỆT 85 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 85 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 87 CHỦ ĐỀ 5. ĐỐI LƯU, BỨC XẠ NHIỆT 89 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 89 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 91 CHỦ ĐỀ 6. CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG 92 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 92 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 94 CHỦ ĐỀ 7. PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT 96 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 96 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 97 CHỦ ĐỀ 8. NĂNG SUẤT TỎA NHIỆT CỦA NHIÊN LIỆU 99 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 100 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 101 CHỦ ĐỀ 9. SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT 103 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 103 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 104 CHỦ ĐỀ 10. ĐỘNG CƠ NHIỆT 107 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 107 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 109 CHỦ ĐỀ 11. TỔNG KẾT CHUYÊN ĐỀ NHIỆT HỌC 111 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI 111 B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 115 CHUYÊN ĐỀ III. KIỂM TRA 123 CHỦ ĐỀ 1. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I 123 5 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 8 học kì 1 123 2
  4. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 8 MỤC LỤC Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 8 Học kì I (Đề 1) 123 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 8 Học kì I (Đề 2) 124 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 8 Học kì I (Đề 3) 125 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 8 Học kì I (Đề 4) 126 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 8 Học kì I (Đề 5) 127 5 Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 8 học kì I 128 Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 8 Học kì I (Đề 1) 128 Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 8 Học kì I (Đề 2) 131 Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 8 Học kì I (Đề 3) 134 Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 8 Học kì I (Đề 4) 136 Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 8 Học kì I (Đề 5) 138 5 Đề kiểm tra học kì I Vật Lí 8 139 Đề kiểm tra Học kì I Vật Lí lớp 8 (Đề 1) 139 Đề kiểm tra Học kì I Vật Lí lớp 8 (Đề 2) 140 Đề kiểm tra Học kì I Vật Lí lớp 8 (Đề 3) 141 Đề kiểm tra Học kì I Vật Lí lớp 8 (Đề 4) 142 Đề kiểm tra Học kì I Vật Lí lớp 8 (Đề 5) 144 CHỦ ĐỀ 2. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ II 146 5 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 8 học kì II 146 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 8 Học kì II (Đề 1) 146 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 8 Học kì II (Đề 2) 147 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 8 Học kì II (Đề 3) 149 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 8 Học kì II (Đề 4) 150 Đề kiểm tra 15 phút Vật Lí 8 Học kì II (Đề 5) 150 5 Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 8 học kì II 151 Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 8 Học kì II (Đề 1) 151 Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 8 Học kì II (Đề 2) 154 Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 8 Học kì II (Đề 3) 157 Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 8 Học kì II (Đề 4) 159 Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 8 Học kì II (Đề 5) 160 5 Đề kiểm tra học kì II Vật Lí 8 161 Đề kiểm tra Học kì II Vật Lí 8 (Đề 1) 161 Đề kiểm tra Học kì II Vật Lí 8 (Đề 2) 165 Đề kiểm tra Học kì II Vật Lí 8 (Đề 3) 168 Đề kiểm tra Học kì II Vật Lí 8 (Đề 4) 171 Đề kiểm tra Học kì II Vật Lí 8 (Đề 5) 173 3
  5. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 8 CHUYÊN ĐỀ III. KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ I. CƠ HỌC CHỦ ĐỀ 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT 1. Chuyển động cơ học - Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động). - Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó không thay đổi theo thời gian so với vật khác. Ví dụ: Đoàn tàu rời ga, vị trí của đoàn tàu thay đổi so với nhà ga, ta nói đoàn tàu đang chuyển động so với nhà ga 2. Tính tương đối của chuyển động - Một vật có thể được xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được xem là đứng yên so với vật khác. Ta nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối, tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc. - Thông thường người ta chọn Trái Đất hay những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc (nhà cửa, cây cối, xe cộ, cột đèn .) Ví dụ: Một người đứng quan sát ô tô trên đường, vị trí giữa ô tô và người đó thay đổi, như vậy ô tô đang chuyển động so với người đó. Nhưng vị trí của người đó với cột điện bên đường không thay đổi, vì vậy người đó đứng yên so với cột điện. 3. Các dạng chuyển động thường gặp. - Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động. - Tuỳ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo mà ta chia ra các dạng chuyển động: + Chuyển động thẳng. 4
  6. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 8 CHUYÊN ĐỀ III. KIỂM TRA Chuyển động thẳng của tàu vũ trụ + Chuyển động cong. Chuyển động cong của quả bóng bàn Chuyển động cong của con lắc + Chuyển động tròn. 5
  7. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 8 CHUYÊN ĐỀ III. KIỂM TRA Chuyển động tròn của chiếc đu quay quanh trục của nó Chuyển động tròn của điểm đầu cánh quạt khi quay Chú ý: Quỹ đạo chuyển động của đầu van xe đạp vừa chuyển động cong so với trục bánh xe, vừa cùng với xe đạp chuyển động thẳng trên đường. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI 1. Cách nhận biết một vật đang chuyển động hay đứng yên Khi nói một vật chuyển động hay đứng yên thì phải nói so với vật làm mốc nào? Muốn biết vật A chuyển động hay đứng yên so với vật B thì ta phải xam xét vị trí của vật A so với vật B. + Nếu vị trí của vật A so với vật B có thay đổi theo thời gian thì ta nói vật A chuyển động so với vật B. + Nếu vị trí của vật A so với vật B không thay đổi theo thời gian thì ta nói vật A đứng yên so với vật B. 2. Tính tương đối của chuyển động Để chứng minh chuyển động hay đứng yên mang tính tương đối thì ta phải chọn ra ít nhất ba vật: Vật 1, vật 2, vật 3 sao cho vật 1 chuyển động so với vật 2 nhưng lại đứng yên so với vật 3. B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG Bài 1: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng khi nói về chuyển động cơ học? A. Chuyển động cơ học là sự dịch chuyển của vật. B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian. C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vận tốc của vật. D. Chuyển động cơ học là chuyển dời vị trí của vật. Hướng dẫn giải: Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian. ⇒ Đáp án B Bài 2: Quan sát một đoàn tàu đang chạy vào ga, trong các câu mô tả sau đây, câu mô tả nào là sai? A. Đoàn tàu đang chuyển động so với nhà ga.B. Đoàn tàu đang đứng yên so với người lái tàu. C. Đoàn tàu đang chuyển động so với hành khách đang ngồi trên tàu. D. Đoàn tàu đang chuyển động so với hành khách đang đứng dưới sân ga. Hướng dẫn giải: So với hành khách đang ngồi trên tàu thì đoàn tàu đứng yên. ⇒ Đáp án C Bài 3: Quỹ đạo chuyển động của một vật là A. đường mà vật chuyển động vạch ra trong không gian. 6
  8. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 8 CHUYÊN ĐỀ III. KIỂM TRA B. đường thẳng vật chuyển động vạch ra trong không gian. C. đường tròn vật chuyển động vạch ra trong không gian. D. đường cong vật chuyển động vạch ra trong không gian. Hướng dẫn giải: Quỹ đạo chuyển động của một vật là đường mà vật chuyển động vạch ra trong không gian. ⇒ Đáp án A Bài 4: Mặt Trời mọc đằng đông, lặn đằng Tây. Trong hiện tượng này: A. Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên.B. Mặt Trời đứng yên còn Trái Đất chuyển động. C. Mặt Trời và Trái Đất đều chuyển động. D. Mặt Trời và Trái Đất đều đứng yên. Hướng dẫn giải: Khi ta nói Mặt Trời mọc đằng đông, lặn đằng Tây, ta đã xem Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên. ⇒ Đáp án A Bài 5: Chuyển động của đầu van xe đạp so với vật mốc là trục bánh xe khi xe chuyển động thẳng trên đường là chuyển động A. thẳngB. tròn C. cong D. phức tạp, là sự kết hợp giữa chuyển động thẳng và chuyển động tròn. Hướng dẫn giải: Chuyển động của đầu van xe đạp so với vật mốc là trục bánh xe khi xe chuyển động thẳng trên đường là một chuyển động tròn. ⇒ Đáp án B Bài 6: Trời lặng gió, nhìn qua cửa xe (khi xe đứng yên) ta thấy các giọt mưa rơi theo đường thẳng đứng. Nếu xe chuyển động về phía trước thì người ngồi trên xe sẽ thấy các giọt mưa: A. cũng rơi theo đường thẳng đứng.B. rơi theo đường chéo về phía trước. C. rơi theo đường chéo về phía sau. D. rơi theo đường cong. Hướng dẫn giải: Nếu xe chuyển động về phía trước thì người ngồi trên xe sẽ thấy các giọt mưa rơi theo đường chéo về phía sau. ⇒ Đáp án C Bài 7: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì: A. Quãng đường vật đi được trong những khoảng thời gian khác nhau là khác nhau. B. Một vật có thể đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác. C. Vận tốc của vật so với các vật mốc khác nhau là khác nhau. D. Dạng quỹ đạo chuyển động của vật phụ thuộc vào vật chọn làm mốc. Hướng dẫn giải: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì một vật có thể đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác. ⇒ Đáp án B Bài 8: Các chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động cơ học? A. Sự rơi của chiếc lá.B. Sự di chuyển của đám mây trên bầu trời. C. Sự thay đổi đường đi của tia sáng từ không khí vào nước. D. Sự đong đưa của quả lắc đồng hồ. Hướng dẫn giải: Sự thay đổi đường đi của tia sáng từ không khí vào nước không phải là chuyển động cơ học. ⇒ Đáp án C Bài 9: Hành khách trên tàu A thấy tàu B đang chuyển động về phía trước. Còn hành khách trên tàu B lại thấy tàu C cũng đang chuyển động về phía trước. Vậy hành khách trên tàu A sẽ thấy tàu C 7
  9. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 8 CHUYÊN ĐỀ III. KIỂM TRA A. đứng yên.B. chạy lùi ra sau. C. tiến về phía trước. D. tiến về phía trước rồi sau đó lùi ra sau. Hướng dẫn giải: Hành khách trên tàu A sẽ thấy tàu B và C chuyển động cùng chiều về phía trước. ⇒ Đáp án C Bài 10: Một ô tô chở khách chạy trên đường, người phụ lái đi soát vé của hành khách trên xe. Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì trường hợp nào dưới đây đúng? A. Người phụ lái đứng yênB. Ô tô đứng yên C. Cột đèn bên đường đứng yên D. Mặt đường đứng yên Hướng dẫn giải: Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì ô tô đứng yên. ⇒ Đáp án B CHỦ ĐỀ 2. VẬN TỐC A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT 1. Vận tốc là gì? Vận tốc là đại lượng vật lí đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và độ lớn của vận tốc được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. Chú ý: Dựa vào vận tốc có thể so sánh chuyển động của các vật nhanh hay chậm. + Vật có vận tốc càng lớn thì chuyển động càng nhanh. + Vật có vận tốc càng nhỏ thì chuyển động càng chậm. 2. Công thức tính vận tốc Công thức: Trong đó: s là độ dài quãng đường đi được v là vận tốc t là thời gian để đi hết quãng đường 3. Đơn vị của vận tốc - Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị độ dài và đơn vị thời gian. - Đơn vị hợp pháp của vận tốc là mét trên giây (m/s) và kilômét trên giờ (km/h) - Mối liên hệ giữa m/s và km/h: - Độ lớn của vận tốc được đo bằng dụng cụ gọi là tốc kế (hay đồng hồ vận tốc). Tốc kế thường gắn trên xe ô tô, xe máy để đo vận tốc chuyển động của xe. - Độ lớn của vận tốc được đo bằng dụng cụ gọi là tốc kế (hay đồng hồ vận tốc). Tốc kế thường gắn trên xe ô tô, xe máy để đo vận tốc chuyển động của xe. 8
  10. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 8 CHUYÊN ĐỀ III. KIỂM TRA Lưu ý: + Trong hàng hải người ta thường dùng “nút” làm đơn vị đo vận tốc: 1 nút = 1 hải lý/h = 1,852 km/h = 0,514 m/s hay 1m/s = nút. + Vận tốc ánh sáng: 300.000 km/s. • Đơn vị độ dài người ta còn dùng là “năm ánh sáng”. • Năm ánh sáng là quãng đường ánh sáng truyền đi trong thời gian một năm. • Năm ánh sáng = 9,4608 . 1012 km ≈ 1016m. Ví dụ: Khoảng cách từ ngôi sao gần nhất đến Trái Đất là 4,3 năm ánh sáng (gần bằng 43 triệu tỉ mét). II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI 1. Công thức vận tốc - Công thức vận tốc: v = s/t - Tính quãng đường đi được khi biết vận tốc và thời gian: s = v.t - Tính thời gian khi biết vận tốc và quãng đường đi được: t = s/v 2. So sánh chuyển động nhanh hay chậm - Căn cứ vào vận tốc của các chuyển động trong cùng một đơn vị: Nếu vật nào có vận tốc lớn hơn thì chuyển động nhanh hơn, vật nào có vận tốc nhỏ hơn thì chuyển động chậm hơn. Ví dụ: v1 = 3 km/h, v2 = 6 km/h thì v1 vB) ⇒ Vật A lại gần vật B v = vB – vA (vA < vB) ⇒ Vật B đi xa hơn vật A + Khi hai vật chuyển động ngược chiều: Nếu hai vật chuyển động ngược chiều thì ta cộng vận tốc của chúng lại với nhau (v = vA + vB) 3. Bài toán hai vật chuyển động gặp nhau a) Hai vật chuyển động ngược chiều - Nếu hai vật chuyển động ngược chiều, khi gặp nhau, tổng quãng đường đã đi bằng khoảng cách của hai vật. Hai vật A và B chuyển động ngược chiều, gặp nhau tại G Trong đó: S1 là quãng đường vật A đi tới G S2 là quãng đường vật B đi tới G AB là tổng quãng đường hai vật đã đi: AB = S = S1 + S2 Chú ý: Nếu hai vật xuất phát cùng một lúc thì thời gian chuyển động của hai vật cho đến khi gặp nhau thì bằng nhau: t = t1 = t2 - Tổng quát: 9
  11. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 8 CHUYÊN ĐỀ III. KIỂM TRA (S là tổng quãng đường các vật đã đi cũng là khoảng cách ban đầu của hai vật) b) Hai vật chuyển động cùng chiều - Nếu hai vật chuyển động cùng chiều, khi gặp nhau, hiệu quãng đường các vật đã đi bằng khoảng cách ban đầu giữa hai vật. Hai vật A và B chuyển động cùng chiều tới chỗ gặp G Trong đó: S1 là quãng đường vật A đi tới chỗ gặp G S2 là quãng đường vật B đi tới chỗ gặp G S3 là hiệu quãng đường của các vật đã đi và cũng là khoảng cách ban đầu của hai vật. - Tổng quát: Chú ý: + Nếu hai vật xuất phát cùng một lúc thì thời gian chuyển động của hai vật cho đến khi gặp nhau thì bằng nhau: t = t1 = t2 + Nếu không chuyển động cùng một lúc thì ta tìm t1, t2 dựa vào thời điểm xuất phát và lúc gặp nhau. 4. Bài toán chuyển động của thuyền khi xuôi dòng hay ngược dòng trên hai bến sông - Gọi vx, tx, sx lần lượt là vận tốc, thời gian và quãng đường khi xuôi dòng. vng, tng, sng là vận tốc, thời gian, quãng đường khi ngược dòng. vn là vận tốc của dòng nước. vt là vận tốc thực của thuyền khi dòng nước yên lặng. 10
  12. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 8 CHUYÊN ĐỀ III. KIỂM TRA B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG Bài 1: Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là A. vôn kế B. nhiệt kếC. tốc kế D. ampe kế Hướng dẫn giải: Tốc kế là dụng cụ để xác định tốc độ tức là sự nhanh chậm của chuyển động của một vật ⇒ Đáp án C Bài 2: Độ lớn của vận tốc có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật? A. Cho biết hướng chuyển động của vật.B. Cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào. C. Cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm. D. Cho biết nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được. Hướng dẫn giải: Độ lớn của vận tốc cho ta biết vật chuyển động nhanh hay chậm ⇒ Đáp án C Bài 3: Chuyển động của phân tử hiđro ở 0 oC có vận tốc 1692 m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800 km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn? A. Chuyển động của phân tử hiđro nhanh hơn. B. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất nhanh hơn. C. Hai chuyển động bằng nhau. D. Tất cả đều sai. Hướng dẫn giải: VH = 1692 m/s ⇒ VH < VD ⇒ Chuyển động của vệ tinh nhân tạo nhanh hơn ⇒ Đáp án B Bài 4: Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào A. đơn vị chiều dàiB. đơn vị thời gian C. đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian. D. các yếu tố khác. Hướng dẫn giải: Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian ⇒ Đáp án C Bài 5: Trái Đất quay quanh Mặt Trời một vòng trong thời gian một năm (trung bình là 365 ngày). Biết vận tốc quay của Trái Đất bằng 108000 km/h. Lấy π ≈ 3,14 thì giá trị trung bình bán kính quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời là: A. 145 000 000 kmB. 150 000 000 kmC. 150 649 682 kmD. 149 300 000 km Hướng dẫn giải: Trong một năm Trái Đất quay: s = v.t = 365.24.108000 = 946080000 km Bán kính Trái Đất: ⇒ Đáp án C Bài 6: Trong đêm tối từ lúc thấy tia chớp lóe sáng đến khi nghe thấy tiếng bom nổ khoảng 15 giây. Hỏi chỗ bom nổ cách người quan sát bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí bằng 340 m/s. A. 5100 m B. 5000 m C. 5200 m D. 5300 m Hướng dẫn giải: Bom nổ cách người quan sát: s = v.t = 340.15 = 5100 m ⇒ Đáp án A 11
  13. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 8 CHUYÊN ĐỀ III. KIỂM TRA Bài 7: Một máy bay bay với vận tốc 800 km/h từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu đường bay Hà Nội – Hồ Chí Minh dài 1400 km thì máy bay phải bay trong bao nhiêu lâu? A. 1 giờ 20 phút B. 1 giờ 30 phútC. 1 giờ 45 phút D. 2 giờ Hướng dẫn giải: = 1,75 giờ = 1 giờ 45 phút ⇒ Đáp án C Bài 8: Một người đi xe máy xuất phát tại A lúc 7 giờ 20 phút và đến B lúc 8 giờ 5 phút. Tính vận tốc của người đó theo km/h và m/s. Biết quãng đường từ A đến B là 24,3 km. ĐS: 32,4km/h Hướng dẫn giải: Thời gian người đó đi từ A đến B là: t = 8h5’ – 7h20’ = 45’ = 2700s Quãng đường từ A đến B dài: s = 24,3 km = 24300 m Vận tốc của người đó: Bài 9: Lúc 8 giờ một người đi xe đạp khởi hành từ A về B với vận tốc 5 m/s. Lúc 10 giờ một người đi xe máy cũng đi từ A về B với vận tốc 36 km/h. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ? Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km? ĐS: 36 km Hướng dẫn giải: - Gọi t là thời gian của người đi xe đạp kể từ khi xuất phát cho đến khi gặp nhau. - Thời gian của người đi xe máy kể từ khi xuất phát cho đến khi gặp nhau là t -1. Quãng đường người đi xe đạp đi được: sĐ = vĐ.t = 5.3,6.t = 18t (1) Quãng đường người đi xe máy đi được: sM = vM.t = 36.(t - 1) = 36t – 36 (2) - Khi gặp nhau thì: sĐ = sM (3) - Từ (1), (2) và (3) ta có: 18t = 36t – 36 ⇒ t = 2 giờ Vậy sau 9 + 2 = 11 giờ hai người gặp nhau. Nơi gặp nhau: sĐ = 18.2 = 36 (km) Bài 10: Một người đến ga tàu thì bị chậm mất 30 phút sau khi tàu đã rời khỏi nhà ga A. Để được đi tàu, người đó bèn đi taxi đuổi theo để kịp lên tàu ở nhà ga B kế tiếp. Khi đi được 3/4 quãng đường từ A đến B thì taxi đuổi kịp tàu. Hỏi người này phải đợi tàu ở nhà ga B trong bao lâu? Coi taxi và tàu chuyển động với vận tốc không đổi theo thời gian. ĐS: 10 phút Hướng dẫn giải: - Gọi G là địa điểm taxi đuổi kịp tàu - Gọi t là thời gian xe taxi đi từ A đến khi gặp nhau tại G và vì taxi và tàu chuyển động với vận tốc không đổi theo thời gian ⇒ thời gian xe taxi và tàu đi từ G đến B là: - Vì chậm mất 30 phút = 1/2 giờ nên thời gian tàu đi từ nhà ga A đến G và từ G đến B lần lượt là: Vậy thời gian người đó phải đợi tại nhà ga B là: 12
  14. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 8 CHUYÊN ĐỀ III. KIỂM TRA CHỦ ĐỀ 3. CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU, CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT 1. Chuyển động đều Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. Ví dụ: Chuyển động của đầu cánh quạt khi quạt quay ổn định Chuyển động của vệ tinh nhân tạo bay xung quanh Trái Đất 2. Chuyển động không đều Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. Ví dụ: Chuyển động của xe ô tô trên đường, lúc nhanh lúc chậm khác nhau, vận tốc của ô tô thay đổi theo thời gian ⇨ chuyển động đó là chuyển động không đều. 3. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường đựơc tính bằng công thức: v tb = s/t Trong đó: s là quãng đường đi được t là thời gian đi hết quãng đường đó. Chú ý: Khi nói đến vận tốc trung bình phải nói rõ vận tốc trung bình đó tính trên đoạn đường nào vì trên các đoạn đường khác nhau, vận tốc trung bình có thể khác nhau. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI 1. Tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều Công thức: Trong đó: s1, s2 sn và t1, t2 tn là những quãng đường đi được và thời gian để đi hết quãng đường đó. Chú ý: Vận tốc trung bình hoàn toàn khác với trung bình cộng vận tốc: 2. Phương pháp giải bài toán bằng đồ thị 13
  15. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 8 CHUYÊN ĐỀ III. KIỂM TRA - Thường chọn gốc tọa độ trùng với điểm xuất phát của một trong hai chuyển động. Chọn trục tung là Ox (biểu diễn quãng đường đi được), trục hoành là Ot (biểu diễn thời gian). Đồ thị là một đường thẳng có thể đi qua gốc tọa độ O hoặc không, tùy thuộc vào ta chọn mốc tọa độ và mốc thời gian. - Viết phương trình đường đi của mỗi chuyển động có dạng: x = x0 + s = x0 + v(t – t0) Trong đó: x0 là tọa độ ban đầu của vật. t0 là thời điểm xuất phát. - Vẽ đồ thị của mỗi chuyển động. Dựa vào giao điểm của các đồ thị để tìm thời điểm và vị trí gặp nhau của các chuyển động. B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG Bài 1: Khi nói đến vận tốc của các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, xe lửa, máy bay người ta nói đến A. vận tốc tức thời.B. vận tốc trung bình. C. vận tốc lớn nhất có thể đạt được của phương tiện đó. D. vận tốc nhỏ nhất có thể đạt được của phương tiện đó. Hướng dẫn giải: Khi nói đến vận tốc của các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, xe lửa, máy bay người ta nói đến vận tốc trung bình 14
  16. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 8 CHUYÊN ĐỀ III. KIỂM TRA ⇒ Đáp án B Bài 2: Chuyển động đều là chuyển động có độ lớn vận tốc A. không đổi trong suốt thời gian vật chuyển động.B. không đổi trong suốt quãng đường đi. C. luôn giữ không đổi, còn hướng của vận tốc có thể thay đổi. D. Các câu A, B, C đều đúng. Hướng dẫn giải: Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không đổi ⇒ Đáp án D Bài 3: Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều? A. Vận động viên trượt tuyết từ dốc núi xuống.B. Vận động viên chạy 100m đang về đích. C. Máy bay bay từ Hà Nội vào Hồ Chí Minh. D. Không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều. Hướng dẫn giải: Không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều ⇒ Đáp án D Bài 4: Một người đi quãng đường s 1 với vận tốc v 1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo s 2 với vận tốc v2 hết t2 giây. Dùng công thức nào để tính vận tốc trung bình của người này trên cả hai quãng đường s1 và s2? D. Cả B và C đều đúng Hướng dẫn giải: Vận tốc trung bình của người này trên cả hai quãng đường s1 và s2 là: ⇒ Đáp án B Bài 5: Chuyển động nào sau đây là chuyển động không đều? A. Cánh quạt quay ổn định.B. Chiếc bè trôi theo dòng nước với vận tốc 5 km/h. C. Tàu ngầm đang lặn sâu xuống nước. D. Chuyển động của vệ tinh địa tĩnh quanh Trái Đất. Hướng dẫn giải: Chuyển động của tàu ngầm đang lặn sâu xuống nước là chuyển động không đều ⇒ Đáp án C Bài 6: Một ô tô lên dốc với vận tốc 16 km/h, khi xuống lại dốc đó, ô tô này chuyển động nhanh gấp đôi khi lên dốc. Vận tốc trung bình của ô tô trong cả hai đoạn đường lên dốc và xuống dốc là: A. 24 km/h B. 32 km/hC. 21,33 km/h D. 26 km/h Hướng dẫn giải: Gọi s là độ dài quãng đường dốc Vận tốc trung bình của ô tô trong cả hai đoạn đường là: ⇒ Đáp án C Bài 7: Một máy bay chở hành khách bay giữa hai thành phố A và B. Khi xuôi gió thời gian bay là 1h30’, còn khi ngược gió thời gian bay là 1h45’. Biết vận tốc gió luôn không đổi là 10 m/s. Vận tốc của máy bay lúc không có gió là: A. 468 km/hB. 648 km/h 15
  17. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 8 CHUYÊN ĐỀ III. KIỂM TRA C. 684 km/h D. Các phương án trên đều sai Hướng dẫn giải: - Gọi v là vận tốc của máy bay, vg là vận tốc của gió. t1, t2 lần lượt là thời gian lúc xuôi gió và ngược gió. t1 = 1h30’ = 5400 s t2 = 1h45’ = 6300 s - Do quãng đường của máy bay bay đi lúc xuôi gió và ngược gió là bằng nhau ⇒ t1(v + vg) = t2(v – vg) ⇒ 5400(v – 10) = 6300(v + 10) ⇒ 900v = 63000 + 54000 = 117000 ⇒ v = 130 m/s = 468 km/h ⇒ Đáp án A Bài 8: Một người đua xe đạp, trong nửa quãng đường đầu người đó đi với vận tốc 20 km/h. Tính vận tốc của người đó đi trong nửa đoạn đường còn lại. Biết rằng vận tốc trung bình trong cả đoạn đường là 23 km/h. ĐS: 27 km/h Hướng dẫn giải: - Gọi s1, s2, s3, t1, t2, v1, v2 lần lượt là quãng đường, thời gian và vận tốc của người đó trong nửa quãng đường đầu và nửa quãng đường sau. - Ta có: Bài 9: Người đi xe máy trên đoạn đường AB. Nửa đoạn đường đầu người ấy đi với vận tốc 30 km/h. Trong nửa thời gian còn lại đi với vận tốc 25 km/h. Cuối cùng người ấy đi với vận tốc 15 km/h. Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB. ĐS: 24 km/h Hướng dẫn giải: - Gọi s1, s2, t1, t2, t3, v1, v2, v3 lần lượt là quãng đường, thời gian và vận tốc trên mỗi đoạn đường. - Ta có: 16
  18. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 8 CHUYÊN ĐỀ III. KIỂM TRA - Vận tốc trung bình: Bài 10: Một chiếc thuyền máy chuyển động đều trên dòng sông. Vận tốc của thuyền khi xuôi dòng là 20 km/h và khi ngược dòng là 15 km/h. a) Nếu thuyền không nổ máy thì quãng đường mà thuyền trôi theo dòng nước trong thời gian 30 phút là bao nhiêu? ĐS: 1,25 km b) Giả sử mặt nước đứng yên, thuyền có nổ máy thì vận tốc của thuyền lúc đó là bao nhiêu? ĐS: 17,5 km/h Hướng dẫn giải: - Gọi vx, vng, vt và vn là vận tốc của thuyền khi xuôi dòng, khi ngược dòng, khi dòng nước không chảy và của dòng nước. - Vận tốc của dòng nước chảy là: Vậy quãng đường thuyền trôi được trong 30 phút = 0,5 giờ là: s = vtrôi.t = vn.t = 2,5.0,5 = 1,25 km Vận tốc thực của thuyền là: vx = vt + vn ⇒ vt = vx – vn = 20 – 2,5 = 17,5 km/h CHỦ ĐỀ 4. BIỂU DIỄN LỰC A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT 1. Lực là gì? - Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động. Khi vận tốc của vật thay đổi, ta có thể kết luận đã có lực tác dụng lên vật. Ví dụ: Mọi người đẩy chiếc xe ô tô, dưới tác dụng của lực đẩy, vận tốc của ô tô tăng dần từ giá trị 0 đến một giá trị nào đó. 17
  19. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 8 CHUYÊN ĐỀ III. KIỂM TRA - Dưới tác dụng của lực, ngoài làm thay đổi vận tốc của vật, lực còn có thể làm cho vật bị biến dạng. Ví dụ: Quả bóng bị biến dạng dưới tác dụng của lực. - Đơn vị của lực là Niutơn (kí hiệu là N) 2. Biểu diễn lực - Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có: + Gốc là điểm đặt của lực (điểm mà lực tác dụng lên vật). + Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực. + Độ dài biểu diễn cường độ (độ lớn) của lực theo một tỉ xích cho trước. - Vectơ lực được kí hiệu là F→ , cường độ (độ lớn) của lực kí hiệu là F. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI 1. Cách biểu diễn lực trên hình vẽ Biểu diễn lực bằng một mũi tên, ta cần xác định đúng các yếu tố: - Điểm đặt của lực ở trên vật để xác định gốc của mũi tên. - Phương và chiều của lực để xác định phương và chiều của mũi tên. - Cường độ (độ lớn) của lực để chọn tỉ xích cho phù hợp. Ví dụ: Biểu diễn trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng 50 kg theo tỉ xích 1 cm ứng với 100 N. Trọng lực P→ tác dụng lên vật có: - Điểm đặt tại G (trọng tâm của vật). - Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. 18
  20. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 8 CHUYÊN ĐỀ III. KIỂM TRA - Cường độ P = 50.10 = 500 N (ứng với 5 cm). 2. Diễn tả các yếu tố của lực được biểu diễn trên hình vẽ Để diễn tả các yếu tố của lực, ta cần xác định: - Gốc của mũi tên ở đâu? Đó chính là điểm đặt của lực. - Phương và chiều của mũi tên như thế nào? Đó chính là phương và chiều của lực. (Đặc biệt nếu phương của mũi tên không trùng với phương thẳng đứng hay phương ngang thì phải xem phương đó tạo với phương thẳng đứng hay tạo với phương ngang một góc bao nhiêu độ). - Trên mũi tên có mấy khoảng và mỗi khoảng ứng với tỉ xích đã chọn là bao nhiêu để xác định đúng cường độ của lực. Ví dụ: Diễn tả các yếu tố của lực vẽ ở hình sau: Lực F tác dụng lên vật có: - Điểm đặt tại A. - Phương tạo với phương nằm ngang một góc 300 (có chiều quay ngược với chiều kim đồng hồ), chiều hướng lên. - Cường độ: F = 3.15 = 45 N B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG Bài 1: Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật đó sẽ như thế nào? A. Vận tốc không thay đổi B. Vận tốc tăng dần C. Vận tốc giảm dầnD. Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần. Hướng dẫn giải: Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần, vì lực có thể làm thay đổi vận tốc của vật. ⇒ Đáp án D Bài 2: Sử dụng cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống: là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động. A. Vectơ B. Thay đổi C. Vận tốc D. Lực Hướng dẫn giải: Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động ⇒ Đáp án D Bài 3: Câu nào mô tả đầy đủ các yếu tố trọng lực của vật? A. Điểm đặt trên vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 20N. B. Điểm đặt trên vật, hướng thẳng đứng, độ lớn 20N. C. Điểm đặt trên vật, phương từ trên xuống dưới, độ lớn 20N. D. Điểm đặt trên vật, chiều thẳng đứng, độ lớn 20N. Hướng dẫn giải: 19
  21. CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP VẬT LÝ 8 CHUYÊN ĐỀ III. KIỂM TRA Điểm đặt trên vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 20N ⇒ Đáp án A Bài 4: Trên hình vẽ là lực tác dụng lên ba vật theo cùng một tỉ lệ xích như nhau. Trong các sắp xếp theo thứ tự giảm dần của lực sau đây, sắp xếp nào là đúng? A. F3 > F2 > F1 B. F2 > F3 > F1 C. F1 > F2 > F3 D. Một cách sắp xếp khác Hướng dẫn giải: F3 > F2 > F1 vì F3 = 2F2 = 3F1 ⇒ Đáp án A Bài 5: Kết luận nào sau đây không đúng? A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động. B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi chuyển động. C. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc. D. Một vật bị biến dạng là do lực tác dụng vào nó. Hướng dẫn giải: Lực có thể làm biến dạng, thay đổi vận tốc của vật hoặc vừa làm biến dạng vừa thay đổi vận tốc của vật ⇒ Đáp án A. Bài 6: Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động? A. Gió thổi cành lá đung đưa. B. Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennis bị bật ngược trở lại. C. Một vật đang rơi từ trên cao xuống. D. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần. Hướng dẫn giải: Sau khi đập vào mặt vợt, quả bóng tennis bị bật ngược trở lại cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động ⇒ Đáp án B. Bài 7: Trong các chuyển động dưới đây, chuyển động nào do tác dụng của trọng lực? A. Xe đi trên đường.B. Thác nước đổ từ trên cao xuống. C. Mũi tên bắn ra từ cánh cung. D. Quả bóng bị nảy bật lên khi chạm đất. Hướng dẫn giải: Chuyển động của thác nước đổ từ trên cao xuống là chuyển động do tác dụng của trọng lực ⇒ Đáp án B Bài 8: Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố: A. Phương, chiều B. Điểm đặt, phương, chiều. C. Điểm đặt, phương, độ lớn.D. Điểm đặt, phương, chiều, độ lớn. Hướng dẫn giải: Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố: điểm đặt, phương, chiều, độ lớn ⇒ Đáp án D Bài 9: Một vật đang chuyển động thẳng với vận tốc v. Muốn vật chuyển động theo phương cũ và chuyển động nhanh lên thì ta phải tác dụng một lực như thế nào vào vật? Hãy chọn câu trả lời đúng? A. Cùng phương cùng chiều với vận tốc.B. Cùng phương ngược chiều với vận tốc. C. Có phương vuông góc với vận tốc. D. Có phương bất kì so với vận tốc. Hướng dẫn giải: Ta phải tác dụng một lực cùng phương cùng chiều với vận tốc 20