5 Đề ôn tập học kì I năm học 2022-2023 môn Hóa học Lớp 10 (Có đáp án trắc nghiệm)

docx 15 trang Phương Ly 06/07/2023 7501
Bạn đang xem tài liệu "5 Đề ôn tập học kì I năm học 2022-2023 môn Hóa học Lớp 10 (Có đáp án trắc nghiệm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx5_de_on_tap_hoc_ki_i_nam_hoc_2022_2023_mon_hoa_hoc_lop_10_co.docx

Nội dung text: 5 Đề ôn tập học kì I năm học 2022-2023 môn Hóa học Lớp 10 (Có đáp án trắc nghiệm)

  1. TRƯỜNG THPT . HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I 2022 - 2023 TỔ HÓA HỌC MÔN: HÓA HỌC LỚP 10 A. KIẾN THỨC CẦN NẮM 1. Nguyên tử - Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm. Hạt nhân gồm các hạt proton và neutron, vỏ nguyên tử gồm các hạt electron. - Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và neutron. - Kích thước, khối lượng của nguyên tử. - Nguyên tố hóa học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân. - Kí hiệu nguyên tử : A X. X là kí hiệu hóa học của nguyên tố, số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện Z tích hạt nhân, số khối (A) là tổng số hạt proton và số hạt neutron. - Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố. - Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo quỹ đạo xác định, tạo nên vỏ nguyên tử. - Orbital nguyên tử (AO) là vùng không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron là lớn nhất (90%). - Có bốn loại orbital gồm: orbital s, orbital p, orbital d và orbital f. - Trong nguyên tử, các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp (K, L, M, N, O, P, Q ). - Một lớp electron bao gồm một hay nhiều phân lớp. Các electron trong mỗi phân lớp có mức năng lượng bằng nhau. - Số AO và số electron tối đa trong một phân lớp và trong một lớp. - Nguyên lý vững bền về thứ tự các mức năng lượng của electron trong nguyên tử, nguyên lý Pauli và quy tắc Hund. - Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên. - Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng: - Lớp ngoài cùng có nhiều nhất là 8 electron (ns2np6). - Lớp ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm có 8 electron (riêng heli có 2 electron). - Các nguyên tử kim loại có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng (trừ H, He và B). - Hầu hết các nguyên tử phi kim có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng. - Các nguyên tử có 4 electron lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoặc phi kim. - Khái niệm nguyên tố s, p, d, f. 2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. - Khái niệm electron hóa trị và cách xác định số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố. - Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B). - Cách xác định ô nguyên tố, chu kì và nhóm của các nguyên tố. - Từ vị trí trong bảng tuần hoàn của nguyên tố (ô, nhóm, chu kì) suy ra cấu hình electron và ngược lại. - Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A. -Sự tương tự nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử (nguyên tố s, p) là nguyên nhân của sự tương tự nhau về tính chất hóa học các nguyên tố trong cùng một nhóm A. 3. Liên kết hóa học - Khái niệm liên kết hóa học, quy tắc octet. - Sự hình thành cation và anion, định nghĩa liên kết ion, điều kiện hình thành liên kết ion. Khái niệm tinh thể ion, tính chất của tinh thể ion. - Sự hình thành liên kết cộng hóa trị, phân biệt liên kết cộng hóa trị không cực (H2, O2), liên kết cộng hóa trị phân cực (HCl, CO2) và liên kết phối trí. Tính chất của hợp chất cộng hóa trị. - Mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện và bản chất liên kết hóa học giữa 2 nguyên tố trong hợp chất. - Mô tả được sự hình thành liên kết cộng hóa trị bằng sự xen phủ các orbital nguyên tử. Khái niệm năng lượng liên kết. - Khái niệm liên kết hydrogen và tương tác van der Waals. Ảnh hưởng của liên kết hydrogen và tương tác van der Waals đến tính chất vật lý của các chất.
  2. B. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 TT Nội dung Đơn vị kiến Mức độ nhận thức Tổng % kiến thức thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng (c) Vận dụng Số CH Thời Tổng (a) (b) cao (d) gian điểm Số Thời Số Thời Số Thời Số Thời TN TL (phút) CH gian CH gian CH gian CH gian (phút) (phút) (phút) (phút) 1 Mở đầu Mở đầu 1 1 1 1 2,5% 2 Cấu tạo Thành phần 1 0,75 1 14 27,5% nguyên của nguyên tử tử Nguyên tố 2 1,5 0,5 2,25 1 6 2 1,5 hoá học Cấu trúc lớp 2 1,5 2 2 4 vỏ electron nguyên tử 3 Bảng Cấu tạo của 2 1,5 2 5,25 15% tuần bảng tuần hoàn các hoàn các nguyên nguyên tố hoá tố hoá học học và Xu hướng 1 0,75 1 1 2 định luật biến đổi một tuần số tính chất hoàn của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm Xu hướng 1 1 1 biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì Định luật tuần 1 1 1 hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học 4 Liên kết Quy tắc Octet 1 0,75 1 2,5 23 50% hoá học Liên kết ion 3 2,25 3 Liên kết cộng 2 1,5 4 4 1,5 6,75 6 hoá trị Liên kết 1 0,75 1 1 1 6 2 hydrogen và tương tác van der Waals 5 Câu hỏi Tổng hợp kiến 1 0,75 1 1 2 1,75 5% tổng hợp thức 3 chương Tổng câu 16 12 12 12 2 9 2 12 28 4 45 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100% Tỉ lệ chung 70% 30% 100%
  3. C. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ SỐ 1 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (28 câu; 7,0 điểm) Câu 1: Khi nghiên cứu thành phần hóa học và bước đầu ứng dụng tinh dầu tràm trà trong sản xuất nước súc miệng, các nhà nghiên cứu đã tiến hành: “Nghiên cứu thành phần hóa học, ứng dụng của tinh dầu tràm trà làm nước súc miệng qua các công trình khoa học trên các tạp chí đã được xuất bản”. Bước làm này ứng với bước nào trong phương pháp nghiên cứu hóa học? A. Xác định vấn đề nghiên cứu. B. Viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề. C. Thực hiện nghiên cứu (lí thuyết, thực nghiệm, ứng dụng). D. Nêu giả thuyết khoa học. Câu 2: Nếu đường kính của nguyên tử khoảng 102 pm thì đường kính của hạt nhân khoảng A. 102 pm. B. 10-4 pm. C. 10-2 pm. D. 104 pm. Câu 3: Số hiệu nguyên tử cho biết thông tin nào sau đây? A. Số proton. B. Số neutron. C. Số khối. D. Nguyên tử khối. Câu 4: Kí hiệu nào sau đây viết đúng? 15 16 24 A. 7 . B. O. C. 16S. D. 12. Câu 5: Sự phân bố electron trong một orbital dựa vào nguyên lí hay quy tắc nào sau đây? A. Nguyên lí vững bền. B. Quy tắc Hund. C. Nguyên lí Pauli. D. Quy tắc Pauli. Câu 6: Các phân lớp trong mỗi lớp electron được kí hiệu bằng các chữ cái viết thường, theo thứ tự là A. s, d, p, f. B. s, p, d, f. C. s, p, f, d,. D. f, d, p, s,. 35 - Câu 7: Tổng số hạt neutron, proton, electron trong ion 17 Cl là A. 52. B. 35. C. 53. D. 51. Câu 8: Nguyên tố Q có số hiệu nguyên tử bằng 14. Electron cuối cùng của nguyên tử nguyên tố Q điền vào lớp, phân lớp nào sau đây? A. K, s. B. L, p. C. M, p. D. N, d. Câu 9: Ô nguyên tố không cho biết thông tin nào sau đây? A. Kí hiệu nguyên tố. B. Tên nguyên tố. C. Số hiệu nguyên tử. D. Số khối của hạt nhân. Câu 10: Bảng tuần hoàn hiện nay có số cột, số nhóm A và số nhóm B lần lượt là A. 18, 8, 8. B. 18, 8, 10. C. 18, 10, 8. D. 16, 8, 8. Câu 11: Trong một nhóm A (trừ nhóm VIIIA), theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, A. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần. B. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần. C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần. D. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần. Câu 12: Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là 6, 9, 14. Thứ tự tính phi kim tăng dần của các nguyên tố đó là A. X < Z < Y. B. Z < X < Y. C. Z < Y < X. D. Y < X < Z. Câu 13: Nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p3. Công thức hợp chất oxide ứng với hóa trị cao nhất của R và hydride (hợp chất của R với hydrogen) tương ứng là A. RO2 và RH4. B. R2O5 và RH3. C. RO3 và RH2. D. R2O3 và RH3. Câu 14: X,Y, Z là các nguyên tố thuộc cùng chu kì của BTH. Oxide của X tan trong nước tạo thành dđ làm hồng giấy quỳ tím. Oxide của Y phản ứng với nước tạo thành dung dịch làm xanh quỳ tím. Oxide của Z phản ứng được với cả acid lẫn base. Cách phân loại X, Y, X nào sao đây đúng? A. X là kim loại, Y là chất lưỡng tính, Z là phi kim. B. X là phi kim, Y là chất lưỡng tính, Z là kim loại. C. X là kim loại, Z là chất lưỡng tính, Y là phi kim. D. X là phi kim, Z là chất lưỡng tính, Y là kim loại. Câu 15: Theo quy tắc octet, khi hình thành liên kết hóa học các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững giống như A. kim loại kiềm gần kề. B. kim loại kiềm thổ gần kề. C. nguyên tử halogen gần kề. D. nguyên tử khí hiếm gần kề
  4. Câu 16: Liên kết ion là loại liên kết hoá học được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa các phần tử nào sau đây? A. Cation và anion. B. Các anion. C. Cation và các electron tự do. D. Electron và hạt nhân nguyên tử. Câu 17: Biểu diễn sự tạo thành ion nào sau đây đúng? A. Na 1e  Na . B. Cl2  2Cl 2e . 2 3 C. O2 2e  2O . D. Al  Al 3e . + Câu 18: Số electron và proton trong NH4 là A. 11 electron và 11 proton. B. 10 electron và 11 proton. C. 11 electron và 10 proton. D. 11 electron và 12 proton. Câu 19: Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không phân cực? A. LiCl. B. CF2Cl2. C. CHCl3. D. N2. Câu 20: Liên kết Ϭ là liên kết được hình thành do A. sự xen phủ bên của 2 orbital. B. lực hút tĩnh điện giữa hai ion. C. cặp electron chung. D. sự xen phủ trục của hai orbital. Câu 21: Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s-p? A. H2. B. Cl2. C. NH3. D. O2. Câu 22: Số liên kết Ϭ và π có trong phân tử C2H2 lần lượt là A. 2 và 3. B. 3 và 1. C. 2 và 2. D. 3 và 2. Câu 23: Dãy nào sau đây gồm các chất chỉ có liên kết cộng hóa trị? A. BaCl2, NaCl, NO2. B. SO3, H2S, H2O. C. SO2, CO2, Na2O2. D. CaCl2, F2O, HCl. Câu 24: Cho chất hữu cơ A có công thức cấu tạo sau: Số liên kết σ trong phân tử A là A. 6. B. 8. C. 9. D. 11. Câu 25: Tương tác van der Waals tồn tại giữa những A. ion. B. hạt proton. C. hạt neutron. D. phân tử. Câu 26: Cho các chất sau: C2H6; H2O; NH3; PF3; C2H5OH Số chất tạo được liên kết hydrogen là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 39 2 2 6 2 6 1 Câu 27: Cấu hình electron nguyên tử của 19 K là 1s 2s 2p 3s 3p 4s . Kết luận nào sau đây sai? A. Kali là nguyên tố đầu tiên của chu kì 4. B. Kali thuộc chu kì 4, nhóm IA. C. Kali có 20 nơtron trong hạt nhân. D. Nguyên tử kali có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Câu 28: Cho các khí hiếm sau: He, Ne, Ar, Ki, Xe. Khí hiếm có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất và cao nhất lần lượt là A. Xe và He. B. Ar và Ne. C. He và Xe. D. He vȧ Kr. II- PHẦN TỰ LUẬN: (4 câu; 3,0 điểm, từ câu 29 đến câu 32). Câu 29 (1,0 điểm): Cho nguyên tử Cl (Z = 17) a) Viết cấu hình electron nguyên tử, xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của nguyên tố clo trong bảng tuần hoàn. b) Viết công thức của hợp chất với hiđro, oxit cao nhất của clo. Câu 30 (1,0 điểm): Hợp chất X được sử dụng làm thuốc pháo, ngòi nổ, thuốc đầu diêm, thuốc giúp nhãn ra hoa, X có khối lượng mol bằng 122,5 g/mol. Chứa 3 nguyên tố, trong đó có nguyên tố s có 7 electron s, nguyên tố p có 11 electron p và nguyên tố p có 4 electron p. Thành phần phần trăm khối lượng nguyên tố có 4 electron p trong X bằng 39,19%. a) Xác định công thức phân tử của X. b) Viết công thức cấu tạo Lewis, chỉ rõ loại liên kết có trong X.
  5. Câu 31 (0,5 điểm): Khối lượng mol (g/mol) của nước, ammonia và methane lần lượt bằng 18,17 và 16. Nước sôi ở 100 0C, còn ammonia sôi ở -33,35 0C và methane sôi ở -161,58 0C. Giải thích vì sao các chất trên có khối lượng mol xấp xỉ nhau nhưng nhiệt độ sôi của chúng lại chênh lệch nhau. Câu 32 (0,5 điểm): Hòa tan hết 2,3 gam hỗn hợp có chứa kim loại Barium và hai kim loại kiềm kế tiếp nhau trong nhóm IA của BTH vào nước, thu được dung dịch X và 611 mL khí (25oC, 1bar). Nếu thêm 1,278 gam Na2SO4 vào dung dịch X và khuấy đều thi fsau khi phản ứng kết thúc, nước lọc vẫn con ion 2+ Ba . Nếu thêm 1,491 gam Na2SO4 vào dung dịch X và khuấy đều thì sau khi phản ứng kết thúc, nước lọc 2- có mặt ion SO4 . Dựa vào BTH, hãy xác định tên của 2 kim loại kiềm ở trên. HẾT ĐỀ SỐ 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (28 câu; 7,0 điểm) Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của hóa học là sự biến đổi chất. Cho các ví dụ sau: (a) Đốt cháy củi thành than. (b) Thức ăn bị ôi thiu. (c) Rèn sắt thành dao. (d) Cắt vụn giấy. Số trường hợp có sự biến đổi hóa học là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 2: Những phát biểu nào sau đây là đúng? A. Nếu một nguyên tử có 17 electron thì nguyên tử đó cũng có 17 proton. B. Nếu một nguyên tử có 17 electron thì nguyên tử đó cũng có 17 neutron. C. Nếu một nguyên tử có 17 electron thì ion tạo ra từ nguyên tử đó có 17 proton. D. Nếu một nguyên tử có 17 electron thì ion tạo ra từ nguyên tử đó có 17 neutron. Câu 3: Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học, nhưng khác nhau về A. tính chất hóa học.B. số khối.C. số proton.D. số electron. Câu 4: Nguyên tố carbon (C) có số hiệu nguyên tử là 6. Điện tích hạt nhân của nguyên tử carbon là A. +6. B. –6. C. +12. D. –12. Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mô hình Rutherford – Bohr? A. Electron trên lớp K có năng lượng cao hơn trên lớp L. B. Electron trên lớp M có năng lượng cao hơn trên lớp K. C. Electron ở lớp K gần hạt nhân hơn so với electron ở lớp L. D. Electron ở lớp M xa hạt nhân hơn so với electron ở lớp L. Câu 6: Cho các phân lớp sau: 1s1, 2s2, 3d9, 3p4. Phân lớp đã bão hòa là A. 3p4. B. 3d 9. C. 2s 2. D. 1s1. Câu 7: Trong các nguyên tử N (Z = 7), O (Z = 8), F (Z = 9) và Ne (Z = 10), nguyên tử có nhiều electron độc thân nhất là A. N.B. O.C. F.D. Ne. Câu 8: Nguyên tử nguyên tố X có 4 lớp electron, lớp thứ 3 có 14 electron. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là A. 26. B. 14. C. 20. D. 18. Câu 9: Những nguyên tố được xếp riêng bên dưới bảng tuần hoàn thuộc khối nguyên tố nào? A. sB. pC. dD. f Câu 10: Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là A. 3. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 11: Xu hướng biến đổi độ âm điện của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn tương tự như xu hướng biến đổi của yếu tố nào sau đây? (1) Tính kim loại. (2) Tính phi kim (3) Bán kính nguyên tử. A. (1).B. (2).C. (3).D. (1), (2) và (3). Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có bán kính nhỏ nhất? A. Si (Z = 14). B. P (Z = 15). C. Ge (Z = 32). D. As (Z = 33). Câu 13: Y là hydroxide của nguyên tố X nhóm IA. Nó được sư dụng nhiều trong các ngành công nghiệp giấy, dệt, nhuộm, xà phòng và chất tẩy rửa. Y cũng được sử dụng chủ yếu trong các phòng thí nghiệm. Thành phần phần trăm khối lượng của nguyên tố oxygen trong Y là 40%. Công thức phân tử của Y là A. MgO. B. KOH. C. NaOH. D. LiOH.
  6. Câu 14: Anion X2– có cấu hình electron [Ne]3s23p6. Nguyên tố X có tính chất nào sau đây? A. Kim loại. B. Phi kim. C. Trơ của khí hiếm. D. Lưỡng tính. Câu 15: Liên kết hóa học là A. sự kết hợp của các hạt cơ bản hình thành nguyên tử bền vững. B. sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn. C. sự kết hợp giữa các phân tử hình thành các chất bền vững. D. sự kết hợp của chất tạo thành vật thể bền vững. Câu 16: Cặp nguyên tổ nào sau đây có khả năng tạo thành liên kết ion trong hợp chất của chúng? A. Nitrogen và oxygen.B. Carbon và hydrogen. C. Sulfur và oxygenD. Calcium và oxygen. Câu 17: Cho mô hình tinh thể NaCl như hình dưới: Số ion chloride (Cl–) bao quanh gần nhất với ion sodium (Na+) là A. 3. B. 5. C. 6. D. 4. Câu 18: Liên kết ion được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng A. một hay nhiều cặp electron dùng chung. B. một hay nhiều cặp electron dùng chung chỉ do một nguyên tử đóng góp. C. lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. D. một hay nhiều cặp electron dùng chung và các cặp electron này lệch về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn. Câu 19: Liên kết trong phân tử nào đưới đây không được hình thành do sự xen phủ giữa các orbital cùng loại (ví dụ cùng là orbital s, hoặc cùng là orbital p)? A. Cl2.B. H 2.C. NH 3.D. Br 2. Câu 20: Số lượng electron tham gia hình thành liên kết đơn, đôi và ba lần lượt là A. 1, 2 và 3. B. 1, 3 và 5. C. 2, 4 và 6.D. 2, 3 và 4. Câu 21: Trong phân tử HF, số cặp electron dùng chung và cặp electron hoá trị riêng của nguyên tử F lần lượt là (biết ZH = 1; ZF = 9) A. 1 và 3. B. 2 và 2.C. 3 và 1.D. 1 và 4. Câu 22: Cho hai chất hữu cơ X và Y có công thức cấu tạo sau: CH2=CH–CH=CH2 (X) và CH3–C≡C–CH3 (Y). Nhận xét nào sau đây là đúng? A. X và Y có số liên kết σ và số liên kết π bằng nhau. B. X có số liên kết σ và số liên kết π nhiều hơn Y. C. X có số liên kết σ nhiều hơn, nhưng số liên kết π ít hơn Y. D. X có số liên kết σ ít hơn, nhưng số liên kết π nhiều hơn Y. Câu 23: Cho các phát biểu sau: (a) Liên kết đôi được tạo nên từ 2 liên kết σ. (b) Liên kết ba được tạo nên từ 2 liên kết σ và 1 liên kết π. (c) Liên kết đôi được tạo nên từ 1 liên kết σ và 1 liên kết π. (d) Liên kết ba được tạo nên từ 1 liên kết σ và 2 liên kết π. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 24: Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không cực là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 25: Liên kết hydrogen là loại liên kết hóa học được hình thành giữa các nguyên tử nào sau đây? A. Phi kim và hydrogen trong hai phân tử khác nhau. B. Phi kim và hydrogen trong cùng một phân tử. C. Phi kim có độ âm điện lớn và nguyên tử hydrogen.
  7. D. F, O, N, có độ âm điện lớn, đồng thời có cặp electron hóa trị chưa liên kết và nguyên tử hydrogen linh động. Câu 26: Giữa H2O và HF có thể tạo ra ít nhất bao nhiêu kiểu liên kết hydrogen? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 27: Liên kết ion khác với liên kết cộng hóa trị ở điểm nào sau đây? A. Tính bão hòa lớp electron ở vỏ nguyên tử. B. Tuân theo quy tắc octet. C. Tạo ra hợp chất bền vững hơn. D. Tính không định hướng. Câu 28: Cho các phát biểu sau: (a) Tinh thể ion thường tồn tại ở thể khí trong điều kiện thường. (b) Chỉ có electron hóa trị tham gia vào quá trình tạo thành liên kết. (c) Liên kết hydrogen làm giảm nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nước. (d) Trong liên kết cộng hóa trị không phân cực, cặp electron dùng chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. II- PHẦN TỰ LUẬN: (4 câu; 3,0 điểm, từ câu 29 đến câu 32). Câu 29 (1,0 điểm): Cho 2 nguyên tố X và Y có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11 và 8. a) Viết cấu hình electron nguyên tử của X và Y. b) Dùng sơ đồ biểu diễn sự hình thành liên kết giữa X và Y. Câu 30 (1,0 điểm): Cho 2 hợp chất sau: CO2 và NH3 a) Viết công thức Lewis và công thức cấu tạo của 2 hợp chất trên. b) Hợp chất nào tan trong nước, hợp chất nào không tan trong nước? Giải thích cụ thể. 0 Câu 31 (0,5 điểm): Cho các chất và các trị số nhiệt độ sôi ( C) sau: H2O, H2S, H2Se, H2Te và –42; –2; 100; –61. Ghép các trị số nhiệt độ sôi vào mỗi chất sao cho phù hợp và giải thích. Câu 32 (0,5 điểm):Hoà tan hoàn toàn 2,9 gam hỗn hợp gồm kim loại M và oxide của nó vào nước, thu được 500 ml dung dịch chứa một chất tan có nồng độ 0,04M và 0,2479 lít khí H2 (ở điều kiện chuẩn). Tìm kim loại M. HẾT ĐỀ SỐ 3 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (28 câu; 7,0 điểm) Câu 1: Dãy nào sau đây gồm các chất chỉ có liên kết cộng hóa trị? A. SO3, H2S, H2O. B. SO2, CO2, Na2O2. C. BaCl2, NaCl, NO2. D. CaCl2, F2O, HCl. Câu 2: Sự phân bố electron theo ô orbital nào dưới đây là đúng? A. B. C. D. Câu 3: Ô nguyên tố không cho biết thông tin nào sau đây? A. Số khối của hạt nhân. B. Số hiệu nguyên tử. C. Kí hiệu nguyên tố. D. Tên nguyên tố. Câu 4: Kí hiệu nào sau đây viết đúng? 16 A. 16S. B. O. C. . D. Câu 5: Cho các chất: HF, NaCl, CH4, Al2O3, K2S, MgCl2. Số chất có liên kết cộng hóa trị là (biết độ âm điện của K: 0,82; Al: 1,61; S: 2,58; Cl: 3,16 và O: 3,44; Mg: 1,31; H: 2,20; C: 2,55; F: 4,0): A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 6: Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không phân cực? A. N2. B. CHCl3. C. CF2Cl2. D. LiCl. Câu 7: Ion O2- không có cùng số electron với nguyên tử hoặc ion nào sau đây? A. Ne. B. F-. C. Cl-. D. Mg2+. Câu 8: . Liên kết ion là loại liên kết hoá học được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa các phần tử nào sau đây?
  8. A. Cation và anion. B. Các anion. C. Cation và các electron tự do. D. Electron và hạt nhân nguyên tử. Câu 9: Liên kết cộng hóa trị là liên kết hóa học được hình thành giữa hai nguyên tử bằng A. Một electron chung B. Một cặp electron góp chung C. Sự cho-nhận electron D. Một hay nhiều cặp electron dùng chung. Câu 10: Chu kì là dãy các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, nguyên tử của chúng có cùng A. số electron ở lớp ngoài cùng. B. số lớp electron. C. số electron. D. số electron hóa trị. Câu 11: Dãy nào sau đây gồm các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học? A. ; ; B. ; ; C. ; ; D. ; ; . Câu 12: Nguyên tử nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X, hydroxide tương ứng và tính acid – base của chúng là A. X2O3, X(OH)3, tính lưỡng tính. B. XO3, H2XO4, tính acid. C. XO2, H2XO3, tính acid. D. XO, X(OH)2, tính base. Câu 13: Tính chất nào sau đây là tính chất của hợp chất ion? A. Hợp chất ion dễ hoá lỏng. B. Hợp chất ion có nhiệt độ sôi không xác định. C. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp. D. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao. Câu 14: Các lớp electron được đánh số từ trong ra ngoài bằng các số nguyên dương: n = 1, 2, 3, với tên gọi là các chữ cái in hoa là A. K, L, M, O, B. K, L, M, N, C. K, M, N, O, D. L, M, N, O, Câu 15: Biểu diễn sự tạo thành ion nào sau đây đúng? A. Na 1e  Na . B. Cl2  2Cl 2e . 2 3 C. O2 2e  2O . D. Al  Al 3e . Câu 16: Nguyên tố Y thuộc chu kì 4, nhóm IA của bảng tuần hoàn. Phát biểu nào sau đây về Y là đúng? A. Y có độ âm điện nhỏ nhất và bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kì 4. B. Y có độ âm điện lớn nhất và bán kính nguyên tử nhỏ nhất trong chu kì 4. C. Y có độ âm điện lớn nhất và bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kì 4. D. Y có độ âm điện nhỏ nhất và bán kính nguyên tử nhỏ nhất trong chu kì 4. Câu 17: Trường hợp nào sau đây có sự tương ứng giữa hạt cơ bản với khối lượng, và điện tích của chúng? A. Electron, m 1 amu, q = -1. B. Proton, m 0,00055 amu, q= +1. C. Proton, m 1 amu, q= -1. D. Neutron, m l amu, q = 0. Câu 18: Tương tác van der Waals được hình thành do A. tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các nguyên tử. B. tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực giữa các phân tử. C. lực hút tĩnh điện giữa các phân tử phân cực. D. tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các nguyên tử hay phân tử. Câu 19: Cho biết độ âm điện của O (3,44); Cl (3,16). Liên kết trong phân tử Cl2O7; Cl2; O2 là liên kết: A. Cộng hoá trị không cực. B. Ion. C. Vừa liên kết ion, vừa liên kết cộng hoá trị. D. Cộng hoá trị phân cực. Câu 20: Cho các nguyên tố sau: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là A. N, Si, Mg, K. B. Mg, K, Si, N. C. K, Mg, Si, N. D. K, Mg, N, Si.
  9. Câu 21: Cho hai nguyên tố X (Z=20) , Y (Z=17). Công thức hợp chất tạo thành từ nguyên tố X, Y và liên kết trong phân tử là A. XY: liên kết cộng hóa trị. B. X2Y: liên kết ion. C. X2Y3 : liên kết cộng hóa trị. D. XY2: liên kết ion. Câu 22: 3.3. Sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp electron dựa vào nguyên lí hay quy tắc nào sau đây? A. Nguyên lí Pauli và quy tắc Hund. B. Nguyên lí vững bền và nguyên lí Pauli. C. Nguyên lí vững bền và quy tắc Pauli. D. Nguyên lí vững bền và quy tắc Hund. Câu 23: Lớp L có số phân lớp electron bằng A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 24: Công thức electron nào sau đây không đủ electron theo quy tắc octet? A. B. C. D. Câu 25: Độ âm điện của Nitơ bằng 3,04 ; của Clo là 3,16 khác nhau không đáng kể nhưng ở điều kiện thường khả năng phản ứng của N2 kém hơn Cl2 là do A. Cl2 là halogen nên có hoạt tính hóa học mạnh. B. điện tích hạt nhân của N nhỏ hơn của Cl. C. N2 có liên kết ba bền còn Cl2 có liên kết đơn kém bền. D. trên trái đất hàm lượng nitơ nhiều hơn clo. 35 - Câu 26: Tổng số hạt neutron, proton, electron trong ion 17 Cl là A. 53. B. 35. C. 52. D. 51. Câu 27: Cho các chất sau: C2H6; H2O; NH3; PF3; C2H5OH. Số chất tạo được liên kết hydrogen là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 28: Nguyên tố X ở ô thứ 17 của bảng tuần hoàn. Có các phát biểu sau: (1) X có độ âm điện lớn và là một phi kim mạnh. (2) X có thể tạo thành ion bền có dạng X+. (3) Oxide cao nhất của X có công thức X2O5 và là acidic oxide. (4) Hydroxide của X có công thức HXO4 và là acid mạnh. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. II- PHẦN TỰ LUẬN: (4 câu; 3,0 điểm, từ câu 29 đến câu 32). Câu 29 (1,0 điểm): Ion M3+ có phân lớp electron ngoài cùng là 3d5. Ion Y- có cấu hình electron ngoài cùng là 4p6. a) Xác định cấu hình electron của nguyên tửu M và nguyên tử Y b) Xác định vị trí của M, Y trong BTH Câu 30 (1,0 điểm): Cho các phân tử sau: F2, N2, H2O, CO2. a) Viết công thức Lewis của các phân tử đó. b) Hãy cho biết phân tử nào chứa liên kết cộng hóa trị phân cực và phân tử nào chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực; phân tử nào phân cực, phân tử nào không phân cực? 2- Câu 31 (0,5 điểm): Cho biết tổng số electron trong anion AB 3 là 42. Trong các hạt nhân A cũng như B có số proton bằng số neutron. a) Tính số khối của A và B. 2- b) Đề xuất cấu tạo Lewis cho anion AB3 sao cho phù hợp với quy tắc octet. Câu 32 (0,5 điểm): Cho 2,3 gam kim loại M thuộc nhóm IA tác dụng hoàn toàn với nuớc thu được dung dịch có khối lượng lớn hơn khối lượng H2O ban đầu là 2,2 gam. Xác định tên kim loại M. HẾT ĐỀ SỐ 4
  10. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (28 câu; 7,0 điểm) Câu 1: [II,2,a,4] Nguyên tử của nguyên tố có 56 electron, trong hạt nhân có 81 neutron. Kí hiệu của nguyên tử nguyên tố là A. B. . C. . D. . Câu 2: [II,2,a,3] Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng về đồng vị? A. Những phân tử có cùng số hạt proton nhưng khác nhau vể số hạt neutron là đồng vị của nhau. B. Những ion có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt electron là đồng vị của nhau. C. Những chất có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là đồng vị của nhau. D. Những nguyên tử có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là đồng vị của nhau. Câu 3: [III,1,a,5] Sulfur dạng kem bôi được sử dụng để điều trị mụn trứng cá. Nguyên tử sulfur có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nguyên tử sulfur A. Lớp ngoài cùng của sulfur có 6 electron. B. Hạt nhân nguyên tử sulfur có 16 electron. C. Trong bảng tuần hoàn sulfur nằm ở chu kì 3. D. Sulfur nằm ở nhóm VIA. Câu 4: [III,2,b,1] Dãy nguyên tố sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện của nguyên tử? A. F, Li, Na, C, N.B. Na, Li, C, N, F. C. Li, F, N, Na, C. D. N, F, Li, C, Na. Câu 5: [III,1,a,4] Chu kì là A. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần. B. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số khối tăng dần. C. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. D. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số neutron tăng dần. Câu 6: [II,3,a,5] Phát biểu nào sau đây đúng? A. Lớp K là lớp xa hạt nhân nhất. B. Lớp N có 4 orbital C. Các electron trên cùng phân lớp có mức năng lượng bằng nhau. D. Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau. Câu 7: [IV,2,a,1] Dãy hợp chất nào sau đây chỉ được tạo nên bởi các ion đơn nguyên tử? A. KCl, Na2CO3, AgCl, KMnO4. B. KCl, Na2O, AgCl, CaF2. C. KCl, AgCl, BaSO4, KMnO4. D. (NH4)2SO4, BaCO3, AgCl, BaSO4. Câu 8: [III,2,a,2] Xu hướng biển đổi độ âm điện của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn tương tự như (1) Tính kim loại. (2) Tính phi kim. (3) Bán kính nguyên tử. A. (3) B. (2). C. (1). D. (1), (2) và (3). Câu 9: [IV,3,b,7] Cho biết hoá trị của một nguyên tổ trong phân tử bằng tổng số liên kết σ và π mà nguyên tử nguyên tố đó tạo thành khi liên kết với các nguyên tử xung quanh. Hoá trị của N trong NH4 là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 10: [II,3,b,7] Nguyên tố X được sử dụng rộng rãi để chống đóng băng và khử băng như một chất bảo quản. Nguyên tố Y là nguyên tố thiết yếu cho các cơ thể sống, đồng thời nó được sử dụng nhiều trong công việc sản xuất phân bón. Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y có một electron ở lớp ngoài cùng 4s. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 3. Nguyên tử X, Y lần lượt là A. kim loại và khí hiếm. B. phi kim và kim loại. C. kim loại và kim loại. D. khí hiếm và kim loại. Câu 11: [I,1,b,1] Cho các hiện tượng sau:
  11. a) Thanh sắt nung nóng, dát mỏng và uốn cong được. b) Dẫn khí carbon đioxide vào nước vôi trong, làm nước vôi trong vẫn đục. c) Nước đá để ngoài không khí bị chảy thành nước lỏng. d) Nhựa đường nấu ở nhiệt độ cao nóng chảy. e) Quá trình quang hợp của cây xanh. f) Li sữa có vị chua khi để lâu ngoài không khí. g) Sắt bị nam châm hút ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt (iron) và lưu huỳnh (sulfur) h) Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu. Có bao nhiêu hiện tượng là hiện tượng hoá học? 4. B. 5. C. 6. D. 3. Câu 12: [III,3,b,2] Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20. Phát biểu nào sau đây sai? A. Các nguyên tố này đều là các kim loại mạnh nhất trong chu kì. B. Các nguyên tố này không cùng thuộc một chu kì. C. Thứ tự tăng dần tính base là: X(OH)2, Y(OH)2, Z(OH)2. D. Thứ tự tăng dần độ âm điện là: Z, Y, X. Câu 13: [IV,2,a,2] Cặp nguyên tổ nào sau đây có khả năng tạo thành liên kết ion trong hợp chất của chúng? A. Sulfur và oxygen B. Calcium và oxygen. C. Nitrogen và oxygen. D. Carbon và hydrogen. Câu 14: [IV,3,a,3] Điều nào sau đây sai khi nói về tính chất của hợp chất cộng hoá trị ? A. Các hợp chất cộng hoá trị đều dẫn điện tốt. B. Các hợp chất cộng hoá trị có thể ở thể rắn, lỏng hoặc khí trong điều kiện thường. C. Các hợp chất cộng hoá trị không phân cực tan được trong dung môi không phân cực. D. Các hợp chất cộng hoá trị có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn các hợp chất ion. Câu 15: [II,1,a,5] Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron. B. Hầu hết hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton và neutron. C.Vỏ nguyên tử được cấu thành bởi các hạt electron. D. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử. Câu 16: [V,1,a,4] Tính chất nào dưới đây đúng khi nói về hợp chất ion? A. Hợp chất ion có cấu trúc tinh thể. B. Hợp chất ion dẫn điện ở trạng thái rắn. C. Hợp chất ion tan tốt trong dung môi không phân cực. D. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp. Câu 17: [II,3,b,4] Cấu hình electron nào sau đây viết sai? A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 . B. 1s2 2s2 2p5 . C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3 4s2 . D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 4p5 . Câu 18: [IV,3,a,2] Chất nào sau đây không có liên kết cộng hoá trị phân cực? A. O2. B. CO2. C. NH3. D. HCl. Câu 19: [V,1,b,1] . Cấu hình electron nguyên tử iron: [Ar]3d64s2. Iron ở A. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIA. B. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB. C. ô 26, chu kì 4, nhóm IIA. D. ô 26, chu kì 4, nhóm IIB. Câu 20: [IV,2,a,3] Tính chất nào dưới đây đúng khi nói về hợp chất ion? A. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp. B. Hợp chất ion tan tốt trong dung môi không phân cực. C. Hợp chất ion có cấu trúc tinh thể. D. Hợp chất ion dẫn điện ở trạng thái rắn. Câu 21: [IV,3,b,3] Cho biết năng lượng liên kết H-I và H-Br lần lượt là 297 kJ/mol và 364 kJ/mol. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
  12. A. Khi đun nóng, HI bị phân huỷ (thành H2 và I2) ở nhiệt độ thấp hơn so với HBr (thành H2 và Br2). B. Liên kết H-Br là bền vững hơn so với liên kết H-I. C. Năng lượng cần thiết để phá vỡ 1 mol liên kết H-Br thành các nguyên tử H và Br (ở thể khí) là 364 kJ. D. Liên kết H-I là bền vững hơn so với liên kết H-Br. Câu 22: [II,3,a,2] Nếu 5 electron được điền vào 3 AO thì số lượng electron độc thân là A. 2 B. 0. C. 5. D. 1. Câu 23: [IV,4,a,1] Tương tác van der Waals xuất hiện là do sự hình thành các lưỡng cực tạm thời cũng như các lưỡng cực cảm ứng. Các lưỡng cực tạm thời xuất hiện là do sự chuyển động của A. các nguyên tử trong phân tử. B. các neutron và proton trong hạt nhân. C. các proton trong hạt nhân. D. các electron trong phân tử. Câu 24: [IV,3,b,6] Liên kết nào trong các liên kết sau là phân cực nhất? A. C-F. B. C-H. C. C-Br. D. C-Cl. Câu 25: [IV,4,b,1] Sơ đồ nào sau đây thể hiện đúng liên kết hydrogen giữa 2 phân tử hydrogen fluoride (HF)? A. Hδ+ - Fδ- Hδ+ - Fδ-. B. Hδ+ - Fδ+ Hδ- - Fδ-. δ- δ+ δ- δ+ δ+ δ- δ- δ+ C. H - F H - F . D. H - F H - F . Câu 26: [IV,1,a,2] Trong các hợp chất, nguyên tử magnesium đã đạt được cấu hình bền của khí hiếm gần nhất bằng cách A. nhận vào 1 electron. B. cho đi 3 electron. C. cho đi 2 electron. D. nhận vào 2 electron. Câu 27: [IV,3,b,2] Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chỉ có các AO có hình dạng giống nhau mới xen phủ với nhau để tạo liên kết. B. Khi hình thành liên kết cộng hoá trị giữa hai nguyên tử, luôn có một liên kết σ. C. Liên kết σ bền vững hơn liên kết π. D. Có hai kiểu xen phủ hình thành liên kết là xen phủ trục và xen phủ bên. Câu 28: [III,4,b,1] Sulfur (S) là nguyên tố thuộc nhóm VIA, chu kì 3 của bảng tuần hoàn. Trong các phát biểu sau: (1) Nguyên tử S có 3 lớp electron và có 10 electron p. (2) Nguyên tử S có 5 electron hoá trị và có 6 electron s. (3) Công thức oxide cao nhất của S có dạng SO3 và là acidic oxide. (4) Nguyên tố S có tính phi kim mạnh hơn so với nguyên tố có số hiệu nguyên tử là 8. (5) Hydroxide cao nhất của S có dạng H2SO4 và có tính acid. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. II- PHẦN TỰ LUẬN: (4 câu; 3,0 điểm, từ câu 29 đến câu 32). 37 Câu 29 (1 điểm): [II,2,d,1] Trong tự nhiên Chlorine có hai đồng vị bền: 17 Cl chiếm 24,23% tổng số 35 35 1 nguyên tử, còn lại là 17 Cl . Tính số nguyên tử 17 Cl có trong 50,24 gam dung dịch HClO4 30%. (cho 1 H ; 16 8 O ). Câu 30 (0,5 điểm): [II,3,c,2] X được dùng để làm vỏ phủ vệ tinh nhân tạo hay khí cầu nhằm tăng nhiệt độ nhờ có tính hấp thụ bức xạ điện từ mặt trời khá tốt. Y là một trong những thành phần để điều chế nước Javen tẩy trắng quần áo, vải sợi. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố X và Y. Câu 31 (1 điểm): [IV,2-3,c,1] Biểu diễn sự hình thành liên kết hoá học (theo quy tắc Octet) trong các hợp chất sau: O2, H2O, CaCl2, H2SO4. Câu 32 (0,5 điểm): [IV,4,d,1] Nhiệt độ sôi của các hợp chất với hydrogen của các nguyên tố nhóm VA, VIA và VIIA được biểu diễn qua đồ thị sau: